Công văn được cho của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Nguồn: Internet)
Dự
kiến chiều nay (ngày 30/06/2016), Chính phủ Việt Nam sẽ chính thức công
bố nguyên nhân cá chết. Tuy nhiên, trước giờ G thì xuất hiện công văn
được cho là của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (nghi
can số 1 gây nên vụ cá chết vừa qua). Nội dung công văn cho thấy đây là
phản hồi của công ty này tới Chính phủ Việt Nam xung quanh cáo buộc của
giới chức Việt Nam tới công ty này là thủ phạm gây nên hiện tượng cá
chết hàng loạt tại một số tỉnh miền Trung vừa qua.
Theo
đó, mặc dù đã thừa nhận nước thải từ hoạt động của công ty đã "đã làm
ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền Trung và là nguyên nhân sinh ra
cá chết"; đồng thời, công ty này cũng đã xin lỗi Chính phủ và nhân dân
Việt Nam về những gì đã xảy ra, "sẽ giải quyết đền bù các thiệt hại đã
xảy ra đối với người dân đã bị ảnh hưởng bởi sự cố nêu trên và sẽ giúp
người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm phù hợp", phối hợp trong
khắc phục hậu quả cũng như thực hiện các biện pháp góp phần đảm bảo môi
trường biển về lâu dài. Tuy nhiên, Công văn của công ty này vẫn cố tình
lấp liếm khi cho rằng: "Sự việc này là một sự cố ngoài ý muốn" với lí do
được nêu ra là: "nguyên nhân chính của sự cố trong hệ thống xử lý
môi trường của chúng tôi là do có một số ngày bị mất điện trong thời
gian đầu năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi
không kiểm soát được chất lượng nước thải.....".
Và
cũng theo một nguồn tin không chính thức, phản hồi sau khi nhận được
công văn của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay lập tức đã bác bỏ luận điệu của
công ty này. Đồng thời, tiếp tục yêu cầu các bộ ngành Trung ương tiếp
tục làm việc với để buộc họ phải thừa nhận là thủ phạm gây nên hiện
tượng cá chết cũng như phải thực hiện các công đoạn như xin lỗi chính
phủ, nhân dân Việt Nam, đền bù thiệt hại đã gây ra và cam kết không tái
phạm nếu muốn tiếp tục hoạt động... Mặc dù, trong quá trình hai bên làm
việc phía công ty này đã cố tình lái sự việc sang nhiều góc tiếp cận
khác nhau như hiện tượng cá chết không phải hoàn toàn do Formosa Hà
Tĩnh, đề nghị Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn xác định môi trường cũ....
nhưng đã bị bác bỏ.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc họp với lãnh đạo các tỉnh xảy ra hiện tượng cá
chết tại Hà Tĩnh trong ngày 1/05/2016 (Nguồn: Internet).
Thậm
chí, với một thái độ hết sức kiên quyết và không khoan nhượng, Chính
phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ra yêu sách cho công ty này. Theo đó,
nếu không thực hiện được các yêu cầu trên thì phía Việt Nam sẽ cho đình
chỉ toàn bộ hoạt động của toàn bộ hệ thống Formosa Hà Tĩnh, đồng thời
tiến hành khởi tố vụ án và điều tra thủ phạm gây nên hiện tượng cá chết
để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật mà không loại trừ
bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm các nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Xin được nhấn mạnh lại, nguồn tin này chưa chính thống và mọi sự sẽ rõ
ràng sau 05 chiều ngày hôm nay. Vậy nhưng, nếu những thông tin lan
truyền này là hoàn toàn chính xác thì đấy là điều mà rất nhiều người
trong chúng ta phải suy nghĩ lại và suy xét lại. Bởi, sau khi xảy ra vụ
cá chết, có thể do thiếu thông tin nên rất nhiều người đã nghi ngờ về
thái độ cũng như quyết tâm của Chính phủ trong xử lý thủ phạm gây nên
thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại Miền Trung (?). Họ cũng đặt ra
những câu hỏi như tại sao Chính phủ lại "cố tình" công bố nguyên nhân
hiện tượng cá chết? Phải chăng Chính phủ đang cố tình "Câu giờ" để bảo
vệ Formosa Hà Tĩnh? ... Những thông tin ở trên (dù chưa chính thống và
chính xác đến 100%) nhưng chắc đã làm cho những ai quan tâm hoặc đã từng
có những suy nghĩ tiêu cực như thế có được đáp án cho chính mình!
Về phía Formosa Hà Tĩnh, tin chắc rằng nếu họ có tội (xả thải ra biển
làm cá chết) thì chắc chắn họ sẽ phải đền tội một cách xứng đáng. Song,
chúng ta cần phải nhận thức rằng, cũng giống như những tên tội phạm trên
lĩnh vực kinh tế, chúng sẽ không đời nào thừa nhận ngay hành vi của
mình bởi như nội dung thứ 8 trong Công văn ngày 19/06/2016 của công ty
này gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì họ đã đề nghị "Chính phủ Việt Nam giúp giữ uy tín của FHS và các công ty cổ đông của FHS trên trường Quốc tế".
Hay nói cách khác, họ sẽ không thừa nhận bởi nó trực tiếp liên quan vấn
đề uy tín cũng như tương lai của họ; việc thừa nhận vì thế là bước
đường cùng, là biện pháp để họ tránh được những thiệt hại về phía mình.
Lí giải tại sao trong cuộc họp báo ngày 02/06/2016 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì (có sự góp mặt của Bộ trưởng Bộ tài nguyên & môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn) chỉ
đề cập tới việc Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã tìm ra nguyên
nhân hiện tượng cá chết mà không cho biết ai là chủ thể, là thủ phạm gây
nên? Bởi như đã nói ở nhiều Entry trước đó thì dù đã tìm ra nguyên nhân
cá chết nhưng đó chỉ là nghiên cứu độc lập của phía Chính phủ Việt Nam,
tính khách quan vì thế vẫn là dấu hỏi lớn. Do vậy, để khiến "thủ phạm"
đó tâm phục, khẩu phục và để đảm bảo phán quyết đó là khách quan ngoài
việc mời các chuyên gia trong, ngoài nước tham gia phản biện, kiểm
nghiệm các kết quả đã tìm ra thì việc sử dụng các căn cứ khoa học để đấu
tranh với chủ thể gây nên thiệt hại đó là hết sức cần thiết.
Bài học trong sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 vào thềm lục địa
Việt Nam và những phản ứng của người dân tới cách doanh nghiệp, người
dân Trung Quốc, Đài Loan vẫn chưa hề mất đi giá trị thời sự. Trong sự
việc cá chết, nếu Chính phủ không thực hiện những động tác nói trên e
rằng khi đơn phương công bố thì chủ thể đó sẽ phản ứng; tình trạng "ông
nói gà, bà nói vịt" sẽ xảy ra không có hồi kết thúc... và lúc đó không
hiểu sự giận dữ của người dân sẽ khiến cho sự việc đi đâu và về đâu! Sự
thận trọng chính vì thế không phải là không có nguyên do!
No comments:
Post a Comment