Nguyễn Việt Thanh/ NYTimes/ Kevin Trần dịch
(Bob Kerrey and the “American Tragedy” of Vietnam)
Việt Thanh Nguyễn
Việt Thanh Nguyễn là tác giả của “The Sympathizer”, giải
thưởng Pulitzer 2016 về truyện hư cấu, và “Nothing Ever Dies: Vietnam
and The Memory of War”. Bài viết dưới đây được đăng trên mục Opinions
của The New York Times số ra ngày 20-6-2015.
Los Angeles - NGAY CẢ ngày hôm nay, người Mỹ vẫn tranh luận về
chiến tranh Việt Nam: họ đã thực hiện được gì, họ đã phạm những sai
lầm gì, và đâu là những ảnh hưởng lâu dài trên sức mạnh của nước Mỹ.
Lịch sử buồn thảm này trở lại vì việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey làm
Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam do Mỹ tài trợ, đại học tư thục
đầu tiên của nước này. Việc bổ nhiệm nầy cũng đã nhanh chóng gây ra
cuộc tranh cãi giữa những người Việt về chuyện có thể tha thứ và hòa
giải kẻ thù cũ như thế nào.
[Nhưng] điều không tranh cãi là vào năm 1969 một nhóm biệt kích
SEALs thuộc Hải Quân Mỹ, dưới quyền chỉ huy của Trung úy trẻ tuổi Kerrey
đã giết chết 20 thường dân Việt Nam không có vũ khí, bao gồm cả phụ nữ
và trẻ em, tại làng Thạnh Phong [tỉnh Bến Tre]. Ông Kerrey, người sau
này trở thành một Thượng nghị sĩ, một Thống đốc [Tiểu bang], một Ứng cử
viên Tổng thống (*) và Chủ tịch một trường đại học, thừa nhận vai trò của mình trong sự tàn bạo đó trong cuốn hồi ký năm 2002 của mình, "When I Was A Young Man” (“Khi Tôi Còn Là Một Chàng Trai Trẻ”).
Những người ở Mỹ và ở Việt Nam ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey
xem nó như là một động thái của sự hòa giải: Ông ta đã nhận tội , ông
ta xứng đáng được tha thứ vì những nỗ lực hỗ trợ Việt Nam, và lịch sử
độc đáo và khủng khiếp của ông ta làm cho ông trở thành một biểu tượng
đầy thuyết phục rằng làm thế nào cả hai nước cần phải khởi đi từ sau
cuộc chiến tranh của họ .
Tôi không đồng ý. Ông ta không phải là người cho công việc đó và
xem ông ta như một biểu tượng của hòa bình là một thất bại của trí
tưởng tượng của đạo đức (moral imagination).
Sự thật là người Mỹ đã từng sẵn sàng [đối diện với] một số tội
ác của họ hơn bất cứ ai trong chính phủ Việt Nam và trong Đảng Cộng
sản. Nhưng sự thật cũng là người Mỹ có xu hướng nhớ đến chiến tranh như
là một bi kịch của Mỹ, như tôi đã cảm nhận rõ ràng khi xem các phim "Platoon", "Apocalypse Now" và những bộ phim khác nữa như một cậu bé lớn lên ở California.
Tôi đã sống giữa nhiều người Việt Nam tị nạn, đối với họ cuộc
chiến này là một bi kịch Việt Nam. Bài phát biểu của Tổng thống Obama
vào ngày kỷ niệm lần thứ 50 của cuộc chiến tranh trong năm 2012, tập
trung vào cái chết của hơn 58.000 lính Mỹ; Tôi tự hỏi tại sao hơn
200.000 chiến binh Nam Việt Nam và hơn một triệu người Bắc Việt và chiến
sĩ Việt Cộng cũng đã chết thì lại không được đề cập, cũng như hàng ngàn
vô số dân thường thiệt mạng khác.
Với vị trí mới của ông Kerrey, chúng ta trở lại với câu chuyện
quen thuộc của một người lính Mỹ chuộc lỗi. Nhiều người Việt Nam cũng
tập trung vào câu chuyện nầy, ngay cả khi điều đó có làm cho họ phải
liên tưởng đến nổi đau khổ của người Việt. Một số cuộc thăm dò dư luận
cho thấy đa số người Việt Nam ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey, và một
số cựu chiến binh Bắc Việt, như nhà văn nổi tiếng Bảo Ninh, cũng đã
lên tiếng ủng hộ.
Một số người ở Mỹ đã nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn nhân -
của một cuộc chiến tranh bất công và của một lãnh đạo thảm hại - nhưng
tuyên bố như vậy có vẻ mỉa mai, nếu không muốn nói là hoàn toàn lố
bịch, khi so sánh tình trạng nổi trội của ông Kerrey với chốn tối
tăm, mà trong đó có những người sống sót sau cuộc tấn công do ông
chỉ huy và thân nhân hiện còn sống của những người bị thiệt mạng.
Cuộc sống và sự nghiệp của ông Kerry hầu như không bị cản trở, ngoại
trừ những hối tiếc cá nhân nào đó [của ông].
Phan thị Lành, nạn nhân của cuộc thảm sát ở Thạnh Phong kể: Họ sắp hàng người ta lại và bắn từ phía sau. Ảnh Reuters - internationalist.org
Thật vậy, ông Kerrey đã từng đến Việt Nam như một biểu hiện của
sức mạnh Hoa Kỳ, còn bây giờ ông đến trong một vỏ bọc khác nhưng vẫn là
một biểu tượng của ảnh hưởng phương Tây, lần này là nhà lãnh đạo của
một trường đại học.
Nhiều người Việt Nam hy vọng rằng trường đại học sẽ cung cấp
những giá trị của một nền thị trường tự do cho một quốc gia trên danh
nghĩa là Cộng sản, đang mong muốn tiếp tục phát triển tư bản chủ
nghĩa của nó. Nhưng hy vọng đó phải được tôi luyện bằng sự hiểu biết
rằng các trường đại học kiểu phương Tây là những định chế bất nhất khi
nói đến việc khuyến khích bình đẳng hơn.
Điều tốt nhất của những trường đại học nầy là chúng trau dồi
tư tưởng nhân đạo. [Nhưng] điều tồi tệ nhất của những trường đại học
nầy là chúng đều thực hành và thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế, để
hỗ trợ các lợi ích chỉ của 1 phần trăm: khai thác các giáo viên trợ
giảng lương thấp; gia tăng khủng khiếp nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản
xuất của công nhân chứ không phải học nhân.
Đại học Fulbright sẽ đóng vai trò gì? Câu hỏi này báo hiệu việc
nếu được hướng dẫn bởi các định chế như thế này thì khi Việt Nam phát
triển tư bản chủ nghĩa, nó có thể để lại đằng sau thành phần dễ bị tổn
thương nhất của đất nước như thế nào.
Photo: Matt Huỳnh
Nếu ông Kerrey tiếp tục làm Chủ tịch, người Mỹ và người Việt với
nhau nên nhấn mạnh vào các biện pháp mang tính biểu tượng và vật chất
để đền bù cho các nạn nhân và giải quyết quá khứ của ông ta.
● Đầu tiên, ông nên đến làng Thạnh Phong và xin lỗi những người
sống sót và gia đình của người chết. Hòa giải giữa hai nước nên là điều
gì lớn hơn tấm thảm kịch chỉ của một cựu chiến binh Mỹ; nó cũng nên
bao gồm những bi kịch của 20 dân làng Việt Nam đã chết nữa.
● Thứ hai, trong khuôn viên trường Đại học Fulbright tại thành
phố Hồ Chí Minh nên xây nổi bật một đài tưởng niệm những người chết ở
làng Thạnh Phong. “Nghĩa trang Liệt sĩ” đã xuất hiện trên khắp Việt
Nam để kỷ niệm hơn một triệu người lính đã chết cho cuộc cách mạng cộng
sản. Đài tưởng niệm số dân thường bị chết, thậm chí còn nhiều hơn,
là rất hiếm, có thể vì nhớ đến cái chết của họ có thể đưa ra câu hỏi
phiền hà về những ai đã giết họ.
● Thứ ba, Đại học Fulbright nên tạo ra các chương trình giáo dục
có lợi cho trẻ em làng Thạnh Phong và chuẩn bị cho chúng một lộ
trình dẫn đến học bổng toàn phần tại trường đại học nầy. Những người
dân của làng Thạnh Phong, và rất nhiều người như họ trên khắp đất nước
Việt Nam, sẽ được hưởng lợi từ các trường đại học cũng nhiều như ông
Kerrey được, từ uy tín chủ tịch của ông .
● Thứ tư, hội đồng quản trị của trường nên bao gồm các nhà lãnh
đạo tinh thần, các nhà hoạt động cho hòa bình và những nhà giáo đã hỗ
trợ cho tầm nhìn nhân văn của giáo dục, chứ không chỉ cho tầm nhìn của
một công ty.
Kevin Trần dịch từ
Ghi chú riêng của SH:
(*)
Phân biệt với ông John Forbes Kerry hiện làm Tổng trưởng Bộ Ngoại Giao,
cũng có một số lý lịch và thành tích giống Bob Kerrey (Joseph Robert
"Bob" Kerrey) trong đề tài. Nhưng John Kerry đã tỏ ra tích cực hơn Bob
Kerrey rất nhiều trong việc hối lỗi. Khác với Bob Kerrey, John Kerry đã
điều trần tại Thượng viện ngay từ ngày 22 tháng 4, 1971, thẳng thắn
tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. John Kerry
tham gia vào một cuộc biểu tình với hàng ngàn cựu chiến binh khác,
trong đó ông và các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam khác đã ném huy
chương của họ và băng dịch vụ qua một hàng rào dựng lên ở các bậc thềm
trước tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ để làm phản đối chiến tranh Việt Nam.
Bob Kerrey and the ‘American Tragedy’ of Vietnam
By VIET THANH NGUYEN / New York Times
JUNE 20, 2016 - Viet Thanh Nguyen is the author of “The Sympathizer,” which won the 2016 Pulitzer Prize for fiction, and “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.”
CreditMatt Huynh
Los Angeles — EVEN today, Americans argue over the Vietnam War: what
was done, what mistakes were made, and what were the lasting effects
on American power.
This sad history returns because of Bob Kerrey’s appointment as
chairman of the American-sponsored Fulbright University Vietnam, the
country’s first private university. That appointment has also promptedthe Vietnamese to debate how former enemies can forgive and reconcile.
What is not in dispute is that in 1969 a team of Navy SEALs, under a
young Lieutenant Kerrey’s command, killed 20 unarmed Vietnamese
civilians, including women and children, in the village of Thanh Phong.
Mr. Kerrey, who later became a senator, a governor, a presidential
candidate and a university president, acknowledged his role in the
atrocity in his 2002 memoir, “When I Was a Young Man.”
Those in the United States and Vietnam who favor Mr. Kerrey’s
appointment see it as an act of reconciliation: He has confessed, he
deserves to be forgiven because of his efforts to aid Vietnam, and his
unique and terrible history makes him a potent symbol for how both
countries need to move on from their common war.
I disagree. He is the wrong man for the job and regarding him as a symbol of peace is a failure of moral imagination.
It is true that Americans have been more forthcoming about some of
their crimes than anyone in the Vietnamese government and Communist
Party. But it is equally true that Americans tend to remember the war
as an American tragedy, as I saw distinctly while watching “Platoon,” “Apocalypse Now” and other movies as a boy growing up in California.
I lived among many Vietnamese refugees for whom this war was a Vietnamese tragedy. President Obama’s speech on
the war’s 50th anniversary in 2012 focused on the deaths of over
58,000 American soldiers; I wondered why more than 200,000 South
Vietnamese and more than one million North Vietnamese and Vietcong
fighters who died were not mentioned, nor the countless thousands of
civilians who perished.
With Mr. Kerrey’s new position, we are returning to the familiar
story about an American soldier’s redemption. Many Vietnamese are also
focused on that story now, even as it comes at the expense of
remembering Vietnamese suffering. Some opinion polls show a majority of
Vietnamese endorsing Mr. Kerrey’s appointment, and some North
Vietnamese veterans, like the renowned novelist Bao Ninh, have voiced
their support.
Some in the United States have said that Mr. Kerrey is also a victim
— of an unjust war and disastrous leadership — but such a claim seems
ironic, if not outright ludicrous, when one compares Mr. Kerrey’s
prominence to the obscurity in which the survivors of the attack he led
and the relatives of those killed now live. His life and career have
barely been impeded, except for any personal regrets.
Indeed, as Mr. Kerrey was once in Vietnam as an expression of United
States power, he now arrives in a different guise but still as a
symbol of Western influence, this time as a leader of a university.
Many Vietnamese hope the university will deliver free-market values
to a nominally Communist country eager to continue its capitalist
development. But such hope must be tempered with the understanding that
Western-style universities are ambivalent places when it comes to
encouraging greater equality.
At their best, they cultivate humane thinking. At their worst, they
both practice and promote an economic inequality that supports the
interests of the 1 percent: exploitation of underpaid adjunct teachers;
tremendous increases in student debt; emphasizing the production of
workers rather than learners.
Which role will Fulbright play? This question foreshadows how
Vietnam’s capitalist development, guided by institutions like this one,
could leave behind the country’s most vulnerable.
If Mr. Kerrey does continue as chairman, Americans and Vietnamese
together should insist on symbolic and material measures to make amends
to his victims and address his past.
First, he should visit Thanh Phong and apologize to the survivors and the families of the dead. Reconciliation between the two countries should be about more than the drama of one American veteran; it should also include the tragedy of 20 dead Vietnamese villagers.
First, he should visit Thanh Phong and apologize to the survivors and the families of the dead. Reconciliation between the two countries should be about more than the drama of one American veteran; it should also include the tragedy of 20 dead Vietnamese villagers.
Second, the Fulbright campus in Ho Chi Minh City should include a
prominent memorial to Thanh Phong’s dead. Already visible throughout
Vietnam are “martyrs’ cemeteries” commemorating more than one million
soldiers who died for the Communist revolution. Memorials to the even
greater number of civilian dead are rare, possibly because remembering
their deaths might raise troublesome questions about who killed them.
Third, Fulbright should create educational programs to benefit Thanh
Phong’s youth and prepare them for a path that will lead to full
scholarships at the school. The people of Thanh Phong, and the many
people throughout Vietnam like them, should benefit from the university
as much as Mr. Kerrey does from his chairmanship’s prestige.
Fourth, the school’s board should include spiritual leaders, peace
activists and teachers who support a humane vision of education, not
just a corporate one.
Nguồn: http://www.nytimes.com/2016/06/20/opinion/bob-kerrey-and-the-american-tragedy-of-vietnam.html
No comments:
Post a Comment