2016/10/24

ĐÚNG QUY TRÌNH!

Tọa Sơn

Đúng quy trình giờ đây đang là một cụm từ hot và cũng khá nhạy cảm. Nó đang được các vị lãnh đạo nhắc tới sau mỗi sự việc, báo chí thì điểm tin còn bè lũ rân chủ, phản động thì thi nhau chế tác, chế giễu và xuyên tạc. Để có cái nhìn nhiều chiều và đúng đắn hơn, cũng như xem xét cụm từ “đúng quy trình” một cách khách quan hơn, chúng ta thử nhìn sang xứ sở mà đám rân chủ tôn thờ - đất Mỹ, xem ở đó họ làm đúng quy trình như thế nào, và có phù hợp với chúng ta hay không. 

Như chúng ta đều biết, cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang đi vào giai đoạn nước rút. Cuộc tranh luận thứ 3 giữa hai ứng cử viên tổng thống bà Hillary Clinton và ông Donald Trump cũng vừa diễn ra. Cho đến hiện tại, theo luật bầu cử của nước Mỹ thì chúng ta có thể đánh giá rằng cuộc đua vào Nhà Trắng của hai ứng viên này cho đến nay vẫn “đúng quy trình”. Vậy điều gì đáng nói ở đây. Nếu là “đúng quy trình” thì Tọa Sơn tôi còn bàn bạc gì khi nước Mỹ luôn được ca ngợi là xứ dân chủ, tự do, nhân quyền bậc nhất trên thế giới cơ mà. Nào chúng ta sẽ cùng xem xét sự “đúng quy trình” này ở một góc nhỏ từ các cuộc tranh luận. 
 
Hai ứng viên tố lẫn nhau về những bê bối
Trong các cuộc tranh luận, hai ứng cử viên tổng thống sẽ đưa ra các góc nhìn, quan điểm cũng như cách giải quyết trong từng vấn đề từ trong nước cho tới quốc tế. Tôi thì không dám luận bàn gì nhiều về chính sách của hai ứng viên tổng thống hiện nay vì đó là một người đàn bà xinh đẹp, thông minh và già dơ về chính trị hay một người đàn ông “giỏi” làm kinh tế và luôn có ý tưởng cũng như phát ngôn táo bạo. Tôi cũng không định bàn luận về chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ vì trên hết tôi là công dân Việt Nam và tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền của nước Mỹ cho nên tôi cũng sẽ không can dự vào công việc nội bộ của họ. Tuy nhiên, nếu các bạn để ý, thì chúng ta có thể thấy rằng ngoài những chuyện trên, qua 3 cuộc tranh luận, cả hai ứng viên liên tục công kích nhau và đã để lộ ra những mảng tối của họ. 

Đầu tiên với bà Hillary Clinton, đó là việc vi phạm quy tắc bảo mật trong trao đổi của hơn 33.000 lá thư điện tử cá nhân. Hay như những nghi vấn về sức khỏe của bà Hillary Clinton có đảm bảo hay không để đảm nhiệm vị trí tổng thống. Hay nói dân dã như ở Việt Nam chúng ta, đó là bà ấy không đủ sức khỏe để bổ nhiệm. Rồi chuyện gia đình mang tính quốc gia của bà cũng bị đưa ra, khi ông Donald Trump tổ chức họp báo cùng các phụ nữ từng cáo buộc ông Bill Clinton, chồng bà, về tội tấn công tình dục. 
 
Cư dân mạng nhanh chóng chế những bức ảnh ẩn tượng
Còn vời ông Donald Trump thì mọi chuyện còn phong phú hơn. Từ việc ông Trump có phải là người tài giỏi trong điều hành kinh tế hay không với chỉ 4 lần tuyên bố phá sản và ông này đã tài tình trốn thuế trong nhiều năm ròng. Rồi vụ rò rỉ đoạn băng ghi âm ông Trump có những lời bình luận thô thiển và gây sốc để mô tả với một người phụ nữ không rõ danh tính. Thậm chí trong cuộc tranh luận gần nhất, khi bị dồn vào chân tường, ông Trump đó thốt lên với bà Hillary Clinton ngay giữa sân khấu rằng: “đúng là một mụ đàn bà kinh tởm”.

Vâng, có lẽ nhiều kẻ sẽ bảo các tờ báo ở Việt Nam dưới sự chỉ đạo đã bóp méo các câu chuyện các lời nói ở của các ứng viên tổng thống trên để bôi nhọ. Tuy nhiên, ơn giời, ở cái xứ này, người dân được tiếp cận với thế giới qua internet một cách rộng rãi cũng như được có ăn có học đàng hoàng nên không khỏ để có thể dịch chuẩn xác các video, bài báo có trên mạng ở nước ngoài.

Thử đối chiếu những vụ bê bối trên mà ứng vào tình hình Việt Nam thì sao nhỉ. Chưa cần nói đến các cán bộ cấp cao nào, chỉ là cán bộ công chức bỉnh thường thôi mà có những hành động kể trên là cũng đủ điều kiện để không làm việc trong hệ thống chính trị của Việt Nam rồi. Ấy thế mà kia còn là những ứng cử viên tổng thống Mỹ, người quyền lực bậc nhất trên thế giới. Nếu đó là các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì chắc đám rân chủ, bọn phản động sẽ nói hệ thống chính trị Việt Nam mục rỗng tới không thể cứu vãn được, rồi chế độ này sụp đổ đến nơi rồi hay đất nước lâm nguy khi những người trên lãnh đạo. Tuy nhiên, đám rân chủ lại tôn thờ Mỹ như là mẹ, như là cha. Vì nước Mỹ là nguồn sữa nuôi nấng bao cuộc đời hoạt động rân chủ ở trong nước. Nên có lẽ vậy mà miệng lưỡi bọn chúng cũng vẹo sang một bên một cách nhanh chóng. Vâng! Hai ứng cử viên trên dù có những bê bối nhưng nó thể hiện nước Mỹ là một nước rất dân chủ, tự do khi mà họ không để ý đến lý lịch của ứng cử viên mà chỉ quan tâm đến tài năng lãnh đạo. Ôi đúng là miệng lưỡi thế gian!

Rồi gần đây, dường như có một phong trào săm soi xem gia đình, dòng họ của các vị lãnh đạo đang làm gì trong hệ thống chính trị, rồi xem lãnh đạo đó là con cháu nhà ai. Nhìn sang nước Mỹ, chúng ta có thể thấy nhiều dòng họ có thế lực chính trị như nhà Bayh ở Indiana, nhà Brown ở California, nhà Dewine ở Ohio, nhà Bush ở Texas... Hay như trong sau cuộc tranh cử tổng thống gần đây, có bốn ứng viên Mitt Rommey, George W.Bush, Al Gore và George H.W.Bush là con cháu của những gia đình vọng tộc. Thế mà họ chẳng mấy khi bị soi mà còn được tán thưởng là tiếp nối thành công của gia đình chứ.

Đấy, qua góc nhìn nho nhỏ của tôi, chúng ta cũng thấy, ở bên Mỹ ở cũng làm rất “đúng quy trình” đấy nhỉ. Nhưng tôi vẫn thấy có cái gì đó sai sai ở đây thì phải?

No comments: