Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây... gần như đã khơi mào cho một cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh chuyện thể chế và vai trò lãnh đạo của đảng chính trị. Mà rõ nhất là liên quan vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN.
TBT Nguyễn Phú Trọng (Nguồn: FB).
Vấn đề Chủ tịch Đảng (TBT) đảm nhiệm đứng đầu nhà nước - nhất thể hoá hai chức danh đứng đầu đảng và nhà nước cũng được đưa ra bàn, dù có thể bàn chủ yếu để công kích và hạ bệ hơn là xây dựng. Tuy nhiên, công bằng mà nói thì đây cũng là cơ hội để đám cần lao, mông muội hiểu và ủng hộ hơn cho thể chế.
Xung quanh vấn đề được quan tâm nhất, nên hay không nên nhất thể hoá hai chức danh hay nói nôm ra là chủ tịch đảng đứng đầu nhà nước? (đây là vấn đề mà trong lịch sử hơn 73 năm lập nước và hơn 88 năm tồn tại của đảng cộng sản VN nó chưa từng diễn ra. Vấn đề này vẫn chỉ để ngỏ đến trước hội nghị TƯ 8 khoá XII đang diễn ra) thực sự không dễ để nói và phân minh cho rõ ràng dù thực tế điều này đã diễn ra tại TQ hơn 2 năm nay. Và cũng sẽ thiếu đi sự khách quan nếu ai đó lấy TQ ra làm mẫu hình để giải thích rõ hơn điều này.
Vậy nên, xin được chỉ ra và có đôi điều phân tích xung quanh thể chế chính trị của nhiều nước Tư bản và các quốc gia có sự khác biệt trong mô hình bộ máy thể chế với VN để tiện so sánh và đối chiếu.
Theo đó, điều dễ thấy là ở rất nhiều nước Phương Tây, với mô hình cấu trúc nghị viện - tổng thống, thông thường đảng nào giành được đa số ghế trong quốc hội, chủ tịch đảng đó làm Thủ tướng.
Nghĩa là dù muốn, dù không thì cá nhân đó trước hết là người của một đảng chính trị, và có thể sẽ không nằm trong bộ máy hành chính nhà nước. Đó là thực tế mà khi soi vào chúng ta sẽ thấy, vậy thì tại sao ở các nước có duy nhất 1 chính đảng điều đó lại không thể diễn ra, nhất là vai trò của chính đảng đó được Hiến pháp - đạo luật cao nhất thừa nhận như đảng cộng sản tại VN.
Một khi Hiến pháp đã thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản thì việc giới thiệu của Đảng và thông qua cơ chế bầu của Quốc hội sẽ thuận cả đôi đường. Nếu Quốc hội - thực chất là đại diện của nhân dân không đồng ý thì đương nhiên đó là thất bại của đảng cộng sản và điều đó cũng hết sức bình thường.
Nói như thế để thấy, việc giới thiệu người của đảng cộng sản tham gia nhà nước là chuyện mà dù độc đảng hay đa đảng cũng đã, đang và sẽ làm. Có chăng miệng lưỡi của các vị khiến nó lệch lạc và méo mó đi mà thôi. Và càng nói các vị càng cho thấy mình dốt nát và ấu trĩ về chính trị đến độ nào!
Riêng về vấn đề tuổi tác của cá nhân ông TBT Nguyễn Phú Trọng có cao quá để đảm nhiệm hai chức danh không? thì ý kiến sau đây của Fb Lê Diễn Đức hi vọng sẽ khiến nhiều người yên lòng hơn: "Bà Aung San Sui Ky hiện 73 tuổi, gần như đứng đầu nhà nước Miến Điện. Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump 71 tuổi, có tham vọng tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2020, lúc 73 tuổi. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, mới được bầu, 92 tuổi. Đó là những người đang sống và giữ trọng trách.
Trong quá khứ, Tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan khi giữ chức Tổng thống Mỹ vào năm 1989 ông đã 78 tuổi. Ông là một trong những vị tổng thống xuất sắc nhất của Mỹ vì đã thành công trong việc xây dựng học thuyết làm sụp đổ hệ thống cộng sản châu Âu và thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng CSVN, sẽ là Chủ tịch nước VN, vào lúc 73 tuổi. Cũng không có gì bất bình thường. Huống hồ ở VN, đảng CSVN lãnh đạo nhà nước tuyệt đối, ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm Chủ tịch nước, một vai trò mang tính nghi thức, chứ kiêm nhiệm luôn thủ tướng cũng hợp lý thôi".
Lịch sử luôn có những khúc quanh, cái gì khi thiếu đi sự hợp lý thì tự thân nó sẽ bị đào thải. Còn cái gì đúng đắn, hợp quy luật thì sẽ tồn tại muôn đời. Nên chăng đó là điều mà chúng ta nên yên tâm trong câu chuyện nhất thể hoá, nhất là khi đó là vấn đề không quá mới đối với thế giới.
An Chiến
No comments:
Post a Comment