Ảnh minh họa |
Ngày hôm nay (28/10), trên một số trang mạng của “truyền thông zân chủ” đăng tải bài viết “Báo chí cũng muốn thoát Đảng” của Phạm Trần. Đọc bài viết này điều mà người đọc có thể dễ dàng nhận thấy đó là, nội dung bài viết là một sự suy diễn có chủ đích bài viết “Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục” của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
Trong bài viết “Nhận diện nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí và một số giải pháp khắc phục” , nếu như Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ ra một số nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí, như: Thái độ hai mặt về chính trị, chạy theo chủ nghĩa cơ hội; xuất hiện xu hướng tách rời định hướng của Đảng với quyền tự do báo chí, tách rời hoạt động của Đảng khỏi cuộc sống của nhân dân; tùy tiện khai thác tin tức từ báo chí phương Tây, coi báo chí phương Tây là chuẩn mực của tự do báo chí; sử dụng quyền tự do báo chí để phục vụ các “nhóm lợi ích”; xu hướng hư vô về chính trị, thiếu đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận người làm báo; sự thiếu trách nhiệm, bất cập trong công tác chỉ đạo, quản lý của một số cơ quan chủ quản báo chí, thì Phạm Trần lại xem những vấn đề này như là báo chí hiện nay đang muốn “thoát Đảng”.
Mở đầu bài viết của mình, Phạm Trần viết: “… nếu báo chí và người làm báo Việt Nam có “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đó cũng chỉ là hành động chảy xuôi theo dòng tiến bộ của con người để tiến lên, thay vì cứ mãi cúi đầu lầm lũi theo Đảng đi vào ngõ cụt…”.
Chưa dừng lại ở đó, người này còn cố tình xuyên tạc những nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chỉ ra theo hướng công kích Bộ trưởng Tuấn và Nhà nước, như là: Bài viết đề tên tác giả Trương Minh Tuấn nhưng lại không đề tên chức vụ, điều đó chẳng khác nào “chơi trò ném đá giấu tay”; Nhà nước chỉ muốn cho dân biết những điều Đảng muốn và giữ lại những thông tin dân cần được biết; người làm báo ở Việt Nam ngày nay đã khôn lớn hơn thế hệ làm báo cha anh họ, những ngưởi chỉ biết cúi đầu gọi dạ bảo vâng để bẻ cong ngòi bút…
Có thể nói, xuyên suốt trong bài viết “Báo chí cũng muốn thoát Đảng” của Phạm Trần chỉ là những giọng điệu hằn học, đối nghịch, đả kích bài viết của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Thực tế cho thấy, bài viết của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã đề cập sâu sắc, toàn diện mọi vấn đề về hoạt động báo chí trong xã hội ta trong suốt thời gian qua.
Bộ trưởng khẳng định, báo chí đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong 30 năm đổi mới, đã tích cực thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền bảo vệ môi trường; thông tin cảnh báo, phòng, chống lũ lụt thiên tai; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, các thành tựu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội; đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, văn hóa; báo chí cũng góp phần rất quan trọng trong tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ, bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; góp phần vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, tạo sự đồng thuận trong xã hội…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thẳng thắn thừa nhận, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều xu hướng lệch chuẩn trong hoạt động báo chí, nhiều nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí đã xuất hiện và diễn biến ngày càng phức tạp. Điều đó cho thấy, hơn lúc nào hết Đảng, Nhà nước cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý báo chí để báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, hoạt động đúng với chức năng của mình.
Thế nhưng, với tính định kiến sâu sắc, Phạm Trần lại xem đây như là một cơ hội để tuyên truyền những luận điệu cho rằng, báo chí cũng muốn “thoát Đảng”, tức là thoát ly vai trò lãnh đạo của Đảng. Xin thưa với Phạm Trần rằng, báo chí ở Việt Nam là báo chí cách mạng, Việt Nam luôn hướng tới xây dựng một nền báo chí cách mạng, báo chí không chỉ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước mà còn là tiếng nói của nhân dân. Báo chí phải góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, hơn lúc nào hết việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan báo chí là rất cần thiết để báo chí hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích, xứng đáng là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Không thể lấy chuyện này để nói rằng báo chí cũng muốn “thoát Đảng”. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn luôn lãnh đạo công tác báo chí, quản lý báo chí, do đó đừng nên mơ hồ rằng “báo chí cũng muốn thoát Đảng” thưa tác giả Phạm Trần.
Việt Nguyễn
No comments:
Post a Comment