Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh và chú thích của Tuổi trẻ
Vụ
"cá chết miền Trung" chưa rõ nguyên nhân đã gây bao hậu quả nghiêm
trọng. Trong khi Đảng và Chính phủ đang quyết liệt giải quyết song song
hai vấn đề: Vừa phối hợp với các chuyên gia từ Mỹ, từ Đức, từ Nhật Bản
... để tích cực tìm nguyên nhân; vừa chủ động khắc phục hậu quả và hỗ
trợ ngư dân miền Trung ổn định cuộc sống thì một vài cơ quan báo chí đã
đổ thêm dầu vào lửa, ví dụ như VTC với video clip "Cá chết sau hai phút...". Bây giờ lại đến lượt báo Tuổi trẻ với bài "Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị"
Dưới đây, chúng tôi xin chép nguyên văn bài báo này
***********
10/06/2016
15:46 GMT+7TTO - Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở
thu mua hải sản ở Quảng Trị (lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt) có
chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng
trong thực phẩm.
Mẫu
cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản tại
huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa được cơ quan chuyên môn của Sở y tế tỉnh
này phát hiện có chất phenol, là chất cực độc...
Chiều
10-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, xác nhận vừa có
báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu
cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.
Theo
báo cáo này, cơ quan chuyên môn của Sở Y tế Quảng Trị vừa có kết quả
xét nghiệm 6 mẫu cá lấy tại kho đông lạnh của bà L.T.T. (trú thị trấn
Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh).
Sáu mẫu này gồm một mẫu cá ngừ, một mẫu cá trích, một mẫu cá sòng, ba mẫu cá nục.
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc - Ảnh: Quốc Nam
Trong
ba mẫu cá nục thì có một mẫu được chủ cơ sở thu mua trước thời điểm xảy
ra cá chết hàng loạt và hai mẫu được thu mua sau thời điểm cá chết hàng
loạt tại Quảng Trị.
Kết
quả, cơ quan chuyên môn xác định mẫu cá nục lấy sau thời điểm cá chết
hàng loạt có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc
và cấm dùng trong thực phẩm.
Ông
Thành cho biết đã chỉ đạo lấy tiếp các mẫu cá đông lạnh ở các kho khác
để kiểm nghiệm, đồng thời tiêu hủy số cá nục có chất phenol này.
Phenol có thể gây chết người
Trao
đổi với Tuổi Trẻ chiều 10-6, ông Hồ Sĩ Biên - Chi cục trưởng Chi cục an
toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị cho biết: phenol là chất hóa học cực
độc thường chỉ dùng trong công nghiệp tẩy rửa, tuyệt đối cấm sử dụng
trong thực phẩm, ngay cả trong việc sản xuất bao bì cũng không được sử
dụng.
Cũng
theo ông Biên, với hàm lượng 0,037mg/kg như trong mẫu cá nục này thì
chưa đủ gây ngộ độc cấp nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu tích lũy nhiều chất
này thì có thể gây chết người.
QUỐC NAM/ Tuổi trẻ
(Hết trích từ báo Tuổi trẻ)
*********************
Sự thật về “Cá Quảng Trị nhiễm chất Phenol cực độc”
11/06/2016
09:03Ngày 10/6, một số tờ báo đã đăng tải bài viết với thông tin “…mẫu
phẩm cá nục đông lạnh đang tồn kho tại Quảng Trị, thu mua ngay sau thời
điểm sự cố cá chết bất thường, có hàm lượng Phenol 0,037 mg/kg, là chất
cực độc, tuyệt đối cấm”.
Thông
tin này ngay lập tức được dư luận trong nước chú ý đặc biệt bởi câu
chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang rất nóng trong thời gian
qua. Tuy nhiên, theo một chuyên gia nghiên cứu về môi trường, thì thông
tin này có rất nhiều điểm “cần phải xem xét cẩn trọng hơn”.
Thứ nhất, về chuyện “Chất cực độc Phenol”:
Xét
dưới góc độ khoa học, không thể dễ dàng kết luận một chất hóa học nào
đó “độc hại và nguy hiểm với sức khỏe con người” chỉ dựa vào tên gọi. Để
đánh giá “độc hại” hay không phải căn cứ vào hàm lượng chất đó trong
thực phẩm và liều lượng tiêu thụ, thời gian tích tụ trong cơ thể…
Website y học nội bộ của cộng đồng sinh viên đại học ngành y dược, bác sỹ và dược sỹ (dieutri.vn) có bài viết “Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất”
trong đó cho biết: “Phenol và các dẫn chất như cresyl (acid cresylic)
là những chất rất thông dụng trong công nghiệp (hoá hữu cơ, chất dẻo,
hoá dược) và dễ tẩy uế, sát khuẩn (dung dịch 1%). Ngộ độc cấp xẩy ra do
uống dung dịch đậm đặc với mục đích tự tử hoặc do uống nhầm. Liều nguy
hiểm: từ 2 - 5gam. Liều gây chết: trên 10gam”.
Như
vậy, nếu lấy chỉ số gây nguy hiểm nhỏ nhất là 2gam chất Phenol và liên
hệ với thông tin mà Sở Y tế tỉnh Quảng Trị công bố là ““30 tấn cá nục có
hàm lượng Phenol 0,037mg/kg” thì một người cần phải tiêu hóa 54.000 kg
(54 tấn) cá nục trong thời gian ngắn mới có thể tích tụ đủ hàm lượng độc
chất gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Đây là một con số không tưởng và gần như không thể xảy ra.
Thứ hai, Phenol có thể xuất hiện trong cá đông lạnh từ nhiều nguồn:
1) Trong chất bảo quản cá.
2) Là sản phẩm phân hủy của cá (ví dụ: do cấp đông muộn hoặc khi đang rã đông).
3) Do môi trường bị ô nhiễm
Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển
(QCVN 10-MT: 2015/BTNMT) do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thì
tổng hàm lượng Phenol trong nước biển được phép là 0,03mg/lít. Như vậy,
với cá nục sống ở môi trường nước biển thì chuyện kết quả xét nghiệm
Phenol là 0,037mg/kg không quá xa với điều kiện tự nhiên và nó hoàn toàn
có thể xảy ra nếu mẫu xét nghiệm đang trong quá trình phân hủy do đưa
vào đông lạnh (cấp đông) muộn hoặc đang trong quá trình rã đông.
Trong
tài liệu khoa học về phụ gia để bảo quản cá và các chế phẩm từ cá đăng
tải trên tạp chí của Thư viện Dược học quốc gia Hoa Kỳ, (Viện Y học Hoa
Kỳ) đã khẳng định: “PolyPhenol (PP) là những chất chống oxy hóa tự nhiên
phổ biến hiện đang được sử dụng để ngăn cản sự hoạt động của vi khuẩn
gây phân hủy trong cá và các chế phẩm từ cá khác nhau. Hợp chất Phenol
cũng là một lựa chọn tốt và đã được ứng dụng thành công. Như vậy, các
hợp chất polyPhenolic nhân tạo có thể được sử dụng như một loại chất phụ
gia để ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng hoặc duy trì chất lượng của cá
và sản phẩm từ cá”. (Xem tài liệu bằng tiếng Anh tại đây).
Điều
đáng nói hơn nữa là con người vẫn đang tiêu hóa Phenol hàng ngày thông
qua hàng loạt loại thực phẩm khác nhau. Một số tài liệu y khoa đã khẳng
định “Phenol được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn
hàng ngày như trái cây, rau, các loại hạt và cũng có thể là hợp chất
nhân tạo để sử dụng trong các ứng dụng phi thực phẩm thông dụng như kem
đánh răng, thuốc nhuộm tóc, thuốc chữa bệnh và chất khử trùng. Vì vậy,
hầu như không thể loại bỏ hoàn toàn Phenol khỏi chế độ ăn uống của bạn”.
Trong
tình hình hiện tượng cá chết ở miền Trung vẫn đang đợi các nhà khoa học
khẩn trương nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng, chúng ta cần hết
sức cẩn trọng trong việc xét nghiệm thực phẩm cũng như việc cung cấp
thông tin tới công chúng. Việc đưa ra những thông tin chưa được kiểm
chứng kỹ lưỡng về khoa học và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm có thể gây ra
hoang mang cho người tiêu dùng và gây tổn thất lớn về kinh tế cho bà
con ngư dân miền Trung.
Lê Trí/ Infonet
No comments:
Post a Comment