Cách đây chừng hơn 1 ngày, FBker Lăng Khắc Trọng đưa một đoạn tin vắn cho hay: "Hiện
nay một Linh mục ở Quỳnh lưu đang phát động khoảng 600 người thuộc giáo
xứ Song Ngọc, sáng thứ 2 tức ngày 24/10/2016 vào Hà tĩnh để cứu trợ ủng
hộ đồng bào Hà tĩnh bị lũ lụt...Phương tiện đy bằng xe máy !
Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhật...".
Có thể với nhiều người thì đây là thông tin hết sức trời ơi và không
đáng được quan tâm, lưu vào bộ nhớ vốn đã có quá nhiều thứ cần nhớ, nên
nhớ. Một lí do khác nữa là việc một bộ phận chức sắc, giáo dân sinh sống
tại huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) kéo vào Hà Tĩnh (cụ thể hơn là Tòa
án nhân dân thị xã Kỳ Anh) để khởi kiện Formosa với mục tiêu cuối cùng
là buộc Công ty này phải đứng ra bồi thường cho họ (trong khi tỉnh Nghệ
An nói chung, địa phương này nói riêng không chịu ảnh hưởng trực tiếp,
chỉ ảnh hưởng) diễn ra như cơm bữa! Cái tên Linh mục Đặng Hữu Nam và một
bộ phận giáo dân xứ Phú Yên (xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)
dường như đã trở nên nổi tiếng hơn, nhiều người biết hơn sau các lần kéo
đông người vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trước đó như 26, 29/09, 2/10 và gần đây
nhất là cuộc kéo vào bất thành diễn ra vào ngày 18/10/2016.
Tuy nhiên, cuộc kéo đông người vào khiếu kiện Formosa mà thực chất là
một cuộc biểu tình, gây rối trật tự công cộng được thông báo sẽ diễn ra
vào sáng ngày 24/10/2016 của Linh mục, giáo dân huyện Quỳnh Lưu lần này
có rất nhiều điểm khác. Xin được chia sẻ để những ai quan tâm có thể
thấy được:
(1). Vị chủ chăn đóng vai trò tổ chức cho giáo dân kéo vào
Hà Tĩnh lần này không phải là Đặng Hữu Nam như 3 lần trước đó và những
người đi cùng cũng không phải là những giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên. Thay vào đó là cái tên Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân xứ Song Ngọc, thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Có lẽ những ai thường xuyên theo dõi tình hình tôn giáo, nhất là đạo
Công giáo tại Nghệ An chắc chắn đã đôi lần nghe, đọc tên của vị chủ chăn
cho cuộc hành trình vào Hà Tĩnh sắp sửa diễn ra này. Chỉ có điều nếu
nói về độ tai tiếng thì Linh mục này xếp sau Linh mục Đặng Hữu Nam và
cũng chỉ sau Linh mục Nam mà thôi!
Sinh năm 1978 tại xứ Nhân Hòa, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An, sau khi tốt nghiệp trường Đại chủng viện liên địa phận Vinh - Thanh
(Nghi Diên, Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), Linh mục Nguyễn Đình Thục được Tòa
Giám mục Giáo phận vinh bổ nhiệm làm Phó xứ Quan Lãng (Tường Sơn, Anh
Sơn, Nghệ An). Ở thời điểm đó, mặc dù chính quyền tỉnh Nghệ An chưa cho
phép thành lập họ đạo tại huyện Con Cuông, song như một ngầm ý trước đó
từ Tòa Giám mục và Linh mục Quản xứ Quan Lãng. Linh mục Thục thường
xuyên lên làm lễ cho một bộ phận giáo dân tại địa phương này (huyện Con
Cuông) bất chấp sự chưa đồng ý của chính quyền! Và tất nhiên, do đây là
một vấn đề tương đối nhạy cảm nên chính quyền chỉ nhắc nhở mà chưa có
bất cứ một động thái nào cụ thể, mạnh mẽ!
Mọi việc chỉ thực sự có vấn đề khi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh (khi đó
Giám mục Nguyễn Thái Hợp bắt đầu về làm Giám mục) và Linh mục Quản xứ
Quan Lãng khi đó là Ngô Văn Hậu có tờ trình đề nghị chính quyền tỉnh
Nghệ An chấp thuận cho thành lập giáo họ tại huyện Con Cuông. Trên thực
tế, việc thành lập giáo họ không phải là một chuyện dễ dàng gì (đối với
chính quyền), nhất là đối với địa bàn huyện Con Cuông - nơi đa số đồng
bào sinh sống tại đây là đồng bào dân tộc thiểu số bởi việc này đồng
nghĩa với Chính quyền phải xem xét cấp đất để giáo hội xâ dựng cơ sở thờ
tự và phải tạo được sự đồng thuận cho bà con khi cho phép một tôn giáo
mới đóng chân hợp pháp mà không để xảy ra sự xung đột giữa chính tôn
giáo đó với tín ngưỡng, dân gian truyền thống của bà con!
Và cũng bởi lường được mọi sự như thế nên sau khi tiến hành khảo sát
thực tế, UBND tỉnh Nghệ An khi đó đã có văn bản gửi Tòa Giám mục Giáo
phận Vinh chưa chấp thuận thành lập họ đạo tại huyện Con Cuông với lí do
quan trọng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại đây chưa đồng thuận;
chỉ xem xét khi có sự đồng thuận, để tránh những xung đột không cần
thiết!
Vậy nhưng, dù chỉ là một Phó xứ (chứ chưa được Chánh xứ) nhưng Linh mục
Nguyễn Đình Thục khi đó đã có những sự phản ứng mà theo nhận định của
nhiều người (kể cả giới chức sắc Giáo phận Vinh) là thái quá, không cần
thiết. Bắt đầu là những bài rao giảng sặc mùi chống đối, chống chế độ,
vị Linh mục trẻ tuổi này không ngần ngại quy kết việc chính quyền tỉnh
Nghệ An chưa đồng ý chấp thuận thành lập họ đạo tại Con Cuông là cấm
đoán tôn giáo; là vi phạm tự do tôn giáo và kêu gọi quần chúng giáo dân
cùng đứng dậy thể hiện chính kiến của mình.
Dưới sự tổ chức, chỉ đạo trực tiếp của Linh mục Thục và một số chức sắc
cực đoan khác đã gây nên nhiều vụ việc xung đột có tính sắc tộc, tôn
giáo với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây và cả chính quyền. Mà đỉnh
cao là vụ việc chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng
xảy ra vào ngày 1/07/2012 tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An. Đây là vụ việc mà dưới góc nhìn của chính quyền và
những người dân chân chính là dấu mốc có tính khởi đầu cho những biến
động của giáo phận Vinh dưới thời quản nhiệm của Giám mục Nguyễn Thái
Hợp!
Sau khi gây nên vụ việc ngày 1/07/2012 tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, một thời gian sau đó, Linh mục Thục được
Tòa Giám mục thuyên chuyển địa bàn mục vụ về giáo xứ Song Ngọc, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cùng đợt thuyên chuyển về địa bàn huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An lần này không ai khác là Linh mục Đặng Hữu Nam. Và
giống như những kẻ tri kỷ, cùng lí tưởng với nhau, 02 vị Linh mục này đã
làm cho một vùng giáo yên bình nơi xứ Quỳnh (huyện Quỳnh Lưu) trở nên
biến động và đầy rẫy những mâu thuẫn với nhà cầm quyền tại đây!
Qua theo dõi của Mõ thì có ít nhất 2 lần Linh mục Thục đã tổ chức cho
giáo dân xứ Song Ngọc nơi mình phụ trách kéo lên UBND các xã nơi đây để
chất vấn với những nội dung không đâu. Gần đây nhất, Linh mục Thục đã
cùng giáo dân đích thân kéo lên UBND xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An để hỏi việc tại sao giáo họ Văn Thai thuộc giáo xứ Song
Ngọc không được nâng lên, thành lập thành giáo xứ "Văn Thai" dù cho thẩm
quyền xem xét việc thành lập giáo xứ này là của UBND tỉnh chứ không
thuộc cấp huyện hay cấp xã!
Nhắc đến Linh mục Nguyễn Đình Thục, cũng không thể không nhắc đến sự
kiện diễn ra 18/10/2016 vừa qua. Mặc dù có mặt từ đầu trong đoàn của
linh mục Đặng Hữu Nam vào Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khởi
kiện lần 2 song khi lực lượng chức năng Hà Tĩnh yêu cầu dừng lại và
không nên vào Hà Tĩnh vì địa phương này đang tiến hành xả lũ 'tại hồ Kẻ
Gỗ thì Linh mục này đã nói dối là đi từ thiện, cứu trợ cho đồng bào Hà
Tĩnh chịu thiệt hại sau đợt mưa lũ lớn vừa qua (điều này đã bị blog Việt
Nam mới bóc mẽ: Tại đây).
Tin chắc rằng, với những gì đã thể hiện trước đó (18/10/2016) thì việc
lấy danh nghĩa đi từ thiện, cứu trợ lần này của Linh mục Thục chỉ là
một cái cớ!
(2). Điều đáng nói thứ 2 là trong cuộc kéo đông người vào
khiếu kiện Formosa dự kiến vào ngày mai, Linh mục Thục và một bộ phận
giáo dân tại Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (chủ yếu là giáo xứ Song Ngọc) chủ
trương sẽ di chuyển bằng xe máy thay vì bằng xe ô tô khách như Linh mục
Đặng Hữu Nam và giáo dân xứ Phú Yên trong chuyến đi trước đó.
Thông tin này hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi theo nhiều nguồn tin khác
nhau thì một số người cho rằng việc Linh mục Đặng Hữu Nam và giáo dân xứ
Phú Yên buộc phải trở về giáo xứ Phú Yên khi mới đi đến khu vực gần cầu
Bến Thủy (TP Vinh, Nghệ An) là do chính quyền đã can thiệp để không cho
chủ các nhà xe, hãng xe được nhận hợp đồng chờ linh mục và giáo dân đi
khởi kiện. Việc hãng taxi Mai Linh hiện đang bị một số đối tượng kêu gọi
tẩy chay cũng xuất phát từ những suy nghĩ thiếu căn cứ và bậy bạ này.
Cho nên, dễ thường thấy rằng, việc lInh mục Thục cùng giáo dân của mình
thay đổi chiến thuật bằng cách đi "xe máy" thay vì đi ô tô không ngoài
mục đích tránh việc ngăn cản của chính quyền!
Vậy nhưng, câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu nếu chính quyền muốn ngăn
cản thì việc tổ chức cho giáo dân đi xe máy liệu có khả thi? Cũng có
thông tin (được chia sẻ từ một giáo dân xứ Song Ngọc), Linh mục Thục đã
tuyên bố nếu .di xe máy bị ngăn cản sẽ đi đi bộ và kêu gọi các giáo xứ
lân cận giúp đỡ.... vậy thì đi bộ cũng có khả thi không?
Ở đây, có một điều mà Mõ muốn nói đến trước khi nói đến việc có hay
không chính quyền ngăn cản hoạt động khiếu kiện bình thường cho người
dân buộc họ phải thay đổi phương thức di chuyển! Đó là trong khi việc đi
khiếu kiện có thể thực hiện bằng cơ chế người đại diện thì tại sao
phải kéo đến hàng trăm, hàng ngàn người đi cùng! Mục đích của việc đi
đông đó là gì?
Mọi chính quyền dù ở chế độ nào luôn có nhu cầu tự vệ. Đó là lí do họ có
quyền ngăn cản, xử lý nếu họ nhận thấy hành vi đó, việc làm đó có ảnh
hưởng đến họ. Nói như thế để thấy rằng, dù đi bằng xe máy hay đi bộ đều
không quan trọng nếu chính quyền muốn ngăn cản để không gây nên những
hậu quả đáng tiếc. Đó là chưa nói, trong bối cảnh đang có quá nhiều việc
để làm sau mưa lũ thì chính quyền Hà Tĩnh có quyền ngăn cản, không cho
đông giáo dân từ nơi khác đến để tập trung khắc phục thiệt hại, ổn định
cuộc sống sống cho người dân!
No comments:
Post a Comment