2015/10/30

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG CỦA CỰU THỦ TƯỚNG ANH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH IRAQ

Mới đây, cựu thủ tướng Anh Tony Blair thừa nhận lật đổ Saddam Hussein khiến IS bành trướng. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair nói ông thấy rất tiếc bởi những sai lầm mắc phải trong cuộc chiến tranh Iraq nhưng không hối hận vì đã lật đổ chính quyền Saddam Hussein.

"Tôi xin lỗi bởi quả thực là thông tin tình báo chúng tôi nhận được đã sai. Tôi cũng xin lỗi vì một số sai lầm trong kế hoạch và nhận định của chúng tôi về điều gì sẽ xảy ra khi chế độ tại Iraq sụp đổ", Independent dẫn lời ông Blair nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN phát sóng hôm nay. Khi được hỏi về việc liệu có phải cuộc xung đột ở Iraq là một phần nguyên nhân khiến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bành trướng nhanh chóng hay không, ông Blair thừa nhận điều này "có phần chính xác". "Chắc chắn bạn không thể nói rằng việc lật đổ chính quyền Saddam vào năm 2003 không liên quan đến tình hình hiện tại", cựu thủ tướng Anh nói. 
Bình luận mới nhất này của cựu Thủ tướng Anh đi ngược lại với một tuyên bố ông đưa ra sau khi đồng hành cùng Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Iraq rằng "tôi sẽ không xin lỗi vì cuộc xung đột. Tôi tin đây là điều đúng đắn"Theo các nguồn thông tin thì giới chính trị phương Tây cho rằng, lời xin lỗi của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair không xuất hiện từ sự hối hận thực sự mà từ mong muốn dập tắt những chỉ trích gay gắt cũng như các nỗ lực đưa sai phạm của ông ra xét xử?! Bằng chứng là cựu Thủ tướng Anh vẫn không thể thừa nhận thẳng thắn toàn bộ sai lầm trong việc lật đổ Saddam Hussein?
Chân dung cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (Nguồn: Internet)

12 năm về trước, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống (TT) Saddam Hussein. Cuộc chiến năm 2003 này được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh lần 2 (do TT Bush con phát động) để phân biệt với Chiến tranh Vùng vịnh lần 1 năm 1991 (do TT Bush Cha lãnh đạo). Với lý do Irad dưới thời của TT Saddam Hussein vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thờ vu cho Iraq có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của LHQ do thiếu chứng cứ và bị thế giới phản đối. Tuy nhiên, dù không tìm ra bằng chứng cáo buộc Iraq như trên, TT Mỹ George W. Bush vẫn phát động chiến tranh xâm lược Iraq. Một trong những nước đồng minh sát cánh nhất của Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Iraq không thể bỏ qua nước Anh dưới thời lãnh đạo của Thủ tướng Tony Blair. 

Suốt thời gian trước chiến tranh, phương Tây từng lo ngại rằng quân đội Iraq sẽ sử dụng vũ khí sinh học hoặc hóa học. Nhưng tháng 10/2004, người đứng đầu nhóm điều tra vũ khí của Mỹ kết luận rằng Iraq không tàng trữ bất khí vũ khí sinh học, hóa học hay hạt nhân nào. Không biết mục đích lợi ích về nguồn dầu mỏ phong phú tại Iraq của Mỹ và các nước khác đã đạt bao nhiêu %, chỉ có một thực tế phũ phàng: Chủ quyền 1 quốc gia bị xâm phạm một cách dễ dàng, Tổng thống Iraq bị lật đổ và xử tử. Người dân thì phải hứng chịu nỗi mất mát, khổ đau do nước mất, nhà tan - hậu quả của chiến tranh gây ra. 

