SV VN
Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ diễn ra đã được một tuần, nhưng những dư âm của nó thì vẫn còn chưa hết nóng. Một cuộc bầu cử có quá nhiều cái nhất, cái đặc biệt, có quá nhiều những thứ để nói, để tốn giấy mực của báo chí và các nhà phân tích. Nhưng, có một điều đặc biệt có thể nhìn lại, và nhìn thấy rất rõ, từ cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 45 này, đó là bản chất của nền dân chủ Mỹ.
Ai cũng biết, trong hàng chục năm qua cuộc bầu cử ở xứ cờ hoa chỉ là cuộc đua song mã của hai đảng: Đảng Con Lừa (Đảng Dân chủ) và Đảng Con Voi (Đảng Cộng hòa). Hai đảng này thay nhau lên cầm quyền. Dù có những đảng khác tham gia tranh cử nhưng rõ ràng những đảng này không có “cửa” so với hai đảng vừa nêu trên. Tuy là hai đảng khác nhau về đường lối đối ngoại và đối nội, nhưng mục đích chung đều để phục vụ cho tầng lớp đứng đầu Đảng, tức là những nhà tài phiệt tư bản giàu có. Tầng lớp này chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại nắm giữ tới 95% tài sản của quốc gia. Vì thế, nền dân chủ Mỹ vốn đã không dân chủ như những gì người ta đặt cho nó. Đó là điều gần như là “hiển nhiên” suốt các đời tổng thống vừa qua.
Tuy nhiên, bản chất nền dân chủ Mỹ mới thực sự bộc lộ một cách rõ nét thông qua cuộc bầu cử ngày 8/11 vừa qua. Điểm rõ ràng nhất chính là kết quả của cuộc bỏ phiếu. Hai ứng cử viên: Donald Trump của Đảng Cộng hòa và Hillary Clinton của Đảng Dân chủ là hai người có khả năng cao nhất làm chủ Nhà Trắng và cũng là hai đối thủ “không đội trời chung của nhau”. Trong ngày 8/11 chỉ có 53.1% cử tri Mỹ đi bỏ phiếu, ông Donald Trump giành được 59.698.506 phiếu phổ thông trong khi bà Hillary Clinton giành được 59.926.386 phiếu phổ thông. Thông tin trên phản ánh rằng: người dân Mỹ không quan tâm đến chính trị, hay nói đúng hơn, có thể họ đã chán với những chính sách mị dân của những tổng thống trước đó, mà thực chất chỉ nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư bản. Điều thứ hai, phiếu của bà Clinton cao hơn ông Trump.
Trong ngày 8/11 chỉ có 53,1% cử tri Mỹ đi bầu cử
Nếu xét về bản chất của dân chủ, chắc chắn một điều, người có số phiếu cao nhất sẽ trở thành tổng thống. Nhưng không, ông Trump lại là người thắng cuộc với số phiếu đại cử tri cao hơn so với đối thủ của mình. Cần phải nói thêm về “phiếu đại cử tri”. Đại cử tri chính là những cử tri “lớn” đại diện cho cử tri một bang, mà thực chất họ chính là những thượng nghị sĩ của các bang. Căn cứ vào số phiếu của cử tri dành cho các ứng viên mà các đại cử tri sẽ bầu ra tổng thống của mình. Nhưng oái oăm ở chỗ, rất nhiều bang ở nước Mỹ có luật rằng: nếu số phiếu của ứng viên nào cao hơn thì toàn bộ đại cử tri của bang đó sẽ bầu cho người đó. Trong khi đó chức tổng thống lại được quyết định bởi tỉ lệ phiếu đại cử tri. Như vậy, cho dù người dân Mỹ có ủng hộ bà Hillary Clinton hơn, nhưng sự ủng hộ của họ vẫn không thay đổi kết quả bầu cử vì số phiếu đại cử tri dành cho ông Trump ở các bang, nhất là bang tranh chấp cao hơn. Vì thế, việc họ đi bầu cử như chơi một trò chơi mà phần thắng phần thua không do họ quyết định. Dân chủ không thể có được từ những điều như thế.
Phản ứng của nhân dân Mỹ sau khi có kết quả cuộc bầu cử cũng là một thước đo phản ánh bản chất dân chủ ở Mỹ. Ông Donald Trump thắng cuộc kéo theo một loạt những vụ biểu tình, tuần hành. Lúc đầu nó còn diễn ra một cách nhỏ lẻ, có thể hiểu được là do sự bất bình của những người ủng hộ bà Clinton. Nhưng sau đó đó đã bùng phát thành những cuộc bạo động, thậm chí là có tổ chức và sẵn sàng kéo dài đến khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm sau. Cá biệt hơn, ở bang California đang nổi lên phong trào “Calexit”, biến thể của “Brexit” ở Anh, tức là ly khai bang Cali ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ. Phản ứng dữ dội khắp nước Mỹ đã cho thấy, quyền dân chủ ở Mỹ không còn được tôn trọng, nói đúng hơn là nó vốn không được tôn trọng, nhưng nay mới bộc lộ được hết. Một đất nước với cái gọi là “tam quyền phân lập”, mà hiện nay cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp đều do một đảng quyết định, nhưng đảng đó lại chỉ phục vụ cho tầng lớp tài phiệt tư bản chiếm phần nhỏ trong xã hội chứ không phải là toàn thể nhân dân. Người dân Mỹ vốn tự hào với thế giới rằng họ là “hợp chủng quốc” với những tuyên bố hùng hồn về “tự do, dân chủ, nhân quyền”, nhưng nay quyền dân chủ của họ đang bị vứt bỏ.
Biểu tình phản đối Trump lên làm Tổng thống Mỹ diễn ra trong hơn 25 thành phố
Rõ ràng, qua những điều “tai nghe mắt thấy” ở trên, chúng ta chỉ thấy dân chủ ở Mỹ đơn giản chỉ là một vỏ bọc hào nhoáng mà ở trong nó tồn tại rất nhiều những bất ổn, đặc biệt là về chính trị. Vậy mà chính phủ Mỹ hàng năm vẫn rót hàng triệu USD vào những hoạt động nhằm gây dựng hoặc phục hồi nền dân chủ ở các nước khác, mà kết quả nhận được chỉ toàn là chiến tranh loạn lạc. Đó là một điều phi lý. Chưa biết tổng thống thứ 45 Donald Trump, với kinh nghiệm chính trường là con số 0 tròn trĩnh kia, sẽ đối phó với những bất ổn này như thế nào, nhưng tốt hơn hết là ông ta hãy đảm bảo dân chủ trên chính đất nước mình, trước khi tham gia vào việc của các nước khác.
Cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ diễn ra đã được một tuần, nhưng những dư âm của nó thì vẫn còn chưa hết nóng. Một cuộc bầu cử có quá nhiều cái nhất, cái đặc biệt, có quá nhiều những thứ để nói, để tốn giấy mực của báo chí và các nhà phân tích. Nhưng, có một điều đặc biệt có thể nhìn lại, và nhìn thấy rất rõ, từ cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 45 này, đó là bản chất của nền dân chủ Mỹ.
Ai cũng biết, trong hàng chục năm qua cuộc bầu cử ở xứ cờ hoa chỉ là cuộc đua song mã của hai đảng: Đảng Con Lừa (Đảng Dân chủ) và Đảng Con Voi (Đảng Cộng hòa). Hai đảng này thay nhau lên cầm quyền. Dù có những đảng khác tham gia tranh cử nhưng rõ ràng những đảng này không có “cửa” so với hai đảng vừa nêu trên. Tuy là hai đảng khác nhau về đường lối đối ngoại và đối nội, nhưng mục đích chung đều để phục vụ cho tầng lớp đứng đầu Đảng, tức là những nhà tài phiệt tư bản giàu có. Tầng lớp này chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại nắm giữ tới 95% tài sản của quốc gia. Vì thế, nền dân chủ Mỹ vốn đã không dân chủ như những gì người ta đặt cho nó. Đó là điều gần như là “hiển nhiên” suốt các đời tổng thống vừa qua.
Tuy nhiên, bản chất nền dân chủ Mỹ mới thực sự bộc lộ một cách rõ nét thông qua cuộc bầu cử ngày 8/11 vừa qua. Điểm rõ ràng nhất chính là kết quả của cuộc bỏ phiếu. Hai ứng cử viên: Donald Trump của Đảng Cộng hòa và Hillary Clinton của Đảng Dân chủ là hai người có khả năng cao nhất làm chủ Nhà Trắng và cũng là hai đối thủ “không đội trời chung của nhau”. Trong ngày 8/11 chỉ có 53.1% cử tri Mỹ đi bỏ phiếu, ông Donald Trump giành được 59.698.506 phiếu phổ thông trong khi bà Hillary Clinton giành được 59.926.386 phiếu phổ thông. Thông tin trên phản ánh rằng: người dân Mỹ không quan tâm đến chính trị, hay nói đúng hơn, có thể họ đã chán với những chính sách mị dân của những tổng thống trước đó, mà thực chất chỉ nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư bản. Điều thứ hai, phiếu của bà Clinton cao hơn ông Trump.
Trong ngày 8/11 chỉ có 53,1% cử tri Mỹ đi bầu cử |
Nếu xét về bản chất của dân chủ, chắc chắn một điều, người có số phiếu cao nhất sẽ trở thành tổng thống. Nhưng không, ông Trump lại là người thắng cuộc với số phiếu đại cử tri cao hơn so với đối thủ của mình. Cần phải nói thêm về “phiếu đại cử tri”. Đại cử tri chính là những cử tri “lớn” đại diện cho cử tri một bang, mà thực chất họ chính là những thượng nghị sĩ của các bang. Căn cứ vào số phiếu của cử tri dành cho các ứng viên mà các đại cử tri sẽ bầu ra tổng thống của mình. Nhưng oái oăm ở chỗ, rất nhiều bang ở nước Mỹ có luật rằng: nếu số phiếu của ứng viên nào cao hơn thì toàn bộ đại cử tri của bang đó sẽ bầu cho người đó. Trong khi đó chức tổng thống lại được quyết định bởi tỉ lệ phiếu đại cử tri. Như vậy, cho dù người dân Mỹ có ủng hộ bà Hillary Clinton hơn, nhưng sự ủng hộ của họ vẫn không thay đổi kết quả bầu cử vì số phiếu đại cử tri dành cho ông Trump ở các bang, nhất là bang tranh chấp cao hơn. Vì thế, việc họ đi bầu cử như chơi một trò chơi mà phần thắng phần thua không do họ quyết định. Dân chủ không thể có được từ những điều như thế.
Phản ứng của nhân dân Mỹ sau khi có kết quả cuộc bầu cử cũng là một thước đo phản ánh bản chất dân chủ ở Mỹ. Ông Donald Trump thắng cuộc kéo theo một loạt những vụ biểu tình, tuần hành. Lúc đầu nó còn diễn ra một cách nhỏ lẻ, có thể hiểu được là do sự bất bình của những người ủng hộ bà Clinton. Nhưng sau đó đó đã bùng phát thành những cuộc bạo động, thậm chí là có tổ chức và sẵn sàng kéo dài đến khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm sau. Cá biệt hơn, ở bang California đang nổi lên phong trào “Calexit”, biến thể của “Brexit” ở Anh, tức là ly khai bang Cali ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ. Phản ứng dữ dội khắp nước Mỹ đã cho thấy, quyền dân chủ ở Mỹ không còn được tôn trọng, nói đúng hơn là nó vốn không được tôn trọng, nhưng nay mới bộc lộ được hết. Một đất nước với cái gọi là “tam quyền phân lập”, mà hiện nay cả 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp đều do một đảng quyết định, nhưng đảng đó lại chỉ phục vụ cho tầng lớp tài phiệt tư bản chiếm phần nhỏ trong xã hội chứ không phải là toàn thể nhân dân. Người dân Mỹ vốn tự hào với thế giới rằng họ là “hợp chủng quốc” với những tuyên bố hùng hồn về “tự do, dân chủ, nhân quyền”, nhưng nay quyền dân chủ của họ đang bị vứt bỏ.
Biểu tình phản đối Trump lên làm Tổng thống Mỹ diễn ra trong hơn 25 thành phố |
Rõ ràng, qua những điều “tai nghe mắt thấy” ở trên, chúng ta chỉ thấy dân chủ ở Mỹ đơn giản chỉ là một vỏ bọc hào nhoáng mà ở trong nó tồn tại rất nhiều những bất ổn, đặc biệt là về chính trị. Vậy mà chính phủ Mỹ hàng năm vẫn rót hàng triệu USD vào những hoạt động nhằm gây dựng hoặc phục hồi nền dân chủ ở các nước khác, mà kết quả nhận được chỉ toàn là chiến tranh loạn lạc. Đó là một điều phi lý. Chưa biết tổng thống thứ 45 Donald Trump, với kinh nghiệm chính trường là con số 0 tròn trĩnh kia, sẽ đối phó với những bất ổn này như thế nào, nhưng tốt hơn hết là ông ta hãy đảm bảo dân chủ trên chính đất nước mình, trước khi tham gia vào việc của các nước khác.
No comments:
Post a Comment