Mẹ Đốp
Tin từ http://www.vietcatholic.net/News/Html/198568.htm cho hay: "Hôm 19/10/2016, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã được Đức Giám Mục Mai Thanh Lương làm phép Thánh Tẩy gia nhập Đạo Công Giáo tại nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California, nhận tên Thánh là Anphongsô. Ông cũng đã được lãnh nhận bí tích Thêm Sức và Thánh Thể cùng ngày. Hiện diện trong dịp trọng đại này có gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông đến từ xa, và Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kỳ là người đỡ đầu trong nghi thức Thánh Tẩy. Trong thánh lễ đồng tế có Cha Mai Khải Hoàn, Cha Cao Phương Kỷ, Cha Trần Đức, phó tế Chu Bình".
Một số hình ảnh về lễ nhập đạo của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh:
Có lẽ với nhiều nước trên thế giới, ngay cả nước Mỹ việc một giáo sư, nhà khoa học là tín đồ thuộc một tôn giáo nào đó không phải chuyện không quá hiếm, nếu không nói là phổ biến. Tuy nhiên, cái sự liên quan ở đây là Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là một người Mỹ gốc Việt. GS Vinh cũng đến với khoa học và được phong Giáo sư trước khi gia nhập đạo Công giáo với tư cách là một tín đồ. Việc Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thông thường được hiểu theo hai ý nghĩa có phần trái ngược nhau:
(1). Đó là biểu hiện hòa hợp, hòa quyện giữa đức tin và khoa học; hai điều này không những không mâu thuẫn với nhau mà có thể kết hợp trong một bản thể, trong một con người. Nó cũng giống như việc một người theo một tôn giáo nào đó nói chung, theo đạo Công giáo được kết nạp Đảng viên vậy!
(2). Nó cho thấy sự thắng thế của đức tin trước khoa học. GS Vinh dù đã gần trọn đời tận hiến cho khoa học nhưng cuối cùng ông vẫn chọn, vẫn bị thu phục trước một tôn giáo mà có thể trước đó những công trình khoa học do ông thực hiện hoặc tham gia đã phủ nhận nó.
Ở đây, điều dễ thấy là việc gia nhập đạo Công Giáo muộn màng của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được nói đến trong bản tin này có thiên hướng nghiêng về ý nghĩa thứ (2). Và tất nhiên, với một đất nước đang thực hiện thể chế chính trị "vô thần" (lấy nền tảng là chủ nghĩa Mác, Lê Nin) như Việt Nam thì đấy có thể là một điều gì đấy không hay cho lắm. Nhất là trong bối cảnh một bộ phận hữu thần, nhất là đạo Công giáo tại một số địa phương đang ra sức chống đối, đối nghịch lại với thể chế chính trị đang tồn tại tại Việt Nam này. Và dưới góc độ dự báo thì sự việc được GS Vinh thực hiện có thể làm nhiều người đang đi theo học thuyết vô thần phải tỏ ra ái ngại, dao động!
Để củng cố thêm việc một nhà trí thức gia nhập một tôn giáo, vietcatholic.net đã nêu bật những thành tựu cống hiến trên phương diện khoa học của GS Nguyễn Xuân Vinh. Cụ thể:
"Tiến sĩ Khoa học Hàng không và Không gian tại Đại Học Colorado vào năm 1965;
- Tiến sĩ Quốc gia Toán học tại Đại Học Paris VI vào năm 1972;
Ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Quốc Gia về Hàng Không và Không Gian(Académie Nationale de l' Air et de l'Espace) của Pháp, từ 1984; và Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế (International Academy of Astronautics) từ năm 1986.
Trong suốt hai mươi năm (1979- 1999) là phó chủ bút đặc trách môn Cơ Học Vũ Trụ (Astrodynamics) cho nguyệt san Acta Astronautica là tờ báo khoa học chính thức của Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế.
Năm 1986 là viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).
Năm 1998, khi về hưu, được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư danh dự vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Trong nhiều năm ông đã được tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại rất nhiều đại học lớn cũng như hội nghị quốc tế khắp nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.
Về văn học, ông Nguyễn Xuân Vinh lấy bút hiệu Toàn Phong và là tác giả Đời Phi Công, một cuốn sách bán rất chạy và được giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1961.
Ông cũng là tác giả cuốn Gương Danh Tướng do Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng, in năm 1957 và tập tùy bút Theo Ánh Tinh Cầu do nhà sách Đại Nam xuất bản năm 1990.
Khi còn trong quân đội, Toàn Phong đã viết bốn cuốn Sách giáo khoa Toán học bằng tiếng Việt trong đó có hai cuốn do Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam xuất bản.
Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Các sách viết bao gồm: Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press. Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam. Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X
Song, đó chưa phải là lí lịch, quá trình hoạt động của GS Nguyễn Xuân Vinh. Trước khi được biết đến với tư cách là một nhà khoa học thì vị Giáo sư sinh năm 1930 tại Yên Bái này đã theo học Khóa 1 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (bắt đầu vào tháng 9.1951), học viên Trường Võ Bị Không Quân Pháp ở Salon de Provence (1952 - 1955). Sau tốt nghiệp sĩ quan phi công ông Vinh trở về nước phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa và ông đã leo đến chức vụ Tư lệnh không quân Việt Nam với cấp hàm đại tá.
Nói như thế để thấy rằng, bản thân ông Vinh trước khi đến Mỹ đã có những năm tháng gắn bó với chế độ Việt Nam Cộng hòa, một thể chế chính trị đối nghịch hoàn toàn với thế chế chính trị hiện đang tồn tại ở Việt Nam. Việc mang ơn nặng nghĩa dày với chế độ cũ vì thế đã nhắc vị Giáo sư này về một ý thức chính trị mà với ông dù bản thân có những bước tiến lớn thế nào đi nữa về khoa học thì chủ nghĩa vô thần cũng luôn là kẻ thù của chính bản thân ông cũng như suy nghĩ đang tồn tại trong một bộ phận tướng, tá Việt Nam Cộng hòa hiện đang lưu vong trên đất Mỹ và một số quốc gia khác.
Chính vì vậy, ở đây chúng ta cần nhận thức được rằng, việc GS Nguyễn Xuân Vinh gia nhập đạo Công giáo ở độ tuổi 86 không phải do ông bế tắc, thấy khoa học không thắng thế được tôn giáo; hay những lực cản của chủ nghĩa vô thần mà đơn giản sau tất cả những cống hiến cho khoa học ông đã quay về với chính mình, cái bản thể mà ông đã từng có sau khi rời khỏi đất nước và trước khi trở thành một nhà khoa học thực thụ!
Đó cũng là những điều mà Mõ muốn nói với những ai đang cố phức tạp hóa, dựa dẫm việc GS Vinh gia nhập đạo để cáo chung về sự tồn tại của chủ nghĩa vô thần cũng như thể chế chính trị tại Việt Nam bởi như thế là viển vông và không hiểu biết!
No comments:
Post a Comment