Chính quyền Saddam Hussein sụp đổi, tình trạng bất ổn kéo dài ở đất nước có trữ lượng dầu mỏ chiếm 5% thế giới này. Xung đột giáo phái và sắc tộc gia tăng; các lực lượng chiến đấu chống lại lực lượng chiếm đóng và các tổ chức khủng bố nhanh chóng nhập cuộc, biến nơi đây thành 1 "thiên đường" khủng bố; các vụ đánh bom liều chết với tần suất và mức độ tàn bạo chưa từng có... Gần đây nhất là sự nổi dậy của các tay súng Hồi giáo cực đoan đã thành lập Nhà nước Hồi giáo tự xưng, gọi tắt là IS. Với các thủ đoạn giết người man rợ, tàn bạo, lực lượng IS đang là nỗi lo sợ của toàn thế giới. Chiêu bài của Mỹ và các đồng minh sau khi lật đổ chế độ của TT Saddam Hussein, thiết lập một chính quyền mới, thân Mỹ và phụ thuộc vào Mỹ. Dĩ nhiên, Mỹ cũng sẽ thao túng các trữ lượng dầu mỏ thuộc quốc gia chiếm 5% dầu mỏ thế giới này. 

Cuộc chiến tranh xâm lược Iraq đã tiêu tốn hơn 5 ngàn tỷ USD của Mỹ không chỉ đơn thuần là lật đổ TT Saddam Hussein và ngăn chặn vũ khí hóa học ở đất nước này. Ẩn đằng sau lý do để tạo cớ gây chiến tranh đó là cả một âm mưu của Mỹ. Điển hình, sau khi chế độ TT Saddam Hussein bị lật đổ, Mỹ dựng lên ở Iraq một chế độ thân Mỹ, lệ thuộc vào Mỹ nhưng tình hình bất ổn ở quốc gia này không phải giảm xuống mà ngược lại, còn tăng lên. Khi tổ chức khủng bố mang tên "Nhà nước Hồi giáo" IS tự xưng ngày càng lớn mạnh, ngang nhiên với các thủ đoạn tàn độc thì Mỹ thành lập liên minh do Mỹ đứng đầu đã tiến hành hàng nghìn vụ không kích "oanh tạc" được cho là "nhằm tiêu diệu lực lượng khủng bố IS" nhưng rất nhiều nghi vấn xoay quanh vấn đề "nổ" này của Mỹ.

Tuy nhiên, dù tiêu tốn nhiều $, các phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại cho các cuộc không kích tấn công vào IS nhưng Mỹ và liên minh vẫn không làm suy giảm được các tay súng cực đoan ngày càng bành trướng diện tích chiếm được. Nhiều nước, các chuyên gia nghiên cứu đều nghi vấn rằng, liệu Mỹ có thực sự "không kích" các mục tiêu của các tay súng cực đoan Hồi giáo hay không? Hay phải chăng, chính sách của Mỹ và phương Tây đang thực hiện ở Iraq hay Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung là: Nuôi khủng bố để diệt các chính thể không phục tùng mình? Núp bóng không kích "tiêu diệt" IS nhưng thực chất Mỹ đang nhằm "hỗ trợ", hậu thuẫn cho IS để IS giúp Mỹ đàn áp các cuộc nổi dậy, đánh bom tại Iraq mà không cần Mỹ ra tay trực tiếp?

Chiêu trò đổ vấn tội lỗi, những nghi vấn thiếu căn cứ, bằng chứng xác thức để gây nên các cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vào chủ quyền các quốc gia khác bằng biện pháp quân sự của Mỹ và đồng minh đang làm gia tăng các bất ổn tại các quốc gia là nạn nhân này. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair dù đã xin lỗi và nhận lỗi của mình trong việc gây ra chiến tranh xâm lược Iraq nhưng lời xin lỗi này đã quá muộn màng khi tại quốc gia này các bất ổn ngày càng gia tăng, lực lượng IS ngày càng bành trướng với các thủ đoạn giết người man rợ hơn cả thời tiền sử. 

Hay chăng, việc cấp bách và thực tế nhất hiện nay không chỉ là lời xin lỗi suông hay tự nhận lỗi về mình (vì các chính khách này đã hết nhiệm kỳ) thì các quốc gia liên quan hãy có các biện pháp sát sao, nhân đạo và thực tế hơn. Để nhằm đẩy lùi tổ chức khủng bố cực đoan IS đang khiến các dân thường ở Iraq, Syria...lâm vào cảnh đường cùng.

An Chiến

No comments: