2016/12/28

Tính khả thi của dự luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky

Hoa đất

Magnitsky Act đã được thông qua

Theo thông tin từ Nhà trắng, Tổng thống Barack Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017). Trong luật này có điều luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, kể cả quan chức ở các nước nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài sản.

Văn bản điều luật quy định: "Tổng thống có thể áp dụng chế tài... đối với bất kỳ cá nhân nào mà Tổng thống xác quyết, dựa trên các bằng chứng đáng tin cậy, là phải chịu trách nhiệm về hành vi giết hại bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người được quốc tế công nhận nhằm vào các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào".

Các nhà zân chủ Việt không giấu nổi tâm trạng phấn khởi, cho đây là công cụ pháp lý nhằm từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Vậy thực sự Magnitsky Act có khả thi như chúng ta suy nghĩ?

Thứ nhất, dễ nhận thấy dự luật này được ký kết vào những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ ông Obama làm tổng thống. Điều này có ý nghĩa rằng, một dự luật được trình ra quốc hội khá lâu mới được tổng thống phê chuẩn sẽ chẳng mấy ai quan tâm về tính cấp thiết của nó. Ngay cả tổng thống cũng bỏ bê thì việc ký bừa một dự luật để nghỉ hưu chẳng khác gì tư duy hoàng hôn nhiệm kỳ. Điều này khẳng định rằng, ông Obama đã không còn xem nặng vấn đề nhân quyền trong nhiệm kỳ của mình. Trong khi đó người tiền nhiệm Donal Trump lại càng không có sở thích can thiệp vào công việc nội bộ các nước. Liệu Magnitsky Act có còn giá trị trong thực tế?

Thứ hai, đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ cho mình cái quyền được phán xét tình hình nhân quyền các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, các cơ quan, tổ chức nh­ư Bộ Ngoại giao, Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, Nghị viện Châu Âu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI)… trong báo cáo hàng năm mặc dù buộc phải thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực về “nhân quyền” như­ng luôn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam; đòi đ­ưa ta vào diện “những n­ước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” vì chúng cho rằng Việt Nam đã và đang còn “đàn áp nhân quyền”, bắt bớ trái pháp luật. Những năm gần đây, Hạ nghị viện Mỹ liên tục thông qua cái gọi là “Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam” như: HR2833 năm 2001; HR2368 năm 2001; HR1587 năm 2004; HR3096 năm 2007; HR1969 năm 2009; HR1609/S3678 năm 2010; HR1410 năm 2012… để xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam có liên quan tới vấn đề tôn giáo, dân tộc; vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp DTTS”. Đây là hành động can thiệp trắng trợn, thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta. 

Can thiệp đâu chẳng biết nhưng Việt Nam vẫn hội nhập sâu rộng và có những bước phát triển vượt bậc. Minh chứng rõ ràng nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc với số phiếu cao nhất. Liệu một điều luật cỏn con như Magnitsky Act có đủ tác động đến nền chính trị ổn định ở Việt Nam?

Thứ ba, bản chất của điều luật Magnitsky Act nhằm vào các cá nhân và tổ chức khủng bố là chính. Bởi hiện nay, nguồn tài chính của các tổ chức này rất khó kiểm soát và thường núp dưới tài khoản ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Việc xác định khung tiêu chí để đáng gía một quan chức, một lãnh đạo của quốc gia khác, trong đó có Việt Nam là vi phạm nhân quyền là điều hết sức mơ hồ. 


Từng ấy lý do cũng đủ để khẳng định rằng, Magnitsky Act chỉ khiến đám zân chủ Việt mừng hụt mà thôi.



No comments: