2021/09/04

Cảnh giác với thủ đoạn cắt xén câu chữ, lập lờ thời điểm, "bẻ lái" xuyên tạc của các đối tượng chống phá Việt Nam

Cuteo@


Khi TP HCM bắt đầu thay đổi cách thức phòng, chống covid-19 thì cũng là lúc những kẻ chống phá Việt Nam bắt đầu chiến dịch phá thối, hòng lung lạc niềm tin của người dân vào chính phủ, chê bai cách thức phòng chống dịch của ta và qua đó hạ uy tín của lãnh đạo đảng, nhà nước.

Mới hôm qua thôi, những kẻ này đã lấy một đoạn trong chương trình Đối diện từ tháng 2/2020, trích lời BTV nói "Hay là các đối tượng cho rằng Việt Nam nên sống chung với Covid-19. Đây là giọng điệu của những kẻ rắp tâm chống phá" để mỉa mai ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, rằng, "Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối", qua đó quy chụp dẫn dắt dư luận rằng VTV là "Vua tin vịt" là "bưng bô" và rằng "Chính phủ bất nhất trong chống dịch"…

- Hùa theo luận điệu đó, anh luật sư có nick LS Hoai Nguyen Du viết: "Trống đánh xuôi - Kèn thổi ngược,!".

- Fbker khác là Kim Nguyen cũng bộc lộ rõ dã tâm của kẻ chống phá đất nước khi viết hẳn một status hạ bệ VTV và kích động người dân không chấp hành các quy định phòng chống dịch. Nguyên văn như sau: "VTV càng ngày càng tự mình biến thành VUA TIN VỊT. Đầu Tết 2020 thì đưa 1 con ngu lên nói: tin đồn thất thiệt về dịch làm dân hoang mang. Gần đây lại làm hẳn 1 chương trình đối diện nói: những ai nói phải sống chung với dịch thì là phản động chống phá. Lũ này dùng tiền thuế của dân rồi làm nhiều việc xàm lông".

- Fb Vinh Râu viết: "Chương trình đối diện của VTV. Cậu btv chương trình này cho rằng, sống chung với dịch là giọng điệu của những kẻ rắp tâm chống phá nhà nước. Ko biết anh 9 nhà mình xem cái này chưa để trị cái tội hỗn ẩu và lanh chanh của VTV, hihi".

Tiếp theo 3 đối tượng này, hàng loạt đối tượng khác cũng bầy đàn hùa theo chửi chế độ với sự hả hê súc vật. Cần lưu ý, câu nói của BTV được trích dẫn đã bị lờ đi thời điểm phát sóng và bị cắt xén bối cảnh ở trước đó. Đó là thời điểm mà TP HCM chưa khống chế được dịch, rất nhiều đối tượng chống phá tìm cách kích động người dân phản đối chủ trương cách ly các ca bệnh, phản đối giãn cách xã hội toàn Thành phố. Kết quả công tác phòng chống dịch thời điểm đó khác hoàn toàn với thời điểm cuối tháng 8/2021 khi Thủ tướng phát biểu, dịch bệnh đã được kiểm soát. Về chuyên môn, tình hình dịch bệnh khác nhau sẽ có biện pháp cụ thể khác nhau. Điều này cũng giống như phác đồ điều trị cho một người bệnh, ở các giai đoạn khác nhau thì phác đồ điều trị sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Những ai lười đọc, ít chịu suy nghĩ, không thấy được sự khác biệt trong kết quả chống dịch ở 2 thời điểm đó, thì rất dễ sập bẫy thông tin của những đối tượng, dễ lung lay và có cái nhìn lệch lạc về công tác chống dịch của cả hệ thống.

Nói thêm rằng, trong phòng chống dịch, nếu có biến chủng mới với những đặc tính mới thì đương nhiên cách thức chống dịch cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng. Ngay cả Singapore, Đức, Pháp, Ý, Anh… cũng đã phải thay đổi chiến lược để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Trong bài viết có tựa, "Các quốc gia đang dần chấp nhận sống chung với đại dịch như thế nào?" đăng trên tờ New York Time thì việc sống chung với đại dịch được mô tả giống hệt như cách mà Việt Nam đang tiến hành, có giãn cách, có cách ly, có đóng cửa biên giới, có truy vết, có điều trị và có vaccine. Về tên gọi chiến lược phòng chống dịch của mỗi quốc gia có thể không đồng nhất, nhưng chắc chắn, cách làm đều dựa trên cơ sở khoa học. Theo đó, có quốc gia từng tham vọng “Không có ca mắc Covid-19” (zero-Covid) cũng đang phải suy nghĩ lại về điều này. Mới đây, khi số ca mắc mới tăng mạnh thì Singapore và Israel đã phải tái áp đặt quy định đeo khẩu trang trong các không gian kín. Tương tự như thế, các bang California và New York của Hoa Kỳ có tỉ lệ tiêm vaccine cao nhưng vẫn yêu cầu người chưa tiêm chủng phải đeo khẩu trang, trong khi các bang khác có tỉ lệ tiêm chủng thấp như Alabama và Idaho thì không bắt buộc. Trong khi đó, tại Úc, Chính phủ nước này đang băn khoăn lựa chọn lựa chọn giữa việc duy trì quy định giãn cách lâu dài hoặc sống chung với dịch bệnh.

Trở lại vấn đề với câu: “Phải xác định cuộc chiến này còn lâu dài, không thể khống chế tuyệt đối… Phải thích ứng an toàn và có cách làm phù hợp”. Đây là phát biểu được Thủ tướng tại cuộc họp chủ chốt với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 hôm cuối tháng 8/2021 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở TP HCM đã dần được kiểm soát, một số quận huyện đã chuyển từ màu đỏ, vàng sang màu xanh và đó chính là lúc mà Thanh phố cần có sự thay đổi để thích ứng với "trạng thái bình thường mới".

Nguyên văn câu nói của Thủ tướng là: “Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên".

Về mặt khoa học, phát biểu của Thủ tướng mang tính dự báo, rằng "Phải xác định cuộc chiến này còn lâu dài, không thể khống chế tuyệt đối" và từ dự báo này, Thủ tướng nhắc nhở TP HCM không nên chủ quan, tự mãn với kết qủa đã đạt được và nó cũng là gợi ý cho TP HCM trong việc linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng địa bàn (vùng) cụ thể. Việc "thích ứng" được hiểu rằng, đại dịch còn phức tạp, chưa có hồi kết trên phạm vi toàn cầu và chưa thể khống chế tuyệt đối, thì chúng ta buộc phải thích ứng với nó, vừa phòng chống nó vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội… Đó chính là "trạng thái bình thường mới".

Cho đến giờ phút này, Tổ chức y tế thế giới và nhiều chuyên gia quốc tế vẫn đánh giá rất cao cách thức phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Các anh chị có thể tìm hiểu thêm trên công cụ tìm kiếm của Google.

Dài dòng thế để thấy, ở mỗi thời điểm khác nhau thì cách thức phòng chống dịch sẽ khác nhau. Chính xác hơn, việc phòng chống dịch phải linh hoạt, phụ thuộc vào tình hình thực tế. Việc bình luận viên phát biểu "Việt Nam nên sống chung với Covid19. Đây là giọng điệu của những kẻ rắp tâm chống phá" vào thời điểm đó, với công việc đó là hoàn toàn chính xác và không có bất cứ sự bất nhất nào trong cách phòng chống dịch của Việt Nam.

No comments: