2015/10/29

KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP XUYÊN TẠC LỊCH SỬ, BÔI NHỌ TỔ QUỐC!

Mới đây, tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko, khi trao Huân chương Frantsitsk Skorina cho nhạc sĩ Nga Viktor Drobysh tại thủ đô Minsk , đã công khai chỉ trích một số văn nghệ sĩ của Belarus, thậm chí trong đó có cả người đã đoạt giải Nobel, khi ra nước ngoài, thường có những phát ngôn "bôi nhọ" đất nước của mình. Ông nói:
"Tổ quốc, Đất Mẹ, cũng như bố mẹ chúng ta vậy, không ai được quyền lựa chọn. Nó vẫn muôn đời như vậy. Nếu như anh nói xấu Tổ quốc, nếu như anh xấu hổ vì Tổ quốc, có nghĩa là, trước hết, anh là một đứa con chẳng ra gì".
Người giật mình đầu tiên, có lẽ là nữ văn sĩ Svetlana Alexievich của nước này, người mới được nhận Nobel văn học. 
Nữ văn sĩ Svetlana Alexievich của Belarusia, người mới được nhận Nobel văn học
Người, mà mình đã từng đề cập gần đây, được một nữ văn sĩ Thuy Sĩ là Hélène Richard-Favr viết thư ngỏ khi bức xúc vì những lời dối trá của Nobel văn học mới này, khi bà ta nói về chiến tranh, về thái độ của người Nga về cuộc chiến ở Donbass, Ukraine.
Mà đúng vậy, Svetlana Alexievich giật mình, khi biện bạch nọ kia với báo giới.
Không phải cứ được Nobel văn học, được phương Tây tán tụng, là muốn nói gì là nói, là ngang nhiên bôi đen quá khứ của đất nước mình. Là phủ nhận những gì, mình đã sống, đã nghĩ, đã viết.
Là xu thời, chính xác là như thế.
Bạn đọc Nga, Belarus những ngày này đang chia sẻ một bài viết của Nobel văn chương 2015, viết năm 1977.
Đó là bài viết của Svetlana Alexievich đăng trên tạp chí Nema, số tháng 9/1977, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Feliks Dzerzhinskji, người sáng lập ra KGB.
Sau những dòng tư liệu đầy ắp về Feliks "thép", với bao nhiêu cảm nghĩ chân thành và tốt đẹp, Alexievich viết:
"Khi con trai tôi lớn lên, tôi và cháu nhất định sẽ đến đất này (nơi có nhà lưu niệm của Feliks-PVH), để kính cẩn nghiêng mình trước tinh thần bất diệt của một con người, mà tên tuổi- Dzerzhinsky- chính là một "thanh kiếm và ngọn lửa" của cách mạng vô sản".
http://excalibur2.livejournal.com/2697192.html
Chính con người đó, gần đây, đã bị Nobel văn học, tác giả của những dòng trên gọi là một trong những đầu lĩnh quan trọng nhất của "khủng bố đỏ"( ngụ ý KGB).
Và, trong một niềm hứng khởi tột độ, nữ văn sĩ Belarus này đã kể rằng thời nhỏ (khi mới hơn 1 tuổi), chính bọn phát xít Bandera đã cứu mạng sống cho bà ta.
Điều này, khiến những ai biết về lịch sử, phải phì cười. Tất nhiên, trong số đó, không có những người đọc của "thế hệ Pepsi" ngày nay.
Nobel văn học là một giải thưởng danh giá, ngoài vinh danh một cá nhân, có thể vinh danh được một quốc gia, nhiều người nghĩ thế. Nhưng, nhiều khi, đối với một đất nước, một dân tộc, nó chả đáng giá một đồng xu mẻ, nếu như người sở hữu nó, quay lưng lại, nói những điều giả dối.
Và trơ trẽn phủ nhận mình, tưởng không ai nhớ, để rồi bôi đen quá khứ dân tộc, đất nước. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204387379558526&set=a.3596150076356.121744.1651609900&type=3&permPage=1
  Phan Viet Hung
-------
Google.tienlang mời ai biết tiếng Nga thì xem bản gốc bài báo của bà 
Svetlana Alexievich đăng trên tạp chí Nema, số tháng 9/1977, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Feliks Dzerzhinskji, người sáng lập ra KGB.
Sau những dòng tư liệu đầy ắp về Feliks "thép", với bao nhiêu cảm nghĩ chân thành và tốt đẹp, Alexievich viết:
"Khi con trai tôi lớn lên, tôi và cháu nhất định sẽ đến đất này (nơi có nhà lưu niệm của Feliks-PVH), để kính cẩn nghiêng mình trước tinh thần bất diệt của một con người, mà tên tuổi- Dzerzhinsky- chính là một "thanh kiếm và ngọn lửa" của cách mạng vô sản".
Светлана Алексиевич "Меч и пламя революции" (Неман, №9, 1977)
нарколог, Орск, Лев Руж
excalibur2
Оригинал взят у labas в светлана алексиевич "меч и пламя революции" (неман, №9, 1977)
По просьбам читателей, иллюстрации к предыдущей записи.















No comments: