2016/12/03

Người dân thế giới thứ ba cần những “nhà độc tài” như Phidel Castro

Loa Phường


 Kết quả hình ảnh cho fidel
Fidel Castro
Chứng kiến 55 nước cử đoàn lãnh đạo cấp cao đến viếng lãnh tụ Phidel và trong đó nhiều nước giành nghi lễ quốc tang, chứng kiến người dân Cuba tiễn đưa Phidel, và… chứng kiến chính người dân Việt Nam xếp hàng dài trước ĐSQ Cuba đã đủ nói lên chân lý rằng, “nhà độc tài” Phidel Castro – kẻ thù của “thế giới tư bản”, kẻ thù 11 đời tổng thống Mỹ có vị trí ảnh hưởng như thế nào trong lòng người dân “thấp cổ bé họng” trên quả địa cầu này.

 Kết quả hình ảnh cho lễ viếng fidel
Người dân Cuba đến tiễn biệt Fidel
Ở thế giới tư bản phồn thịnh, tầng lớp lao động nghèo có thể không bao giờ chết đói vì được hưởng trợ cấp tối thiểu, nhưng những giá trị cuộc sống của họ, giá trị con người của họ đặt bên cạnh 1% tài phiệt, và cách biệt quá xa với giới thượng lưu, trung lưu xã hội ít ỏi sẽ thấy niềm tin, hạnh phúc thực sự của họ ra sao. Chính số dân này trở thành “mối đe dọa uy hiếp thường trực” với an ninh, tồn vong của chế độ tư bản và vì sao các nước tư bản phải duy trì hình thức trợ cấp đối với người nghèo nhằm giữ “ổn định xã hội” của họ.

Còn Cuba, một đất nước nghèo, sát nách nước Mỹ, bị bao vây cấm vận gần 60 năm qua, hãy nhìn vào chất lượng –giá trị cuộc sống của họ (xin trích tổng hợp tư liệu của fbker Tâm Minh Nguyễn):

“Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ. Trong suốt quá trình học tập ấy, học sinh, sinh viên không phải chi một xu cho tiền may đồng phục, tiền mua sắm sách vở, giấy bút và tùy theo từng trường còn được nuôi ăn một bữa hoặc cả ngày. Trẻ em Cuba từ khi đi học mẫu giáo đã được học 3 môn quan trọng. Đó là âm nhạc, khiêu vũ và bơi lặn. .... Không có một trẻ em Cuba nào bị thất học, dù đó là ở nơi “thâm sơn cùng cốc” trên hòn đảo tự do. Những thứ phúc lợi cho tương lai ấy, người Việt Nam có mơ cũng chưa thể mường tượng nổi.
Nền giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm, giáo dục trung học được chia thành mức phổ thông cơ bản và dự bị đại học. Giáo dục đại học và sau đại học được tiến hành tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, viện sư phạm và các viện bách khoa. Bộ Giáo dục Cuba cũng điều hành chương trình Giáo dục từ xa, mở các lớp học buổi chiều và buổi tối tại các vùng nông thôn cho các lao động nông nghiệp không có điều kiện học tập theo chế độ tập trung. Nền giáo dục ấy mỗi năm đào tạo cho Cuba hơn 300.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 30% là sinh viên ngoại quốc. Trung bình năm Cuba đào tạo cho thế giới hơn 25.000 bác sĩ của 84 quốc gia khác nhau. Riêng năm 2006, có 1.800 sinh viên từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp và nhận bằng bác sĩ tại 21 trường đại học y của Cuba.
Chính phủ Cuba điều hành một mạng lưới y tế quốc gia và chịu trách nhiệm tất cả các nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể. Cứ 1.000 người dân Cuba thì có 49 giường bệnh. (ở Mỹ là 33/1.000). Vào những bệnh viện ở Cuba, không có cảnh bệnh nhân chui từ gầm giường ra chào bác sĩ hoặc ba bốn bệnh nhân chung nhau một giường như ở Việt Nam. Việc một ông Ủy viên Trung ương Đảng nằm chung phòng điều trị với một người dân là chuyện bình thường, không có phân biệt đối xử. Còn những nhà ngoại giao nước ngoài làm việc ở Cuba và khách du lịch đến Cuba mới có bệnh viện riêng. Y tế Cuba đứng vào hàng đầu thế giới và họ đã chế ra được vaccin phòng chống bệnh ung thư, thuốc chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và nhiều loại biệt dược khác. Bà Margaret Chan, Giám đốc WHO đánh giá thành công của Cuba trong việc chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS.
Ở “Quốc đảo tự do” này, cứ 130 người dân thì có một bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho họ. Toàn quốc Cuba có hơn 90.000 bác sĩ trên 11.239.363 dân. Một tỷ lệ bác sĩ/người dân cao nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Cuba thấp nhất thế giới, ở mức 6,22/1000 em (Mỹ là 6,34/1000). CuBa cũng có lệ nhiễm HIV vào hạng thấp nhất thế giới, dưới 0,1% dân số (Ở Mỹ là 0,6%). Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí. Nếu là trẻ em dưới 10 tuổi thì đều đều đặn mỗi ngày được uống nửa lít sữa. Nhà nào không có điều kiện ra cửa hàng nhận sữa thì có nhân viên phục vụ mang sữa đến tận nhà miền phí chuyên chở. Tuổi thọ bình quân của người dân Cuba được xếp vào tốp đầu thế giới: 75,11 năm đối với nam giới và 79,85 năm đối với nữ giới.
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo (trong đó có Việt Nam) để hỗ trợ y tế cho người dân. Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960 đến nay, nước này đã gửi hơn 135.000 lượt nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. Hiện nay, có 25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia trên thế giới. Khi cơn bão Katrina tàn phá cả Cuba lẫn miền Nam nước Mỹ, bất chấp chính sách thù địch của Mỹ đối với Cuba, lãnh tụ Fidel Castro vẫn cử 1.586 bác sĩ và nhân viên y tế Cuba sang giúp người dân Mỹ khắc phục hậu quả, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân Mỹ. Chính sách “Ngoại giao y tế nhân đạo” của nhà nước Cuba tạo ra lợi ích về chăm sóc sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Cuba trong suốt hàng chục năm qua, mang lại những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia.
Thể thao Cuba cũng đứng trong tốp 15 trên thế giới, Cuba luôn đoạt nhiều huy chương nhất trong số các nước Mỹ La tinh tham gia Olympic mùa hè và nhiều lần nằm trong tốp 20 nước đoạt nhiều Huy chương vàng nhất trên thế giới. Tại Olimpic mùa hè 1976 ở Montrean (Canada), đoàn Cuba xếp thứ 8 với 6 Huy chương vàng (HCV), 4 Huy chương bạc (HCB), 3 Huy chương đồng (HCĐ). Tại Olympic mùa hè 1980 tổ chức tại Moskva (Liên Xô), đoàn Cuba xếp thứ 4 với 8 HCV, 7 HCB, 4 HCĐ. Tại Olympic mùa hè Barcelona năm 1992, Cuba giành 14 HCV, 6 HCB, 11 HCĐ, xếp thứ 5 (trên nước chủ nhà Tây Ban Nha đứng thứ 6). Thế vận hội mùa hè 1996 ở Atlanta (Mỹ), Đoàn thể thao Cuba xếp thứ 8 với 9 HCV, 8 HCB, 8 HCĐ. Tại Olympic mùa hè năm 2000 ở Sydney (Australia), đoàn Cuba xếp thứ 9 với 11 HCV, 11 HCB, 7 HCĐ. Tại Olympic Athens (Hy Lạp) năm 2004, đoàn Cuba xếp thứ 11 với 9 HCV, 7 HCB, 11 HCĐ. Tại Thế vận hội Rio de Janero 2016 ở Brasil, Cuba quay trở lại tốp 20 vị trí dẫn đầu với 5 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ. Trong khi đó, Việt Nam tham gia tới 15 kỳ Olympic mới đem về được 1 HCV và 3 HCB.
Sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt hơn nữa các biện pháp cấm vận chống Cuba. Nhiều người dự đoán chỉ sau một năm, Cuba sẽ chạm tới điểm mốc của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, “Hòn đảo tự do” này là một lần nữa làm nên chuyện thần kỳ. Cuba đưa ra các biện pháp theo định hướng thị trường tự do có giới hạn nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các khoản viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa việc sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại, bãi bỏ chế độ “đồng Peso kép” và khuyến khích du lịch. Năm 1996, lần đầu tiên, du lịch Cuba đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành ngành có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Cuba làm cho nước này tăng gấp 4 lần thị phần du lịch của mình tại vùng Caribean trong hai thập niên liên tiếp, Với sự đầu tư to lớn của cả nhà nước và tư nhân vào hạ tầng du lịch, sự tăng trưởng của ngành này được dự đoán sẽ còn tiếp tục. Từ năm 2009, tỷ trọng các ngành kinh tế của Cuba thay đổi căn bản, trong đó nông nghiệp chiếm 4,3%, công nghiệp chiếm 21,6%, du lịch - dịch vụ chiếm 74%; làm cho cơ cấu lao động cũng thay đổi theo, trong đó nông nghiệp chiếm 20%, công nghiệp chiếm 19,4%, du lịch - dịch vụ chiếm 60,6%
Bất chấp thiệt hại do cấm vận, nền kinh tế Cuba vẫn phát triển ổn định. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người khá cao, đạt mức 19.950 USD USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2013, bằng 1/2 Nhật Bản và xếp hạng 59/185 quốc gia. Tổng GDP của Cuba năm 2012 đạt 172,3 tỷ USD (2013). Chỉ số phát triển con người (HDI) của Cuba ở mức cao, đạt 0,815 điểm vào năm 2013, xếp hạng 44 trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Cuba đều đặn mỗi năm tăng từ 4,7% đến 5,5% trong khi mỗi năm chỉ nhận được không quá 150 triệu USD viện trợ (chủ yếu là ODA). Nợ công của Cuba khoảng 19,44 tỷ USD, chỉ chiếm 11,28% GDP. Bội chi ngân sách mỗi năm không qua 1,2 tỷ USD/năm. Tỷ lệ lạm phát của Cuba cũng ở mức thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 1,5%/năm. Tỷ lệ người nghèo chỉ chiếm 1,3% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp ở Cuba ở mức dưới 4%, chủ yếu là thất nghiệp bán phần”

Nhìn vào thang bảng giá trị, số liệu cho thấy, tại sao Phidel Castro lại là kẻ thù của thế giới tư bản do thế lực tài phiệt chi phối và tại sao ông lại trở thành lãnh tụ hiếm hoi thế kỷ 20 mà báo chí Mỹ phải thừa nhận có sức ảnh hưởng trong thế giới thứ ba đến thế. Ông là biểu tượng đối nghịch “giá trị” với thế giới “dân chủ, nhân quyền” ảo tưởng kia, là khao khát cháy bỏng của nhân dân các nước nhỏ, nhược tiểu luôn chịu sự “canh tranh khốc liệt” của các cường quốc như đàn sói đói trực chờ băm nát đất nước bé nhỏ của họ và nô dịch họ. Sự “độc tài” của ông khiến Cuba tồn tại hiên nganh trước mũi cường quốc số 1 thế giới trong sự ngưỡng mộ của toàn thể nhân loại đã cho thấy, thế giới thứ ba cần những “nhà độc tài” như ông đến cỡ nào.

Tiếc rằng, nhân loại thuộc các nước thứ 3 chỉ có một Phidel, vậy nên chỉ có một Cuba mà thôi. Vĩnh biệt ông và giá trị - lý tưởng đáng trân trọng. Lịch sử nhân loại sẽ đánh giá đúng đắn về ông, chắc chắn sẽ ở lăng kính khác với Tổng thống Obama. Nhưng câu nói lấp lửng, lập lờ của Obama cũng đủ khiến Tổng thống Mỹ này bị thế giới tư bản và các con chiên “dân chủ, nhân quyền” kết án là tội đồ. Thật hài cho nỗi khiếp sợ của họ trước cái chết của một “nhà độc tài” ở đất nước bé tí tẹo!

No comments: