Sau khi Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, linh mục Đặng Hữu Nam ngay lập tức "ứng khẩu" vẫn với lối tư duy đen tối, hẹp hòi, ích kỷ và làm cho hình ảnh tôn giáo, tín ngưỡng trở nên méo mó.
Chiều 18/11/2016, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ II đã thông qua biểu quyết của đại biểu Quốc hội về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Có 417 đại biểu nhất trí, đạt tỷ lệ 84,58% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Đặng Hữu Nam và vụ đánh người gây thương tích
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội Khóa XIV thông qua gồm 09 chương, 8 mục, 68 điều, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đã thể hiện đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam có Luật quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo….; đồng thời Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng là dấu mốc đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Thông qua luật này càng thể hiện hơn nữa sự quan tâm, tạo điều kiện cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
Đối với các chức sắc tôn giáo khi đón nhận luật này thì cho rằng việc xây dựng và ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại thời điểm này là rất cần thiết, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, đặc biệt cho những người có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng.
Với Việt Nam là một nước đa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Các tôn giáo luôn đoàn kết đồng hành cùng dân tộc, thực hiện phương châm sống tốt đời, đẹp đạo. Luật tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng dựa trên chính sách nhất quán trên đồng thời bổ sung thêm nhiều điểm mới phù hợp với sinh hoạt tôn giáo hiện nay. Tuy nhiên, đối với các "nhà dân chủ", đặc biệt là những kẻ thường xuyên lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì đây là một cơ hội để chúng lấy cớ xuyên tạc, vu cáo chính quyền. Trong số đó, không thể không nói đến sự lên tiếng của vị linh mục đang nổi đình nổi đám trong giáo phận Vinh thời gian vừa qua, linh mục Đặng Hữu Nam.
Theo như Đặng Hữu Nam thì ông ta cho rằng: “Gần như 100% những đại biểu Quốc hội là Đảng viên Đảng Cộng sản, là những người sống theo chủ thuyết vô thần. Một người vô thần làm 1 luật cho tôn giáo là một sự hài hước.”
Ông ta còn nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài để lãnh đạo đất nước này, họ coi tôn giáo là kẻ thù, và đặc biệt với chúng tôi là những người công giáo thì họ càng ghét bỏ nhiều hơn nữa.”. Ngoài ra, vị linh mục này còn cho rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo không phải tạo điều kiện cho những người có niềm tin tôn giáo thực thi quyền của mình, vì quyền tôn giáo là “quyền” chứ không phải “ơn huệ xin cho”: “Ở các nước trên thế giới, những người sống trong chế độ văn minh, người ta không bao giờ đả động đến luật tôn giáo. Vì chính tôn giáo của họ có luật.”
Những tuyên bố của vị linh mục này cho thấy bản chất đê hèn, ngu muội, đi ngược lại với những gì mà Đảng, Nhà nước ta đang quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời những ngộ nhận trên của Đặng Hữu Nam đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích của một người mang danh Thiên chúa. Thể hiện:
Một là, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, những đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đây là điều không thể phủ định. Và một trong các hoạt động của Quốc hội là thông qua các luật. Điều này cũng thể hiện ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân chứ không phải là ý chí nguyện vọng của Đảng Cộng sản. Hơn nữa, từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản đạt mục tiêu vì quyền lợi của người dân trong xã hội. Trong quá trình đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống tin ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền này cả trong quy định của pháp luật và trong quá trình thực hiện chứ không phải là một sự “hài hước” và càng không phải là Đảng và Nhà nước coi tôn giáo là kẻ thù. Chỉ có những kẻ lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới tự ngụy biện cho những hành động sai trái của mình như vậy mà thôi.
Hai là, Đặng Hữu Nam càng thể hiện sự thiếu hiểu biết về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở trong nước cũng như các quy định của pháp luật quốc tế về tín ngưỡng tôn giáo. Một trong các lý do dẫn đến việc ban hành luật tín ngưỡng, tôn giáo là để bảo đảm sự phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề này. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên đã quy định rõ trong điều 18 "Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác...". Hơn nữa, trên thế giới rất nhiều quốc gia phát triển thì vấn đề tín ngưỡng tôn giáo đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt động tôn giáo phải trên quy định của pháp luật.
Ba là, tất cả những luận điệu của Đặng Hữu Nam nó chỉ phù hợp với những hành động chống phá Nhà nước trong thời gian vừa qua của ông ta. Hành động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động bất chấp pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại với lợi ích, đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo và đang đẩy đàn chiên của mình vào con đường vi phạm pháp luật của ông ta là điều đáng lên án. Với những hành động chống phá cụ thể thời gian vừa qua, với những luận điệu xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đặng Hữu Nam thì đến lúc Nhà nước cần phải có những chế tài đối với kẻ lợi dụng tự do tôn giáo, lợi dụng chiếc áo thầy tu này.
Với các quy định của pháp luật quốc tế, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với quy luật, việc bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. Việc thực hiện các quyền này đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Chỉ có những đối tượng đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc mình, hoặc những kẻ chỉ “soi mói” vào công việc của quốc gia khác mới vu cáo việc ghi nhận quyền này ở Việt Nam nhằm thực hiện mục đích đen tối mà thôi.
ĐNG (chiasekienthucnet)
No comments:
Post a Comment