Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Carter (Nguồn: Internet).
"Trung
Quốc có nguy cơ phải chịu rủi ro khi xây dựng "Trường Thành tự cô lập"
bằng hành động bành trướng quân sự ở các vùng biển tranh chấp. Về
bãi đá ngầm Scarborough, "Tôi hy vọng rằng diễn biến bành trướng này
không xảy ra bởi vì điều đó sẽ dẫn tới những hành động của cả Mỹ và của
các nước khác trong khu vực, dẫn tới kết quả không chỉ làm gia tăng căng
thẳng mà còn cô lập Trung Quốc". Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mỹ Carter đã nói như thế tại đối thoại SHANGRI - LA 2016 khi nói về các
hoạt động đơn phương gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển tranh
chấp.
Phát
biểu của ông Carter cũng là màn khai mở cho cuộc "đấu tố hội đồng" của
hầu hết các đoàn tham dự đối thoại SHANGRI - LA 2016. Bởi sau đó lần
lượt Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Tướng Petr Pavel -
chủ tịch Ủy ban quân vụ NATO đã đưa ra những tuyên bố mãnh mẽ về việc sẽ
hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á đối phó với tham vọng bành trướng của
Trung Quốc trên Biển Đông; kêu gọi tất cả các nước có liên quan tới
tranh chấp trên Biển Đông đệ đơn kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thường trực
(PCA). Đồng thời không quên nhắc nhở rằng Trung Quốc đã ký kết Công ước
Liên hợp quốc về luật biển nên phía Trung Quốc cần tôn trọng các luật
lệ này và thực thi đúng các phán quyết của tòa án trọng tài.
Cùng
chung quan điểm với người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Ủy ban
quân vụ NATO, người đứng đầu Bộ Quốc phòng New Zealand đã cho hay: "Những gì chúng tôi đang trông chờ từ Trung Quốc là sự giải thích tốt hơn về những gì họ đang làm”... Đây
có thể xem là một sự cảnh báo, khuyến cáo hết sức rõ ràng của đại diện
đến từ Châu Đại Dương với những hành động đơn phương gây hấn, tranh chấp
của Trung Quốc trên các vùng biển liên quan.
Như
vậy, việc bị "đấu tố hội đồng" tại đối thoại SHANGRI - LA 2016 là điều
hết sức bất ngờ với người Mỹ bởi trước thềm hội nghị này với việc hướng
lái được Lào với tư cách là Chủ tịch Asean đưa ra tuyên bố: Việc Asenan
đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của toà án quốc tế về vụ kiện của
Philipines với Trung Quốc là không dễ và kêu gọi các bên có tranh chấp
đàm phán song phương với Trung Quốc. Trung Quốc gần như đã gạt được mối
nguy hại khi cả Asean cùng chung tay, thống nhất khởi kiện nước này ra
Toà án trọng tại quốc tế. Đây cũng là lí do giải thích tại sao phái đoàn
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến với đối thoại SHANGRI - LA 2016 với một tư
thế ngẩng cao đầu và tự tin có phần thái quá.
Nhưng với những gì đã xảy ra, nhất là "màn đấu tố hội đồng vô tiền khoáng hậu" do
Mỹ, Nato và các đồng minh của Mỹ thực hiện thì họ hiểu rằng, tuyên bố
của Thủ tướng Lào vừa qua chỉ là nhân tố cần chứ chưa thể là "đủ" và
"cần" để đảm bảo Trung Quốc không bị muối mặt tại một diễn đàn quốc tế
như đối thoại SHANGRI - LA 2016 này!
***
Đến
thời điểm hiện tại, mặc cho hầu hết các thành viên Asean đều nhận ra
những điểm không hợp lý trong cơ chế các nước luân phiên đảm trách cương
vị Chủ tịch Asean và khuyến cáo cần phải thiết lập một Uỷ ban chung.
Việc Lào tiếp tục nối gót Campuchia khi cản trở Asean tiến tới thống
nhất trong giải quyết những bất ổn trên Biển Đông một lần nữa cho thấy
việc thiết lập một Uỷ ban chung thay vì tiếp tục thực hiện cơ chế luân
phiên là hết sức cần thiết. Giải quyết biển Đông rất cần sự giúp đỡ, ủng
hộ của cộng đồng quốc tế nhưng nó không phải là tất cả!
An Chiến
No comments:
Post a Comment