2016/12/07

Chợ trời: Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhân sự kiện làng Zân chủ hải ngoại dậy sóng về cuộc khẩu chiến giữa Kha Tú Mỡ và Nguyễn Gia Kiểng, hôm nay Loa Phường xin cung cấp thêm cho bạn đọc bài viết của Kha Tú Mỡ để rộng đường dư luận.



Kha Tú Mỡ lại có bài viết về ông Nguyễn Gia Kiểng và thực trạng Tập hợp dân chủ đa nguyên.  Xin gửi anh em tham khảo, nhìn cái Tập hợp này mà ngán ngẩm quá. 

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên” (Tập hợp) ra đời từ tháng 11 năm 1982, và có một “Dự an chính trị”. Từ lúc thành lập đến nay, Tập hợp dân chủ đa nguyên hoạt động theo kiểu viết lách qua mạng với website Thông Luận và có bán nguyệt san Tổ quốc do ông Nguyễn Thanh Giang ở trong nước có nhiệm vụ tán phát qua email. Bài viết trên Thông Luận và Tổ quốc cũng chỉ hình thức, cóp nhặt nhiều nơi, đem về xào nấu cho có vẻ thành một sản phẩm đăng tải. Bao nhiêu năm trời phát triển, đến nay thành viên trong nước chỉ có ông Vi Đức Hồi, Nguyễn Thanh Giang. Trước đây còn có bác sỹ Phạm Hồng Sơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng hiện nay những người này đều tuyên bố từ bỏ Tập hợp sau một thời gian tham gia. Nguyễn Gia Kiểng luôn tuyên bố có nhiều thành viên quốc nội, nhưng chỉ có mỗi mình anh Nguyễn Gia Kiểng biết và quản lý, chuyển kinh tài hoạt động. Nhìn vào ai cũng thấy đó là “Thành viên ẢO Trên Mạng” (nick name) do Nguyễn Gia Kiểng lập ra và tự đạo diễn... nhưng Nguyễn Gia Kiểng ngụy biện rằng “hoạt động đơn tuyến, bí mật” không cho công khai vì sợ bị bắt như các tổ chức khác, không muốn gây tiếng vang kiểu giết thành viên như Việt Tân thời gian qua.."


Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên với tên cái bang Nguyễn Gia Kiểng đã lòi ra cái bản chất lưu manh. Tập hợp đã dựa vào tên lưu manh Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn gió) lợi dụng sự kiện chính trị ở quốc nội (Trịnh Xuân Thanh tham nhũng trên 3.300 tỷ tiền thuế nhân dân Việt Nam, bị chính quyền Việt Nam truy nã đỏ quốc tế) tung lên mạng hàng loạt hình ảnh như Thẻ Đảng, Đơn xin ra khỏi đảng của Trịnh Xuân Thanh, hình ảnh Trịnh Xuân Thanh đang nghiên cứu cuốn “Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai- Dự án chính trị Dân chủ đa nguyên” của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên để nổi tiếng... (Ông Nguyễn Gia Kiểng có mối quan hệ gì với bọn lưu manh Người Buôn Gió và Trịnh Xuân Thanh? Kha Tù Mỡ)
Trong buổi họp mặt Phân Bộ Đức của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, ông Nguyễn Gia Kiểng đã mời Bùi Thanh Hiếu tham dự và sau buổi họp này, tài liệu bí mật buổi họp đã bị lộ lọt ra ngoài. Nguyễn Gia Kiểng đổ lỗi cho nhóm Phạm Minh Huệ (chủ tịch phân bộ Đức) đã làm lộ, gây ảnh hưởng cho Tập hợp, khiến người khác biết thực lực của Tập Hợp, đàn bà không thể làm nổi chính trị, loại đái không qua ngọn cỏ, nhưng đam mê quyền lực, “ngu dốt, tham lam, cộng nhiệt tình, trở thành kẻ phá hoại”. Phạm Minh Huệ không bao giờ nghĩ mình lại bị xúc phạm nặng nề đến vậy, phải nuốt cục uất, tuyên bố “ra khỏi Tập hợp, không thèm ngồi cùng mâm với lão già “độc đoán, chuyên quyền, ích kỷ, hẹp hòi, tiểu nhân, bỉ ổi” Nguyễn Gia Kiểng, bao nhiêu công sức bỏ ra cho Tập hợp không hề được Kiểng ghi nhận mà còn đổ lỗi là kẻ phá hoại Tổ chức”.
Càng ngày, mọi người càng thấy rõ được bản chất độc đoán, ích kỷ, tham quyền, khinh thường người khác của Nguyễn Gia Kiểng, nhiều anh em đã từ bỏ tập hợp ra đi như anh Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Trần Ngọc Thành, Phạm Ngọc Lân, Lê Nguyên Sang, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, Phạm Minh Huệ, Đặng Xương Hùng (nguyên nhân viên lãnh sự quán Việt Nam tại Thụy Điển).... Nguyễn Gia Kiểng xem những thành viên tham gia Tập hợp như những “con kiến” cho Kiểng chăn dắt vậy. Trong mắt Kiểng, không ai có trình độ để thay thế vai trò lãnh đạo Tập hợp của mình, không ai có đủ trình độ để sửa đổi dự án chính trị của Kiểng. Những ai chiều theo ý đồ của Kiểng, xu nịnh, mơn trớn Kiểng thì được trong dụng, chia phần. Những kẻ nào trái ý, góp ý này kia, chê bài thì Kiểng dùng cái gọi là “Quy Ước Sinh Hoạt” và “Ban Lãnh Đạo” để triệt lạ, kỷ luật, bị nói xấu và cuối cùng là bị đuổi ra khỏi Tập Hợp.
Nguyễn Gia Kiểng luôn quảng cáo Tập hợp của ông có “Dự án chính trị” làm cơ sở phát triển tổ chức và để tiến hành “Hòa giải, Hòa hợp dân tộc”. Tuy nhiên, từ lúc thành lập (tháng 11- 1982) đến nay chỉ có khoảng gần 60 người nhưng hầu hết là người già (60-80 tổi), sắp về với ông bà, như anh Nghiêm Văn Thạch vừa qua, số còn lại là anh em trẻ nhưng lại là con, cháu của thành viên trong Tập hợp. Một tổ chức như vậy thì thực lực (?) ở đâu hả anh Nguyễn Gia Kiểng. Một “Dự án chính trị” mà hơn 24 năm không làm cho Tập hợp khởi sắc mà ngày cang lùn bại, “dự án treo”, treo hoài không lối thoát. Nhìn vào Tập hợp không có gì khởi sắc, cộng thêm cái phe nhóm trong Tập hợp, sự độc đoán và kinh tế lèm nhèm (Nguyễn Gia Kiểng kiểng tự quyết định chi và chuyển tiền cho ai, như thế nào và không công khai tài chính cho thành viên biết). Còn rất nhiều lý do, Tập hợp dân chủ đa nguyên không khác nào một cái “chợ tự phát, chợ trời”, không có quy định chung, chỉ phục vụ cho nhóm quản chợ. Chính vì những điều trên, không ít người có trình độ, tâm huyết muốn cống hiến cho hòa hợp, hòa giản dân tộc, hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam... tham gia Tập hợp và sau một thời gia họ phải “Thất vọng” chia tay cái Tập hợp này. Không ít người lúc đầu ảo tưởng vào “Dự án chính trị”, nhưng sau thời gian nghiên cứu thì thấy đó chỉ là “mớ lý thuyết”, cái “Dự án chính trị, kỷ nguyên khai sáng thứ 2” như một mớ Tả Pí Lù bốc mùi hôi thối và khi ăn vào họ đã bị ngộ độc nên đành cao chạy xa bay.
Vậy đó, ai muốn biết rõ thêm về ông Nguyễn Gia Kiểng và Tập hợp thì liên hệ chị Phạm Minh Huệ (nguyên chủ tịch Phân Bộ Đức của Tập hợp dân chủ đa nguyên) hay anh Đặng Xương Hùng (người từ bỏ đảng CSVN, từ bỏ chức vụ BÉO BỞ nhân viên lãnh sự quán Việt Nam ở Thụy Điển).
Xin hỏi ông Nguyễn Gia Kiểng: nếu Tập hợp dân chủ đa nguyên là tổ chức có thực lực, ông là người có trình độ, uy tín thì tại sao không chỉ thành viên mới gia nhập Tổ chức ra đi mà cả những thành viên gia nhập trên 20 năm, giữ chức vụ trưởng Phân bộ, kể cả trong Ban lãnh đạo cũng tuyên bố ra khỏi Tập hợp, tham gia tổ chức khác.? Có thể thấy Tập hợp của ông Nguyễn Gia Kiểng không khác gì một cái “chợ tự phát”, “chợ trời” và dưới quyền quản lý của một tay lưu manh.
Kha Tú Mỡ

No comments: