2016/06/01

Xung quanh vụ việc cá chết: Sự thận trọng chưa bao giờ là thừa!

Chiềng Chạ
Thông tin từ Ngoc Duc Nguyen cho hay: "Ngày 31/5, tiến sỹ Nguyễn Chí Công và luật sư Trần Vũ Hải đã thay mặt hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học đến trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường để gửi lá thư yêu cầu phải minh bạch các số liệu, dữ kiện liên quan đến thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền trung, đặc biệt là các dữ kiện liên quan đến công ty Formosa". 


Xem thêm toàn văn bức thư tại đây

Xét về mặt hình thức mà nói thì bức thư do LS Trần Vũ Hải và tiến sỹ Nguyễn Chí Công gửi đến Bộ Tài nguyên & Môi trường ở trên cũng na ná với bản kiến nghị mà đám Quang A, Tường Thụy khởi thảo và tung lên trang Boxit thời gian qua. Theo đó, với một cách thức đánh tráo khái niệm quen thuộc là dẫn dụ, đổ vấy cho dư luận hoặc theo kiểu "Theo như hiểu biết của chúng tôi, những nhà máy ở Khu Kinh tế Vũng Áng (“KKT VA”) xả thải có thể là một trong những tác nhân liên quan đến thảm họa môi trường này. Qua thông tin trên báo, đài chúng tôi được biết trong KKT VA có những nhà máy nhiệt điện lớn (của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của Tập đoàn Formosa...), nhà máy luyện cốc, luyện thép và một số nhà máy khác của Tập đoàn Formosa. Riêng Tập đoàn Formosa có Dự án luyện thép 7 triệu tấn giai đoạn đầu và tiến tới 22 triệu tấn giai đoạn tiếp theo" tức là sử dụng góc nhìn mang tính cá nhân, chủ nhân của những bức thư đang được nói đến đã vô tình biến một sự việc (cá chết hàng loati tại một số tỉnh miền Trung vừa qua) từ chỗ chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân thành việc đã rồi! 

Và tất nhiên, ý đồ từ cách đánh tráo này ngoài việc tạo dựng sức ép lên cơ quan tiếp nhận thư kiến nghị thì đó cũng là cách mà đám người này thúc đẩy việc ngầm hiểu từ dư luận rằng, chính hoạt động của các công ty tại khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) là nguyên nhân gây nên vụ việc cá chết chứ không phải nguyên nhân nào khác! 


Có lẽ đối với các sự việc khác hoặc diễn ra trong bối cảnh khác thì những sự quy kết như thế này là vô hại hoặc nó cũng không tác động quá nhiều đến chiều hướng, cách ứng xử đối với sự việc đó. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt nó trong một bối cảnh mà người dân đang chờ đợi từng phút, từng giờ thời khắc công bố nguyên nhân vụ cá chết bởi đó là căn cứ quan trọng hàng đầu để không chỉ các nhà chức năng mà chính người dân biết để ứng phó và xử lý tình trạng hiện tại. Và chúng ta sẽ không thể lường được điều gì sẽ xảy ra nếu qua những bức thư kiến nghị kiểu này đông đảo dư luận ngầm hiểu  rằng đó là nguyên nhân cuối cùng về vụ việc cá chết. Sự phản ứng thái quá và biến tướng của dư luận khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 mãi là một bài học chưa lúc nào mất đi tính thời sự của nó! 
Cho nên, có thể dư luận và ngay bản thân người viết hoàn toàn tán dương đối với những nội dung kiến nghị được thể hiện trong các bức thư, thư kiến nghị này bởi đó là cách mà những người dân chung tay để bảo vệ, khắc phục thảm họa ô nhiễm môi trường sống của mình! Tuy nhiên, ngoài việc cần có thời gian để các nhà chức trách, nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu trước khi công bố nguyên nhân cuối cùng của vụ cá chết thì thiết nghĩ nên chăng, chủ nhân của những bức thư, thư kiến nghị ở trên hãy hiểu rằng: Môi trường có thể là nhân tố hàng đầu để đảm bảo sự sinh tồn của một dân tộc, một đất nước, một nhóm người, song đừng lầm tưởng rằng, đó là nhân tố duy nhất và cuối cùng, nhất là trong bối cảnh hội nhập, sự đan xen về mặt lợi ích đang là xu hướng chủ đạo trong đời sống thế giới. 
Chúng ta không phủ nhận việc càng sớm tìm ra nguyên nhân vụ cá chết sẽ đồng nghĩa với việc các nhà chức trách sẽ định hình và bắt tay vào thực thi các giải pháp góp phần khắc phục thảm họa vừa qua. Nhưng cái sự "sớm" đang được nói đến không đồng nghĩa và cho phép bất cứ ai được vội vàng, tự thân quyết định mà không cần dựa vào các bằng cớ khoa học cụ thể và sát thực. Hay nói cách, yêu cầu sớm tìm ra nguyên nhân vụ cá chết phải được thực hiện trong cái khả năng có thể và dựa trên những căn cứ khoa học sát thực, phù hợp. 
Việt Nam là một quốc gia nghèo so với các nền kinh tế khác của thế giới, việc thu hút đầu tư vì thế là một giải pháp mà ở thời điểm hiện tại hay tương lai gần là một ưu tiên hàng đầu; bài học về thu hút đầu tư thời gian qua cho thấy, để các nhà đầu tư quốc tế an tâm đầu tư vào Việt Nam thì bên cạnh các chính sách ban đầu thì cách xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình đầu tư cũng rất đỗi quan trọng. Nói như thế để thấy rằng, dư luận có thể rất quan tâm tới thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại Miền Trung vừa qua nhưng đi kèm đó là họ đang theo dõi xem Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào khi đấy là một vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài mà cụ thể là cách doanh nghiệp đến từ Đài Loan và Trung Quốc... Sự thận trọng để nếu các doanh nghiệp này có liên quan thì chính họ cũng phải tâm phục, khẩu phục là điều mà các nhà chức trách Việt Nam đang theo đuổi! Đó cũng là cách chúng ta an lòng những nhà đầu tư quốc tế khác đến Việt Nam. Ngược lại, việc quá vội vàng đôi khi sẽ khiến chúng ta dính vào những vụ kiện cáo lùm xùm và không đâu đến đâu! 
Chính vì thế, hãy đừng nghĩ rằng, việc tìm ra nguyên nhân vụ cá chết và bắt tay khắc phục thảm họa cá chết là vấn đề nằm trong phạm vi nội bộ Việt Nam; sự chồng chéo, đan xen về mặt lợi ích với quốc tế là điều chúng ta cần phải nghĩ đến nếu không muốn lãnh nhận những khó khăn ở tương lai gần! Và tin chắc rằng, nếu ứng xử thiếu khôn ngoan trong sự việc này, hậu quả chúng ta lãnh nhận sẽ không dừng lại 1 - vài thập kỷ! 

No comments: