2016/06/04

25 NĂM SAU NGÀY CHỊU CHỨC: HÃY NHÌN LẠI CUỘC ĐỜI CỦA GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT

Sáng hôm nay, tonggiaophanhanoi.org loan tin: "Đan Viện Châu Sơn Nho Quan ngày 31-5-2016, Đức Hồng Y Phê-rô, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô, đại diện các Linh mục, Tu sỹ nam nữ, và Giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã tới Đan viện Xi-tô Châu Sơn Nho Quan chúc mừng Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội, nhân ngày kỷ niệm 25 năm linh mục của ngài". 
Toàn cảnh buổi lễ mừng 25 năm chịu chức Thánh của Giám mục Ngô Quang Kiệt (Nguồn: tonggiaophanhanoi.org). 

Kể ra thì dù mới 25 năm chịu chức Thánh nhưng xem chừng cuộc đời của Giám mục Ngô Quang Kiệt đi từ cung bậc này sang cung bậc khác. Xét về mặt phẩm trật hàng giáo phẩm trong đạo Công giáo thì ông là một con người thăng tiến tương đối nhanh khi 08 năm sau ngày được thụ phong Linh mục (năm 1991) thì được phong Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng (năm 1999). Con đường công danh của vị chức sắc này lên như diều gặp gió khi tháng 10 năm 2003, Tòa Thánh tiếp tục "bổ nhiệm ông kiêm nhiệm thêm làm Tổng giám mục Giám quản Tổng giáo phận Hà Nội, Giám mục giám quản Thanh Hóa" và "tháng 2 năm 2005, ông được Tòa Thánh chọn làm Tổng giám mục Chánh tòa Hà Nội" (Theo Wikipedia). Nhưng thật đúng với câu "chín sớm thì ắt sẽ rụng sớm" khi sau đó 05 năm (tức năm 2010), sau sự việc xảy ra tại Thái Hà - Nhà Chung và câu phát biểu gây tranh cãi: "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam , đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ", Giám mục Ngô Quang Kiệt chính thức được Tòa thánh chấp nhận đơn từ chức của ông vì lý do sức khoẻ, về sinh sống và cử hành ít Thánh lễ ở Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình.

Đã gần 06 năm sau ngày Giám mục Kiệt chính thức về ở ẩn, tiếp tục nghiệp tu hành tại một Dòng tu kín tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, không ít người đã bàn tán vào ra về cái nguyên nhân và cách đối xử của nhà chức trách đối với một vị Giám mục. Không ít người trong đó đã cho rằng, việc Giám mục Kiệt thất sủng và chấp nhận nghỉ hưu dù chưa đến tuổi là sản phẩm của việc bị đài truyền hình VTV cắt xén một đoạn trong bài phát biểu của ông để hướng tới ý đồ hạ thấp nhân cách của ông và lấy đó để buộc Tòa thánh phải cho ông Kiệt nghỉ hưu. 

Về góc nhìn cá nhân, người viết công nhận điều này hoàn toàn đúng; VTV có cắt xén trong quá trình tuyên  truyền và chắc chắn mục đích của nhà đài này là không ngoài việc tiến tới hạ bệ, chấm dứt ngưỡng vọng quyền lực của con người này. Những ai theo dõi những biến cố trong thời điểm ông Kiệt làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội và nhất là sự việc xảy ra ở Thái Hà - Nhà Chung chắc chắn sẽ hiểu lí do tại sao không chỉ VTV và nhiều cơ quan hữu trách khác muốn hạ bệ ông Kiệt. Và xin nhấn mạnh thêm rằng, dù là người đứng đầu một tổ chức giáo hội nhưng việc ông Kiệt tự cho mình đứng ngoài xã hội và sử dụng chính cái phép tắc đang hiện diện trong giáo hội để giải quyết các mâu thuẫn xã hội thì không một thể chế chính trị, một nhà hữu trách nào chấp nhận. Chỉ tiếc rằng, ông Kiệt có gan làm bậy nhưng không có khả năng che đậy bản chất cũng như hành vi của mình khiến bị sờ gáy mà không hay biết gì! 

Trở lại với câu chuyện "cắt xén của VTV về câu phát biểu của ông Kiệt. Như đã nói ở trên, có chuyện VTV cắt xén bởi Video toàn văn về bài phát biểu của ông Kiệt trước cuộc họp với các nhà chức trách tại Thủ đô Hà Nội cho thấy rất rõ điều này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giữa việc không cắt xén và cắt xén bài phát biểu có khác nhau về bản chất hay không? Hay đó chỉ là việc khác nhau về độ dài ngôn từ mà bản chất vẫn không thay đổi. Nói cách khác, khi đứng độc lập thì đoạn phát biểu của ông Kiệt được VTV đăng tải không bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa... Bài phân tích có tên "Nghĩ gì về phát biểu "toàn văn" của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ?" của Minh Luân đăng trên Sách Hiếm cho thấy rất rõ điều này. 

Theo tác giả này: "Không phải chỉ có ông Tổng được đi nước ngoài. Rất nhiều người Việt Nam khác, trong đó có tôi, cũng được đi nhiều nước. Thực tế mà nói, tôi tuyệt đối chưa thấy có sự phân biệt đối xử nào rõ rệt của hải quan ngoại quốc mà tôi đã tới gồm Mỹ, Nhật, khối EU, đối với người Việt Nam hay người các nước khác. Ông có định bịp những người chưa đi nước ngòai không ? Làm gì có chuyện “một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả” (sic) hay do ông tự hoang tưởng ra vậy?
Có thể ông đã hiểu lầm giấy hộ chiếu (passport) với giấy thị thực (Visa). Passport (hộ chiếu) là do chính quyền quốc gia của anh cấp phát để chứng minh anh là công dân của mình. Còn Visa (thị thực) là do quốc gia anh đến cấp cho phép anh vào nước họ tạm trú một thời gian (sojoun), được dán tem hoặc đóng dấu vào trong cuốn hộ chiếu. Thực tế, có khi người dân nước A được ưu tiên không phải xin Visa khi nhập cảnh vào nước B là vì :
- Khả năng dân nước A trốn ở lại lưu vong bất hợp pháp hoặc gây phiền cho nước B được coi là không có, nên chính quyền nước B miễn thị thực cho công dân nước A. - Hai nước A và B có quan hệ đặc biệt. - Liên quan ngọai giao cấp cao hai nước A và B. - Và một số lý do ngọai lệ khác.
Nhưng khi làm thủ tục lên máy bay và thủ tục nhập cảnh, bắt buộc anh phải trình passport (hộ chiếu). Đó là chưa kể anh phải khai giấy tờ hải quan, thường có thể viết trong chuyến bay. Thủ tục hải quan này không phân biệt quốc gia nào cả, ngọai trừ giấy hải quan đó, vì vấn đề ngôn ngữ và thông tin, phân lọai dành cho người bản địa, người nước ngòai, và người cư trú dài hạn (ví dụ như người được cấp thẻ xanh tại Mỹ). Nhưng nhìn chung giấy tờ hải quan không mấy chi khác nhau, vẫn là các thông tin an ninh, an tòan như anh mang theo gì trong hành lý, anh có bệnh tật, anh đã ghé đâu … vậy thôi". 

Hiểu như thế để thấy rằng, Giám mục Kiệt đã xảo trá bịa đặt ra một chi tiết để nói bậy, quy kết nhà chức trách. Và với tư cách là một cơ quan truyền thông chính thống, làm nhiệm vụ định hướng dư luận thật hoàn toàn dễ hiểu tại sao VTV lại lựa chọn chi tiết đó để phản đòn vị Giám mục tham lam này! Vả lai, VTV không thể trích dẫn các chi tiết còn lại bởi ở đó ông Kiệt đâu có nói sai. Cho nên, có thể rất nhiều người tỏ ra tiếc nuối cho sự đứt gánh giữa đường về mặt công danh của Giám mục Ngô Quang Kiệt nhưng đó là điều ông lựa chọn và quyết định. Ông chọn lấy cho mình con đường khó thì chính ông phải vượt qua chứ không ai có thể làm thay ông! 
***
Theo quan sát về dự thánh lế tạ ơn 25 năm chịu chức Thánh của Giám mục Kiệt có đông đảo các Hồng y, Giám mục, Linh mục và tín đồ đến từ Giáo tỉnh Hà Nội; và những người này đã dành cho Giám mục Kiệt những lời chúc tốt đẹp nhất và xem chừng đó là những điều mà những người đồng đạo có thể làm cho ông sau những tháng ngày sống ẩn dật nơi miền sơn cước này! Hi vọng rằng, việc lễ kỷ niệm diễn ra đúng vào dịp "Năm thánh Lòng Thương Xót" và trong ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng sẽ khiến ông tĩnh tâm hơn và biết việc gì nên làm, cần làm sau tất cả những gì đã qua! 

An Chiến

No comments: