2017/03/08

CHO LUẬT SƯ LÊ VĂN LUÂN ĐƯỢC THÔNG NÃO

SV VN


Lê Văn Luân là một luật sư “rận chủ”, có thể nói là như thế. Mang tiếng là luật sư nhưng ông ta luôn sử dụng kiến thức luật pháp của mình, mặc dù với trình độ còn eo hẹp để thể hiện sự hiểu biết về luật của mình trước những người chưa biết! Và hơn cả là ông ta luôn bênh vực giới rận chủ và đả kích, phản đối những chính sách được Đảng và Nhà nước ban hành. Mới đây nhất, ông ta đăng lên trang facebook cá nhân của mình bài viết có tựa đề “Luật pháp phải rõ ràng”, với ý đồ phản bác Nghị định 38/2005/NĐ-CP để ngăn cấm các hoạt động biểu tình, một quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Nhìn thoạt qua có thể thấy, Hiến pháp và luật đang chồng chéo vào nhau, dựa trên những phân tích có vẻ rất bác học của Lê Văn Luân: 

“Biểu tình là hành vi chính trị của công dân nhằm bày tỏ chính kiến trước nhà nước và nó hoàn toàn hợp pháp; không ai được ngăn cản quyền đó, nhất là nhà nước càng phải thực thi nghiêm túc cho người dân thứ quyền năng tối cao này của dân chúng”. Ở lý do thứ hai, luật sư Luân lập luận: “Nghị định (của Chính phủ) là một văn bản có giá trị thấp dưới luật, mà Hiến pháp có giá trị cao nhất và cao hơn luật, nên không thể lấy một nghị định ra để áp vào một quyền năng chính trị được ấn định trong Hiến pháp. Việc nhà nước thiếu luật biểu tình (không ban hành) là việc của nhà nước, không phải lỗi của người dân, và người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, đặc biệt là Hiến pháp đã quy định - thì tất cả những văn bản luật hay dưới luật không được hạn chế hay ngăn cản người dân thực hiện”.
Tên luật sư không hiểu luật Lê Văn Luân
Đúng là Hiến pháp năm 2013 có quy định rất rõ ràng về quyền biểu tình của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…” Tuy nhiên, Điều 14 khoản 2 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều này cho thấy quyền biểu tình là một quyền bị giới hạn, và nó bị giới hạn bởi những lý do rất cấp bách, có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc phòng, sự ổn định của xã hội. Nó khác hẳn với những cái gọi là “biểu tình” ở các nước cho mình là “dân chủ”, khi mà sau một cuộc biểu tình sẽ rất có thể trở thành một cuộc bạo động, sau một cuộc bạo động rất có thể sẽ là một cuộc nội chiến xảy ra, hoặc một chính phủ bị lật đổ, mà đứng đằng sau có sự nhúng tay của các thế lực phản động. Việc xây dựng Hiến pháp như vậy là quá rõ ràng, và có sự tính toán kỹ lưỡng vì sự an toàn của đất nước, của dân tộc, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các thế lực thù địch, các lũ kền kền rận chủ chỉ trực đợi có vấn đề nào đó trong nước để tổ chức biểu tình.

Và để tạo những hành lang pháp lý phù hợp để nhân dân được thực hiện quyền lợi của mình một cách hợp pháp, nghị định 38/2005/NĐ-CP đã ra đời. Như đã giải thích ở trên, vì Hiến pháp đã giới hạn quyền biểu tình của nhân dân một cách hợp lý và tôn trọng lợi ích chung, do vậy mà nghị định này ra đời chỉ để hướng dẫn và làm rõ thêm những vấn đề được nêu ra trong Hiến pháp về quyền biểu tình của nhân dân. Trong bối cảnh chưa có một văn bản pháp luật nào cụ thể quy định về việc biểu tình, và quyền biểu tình chưa ra đời, đây là một văn bản cần thiết để đảm bảo tính rõ ràng và chặt chẽ của luật pháp, chứ không phải như tên luật sư nói càn Lê Văn Luân kia đã nói là “không rõ ràng”. Điều 7 của Nghị định này cũng quy định: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký”. Nếu như bây giờ chúng ta muốn thực hiện quyền biểu tình vì lý do gì thì hãy đăng ký và biểu tình đúng như những gì đã ký, chứ đừng như giáo xứ Song Ngọc biểu tình Formosa suýt tí nữa thì biến thành một cuộc bạo động.

Và luật sư Lê Văn Luân cũng sớm nên thôi cái danh “luật sư” nếu não vẫn còn chưa thông về luật!

No comments: