2016/10/22

TRÒ BẨN BẤT NHÂN CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG

Một số anh anh hùng "bàn phím" trong làng phản động liên tục bày chiêu trò biến trắng thành đen rồi vu cáo, vu khống,.. hẳn những ai quen môi trường này sẽ không xa lạ nhưng với những người mới lần đầu có thể bị cuốn vào vòng xoáy bẩn thỉu.

Chế ảnh từ không thành có

Một độc giả gửi cho chúng tôi tâm sự, bản thân là một anh hùng bàn phím một thời cho nhóm chuyên chế ảnh dưới sự chỉ đạo của "Con đường Việt Nam" cũng phải "nể phục" tài chế ảnh của một số đồng nghiệp. Nể phục đến nỗi những bức ảnh họ chế ra không có gì để nói, để bàn,... vì quá chính xác luôn nếu như không có ảnh gốc. Đáng nể hơn, họ săn ảnh rất giỏi và có óc tưởng tượng "phong phú". Một công việc dễ kiếm tiền nhưng cũng đòi hỏi phải hoạt động ở cường độ cao khi suốt ngày phải bám mạng internet và mạng xã hội. Ảnh được chế ra phải có những "bình luận ăn khách" -tức thêm chủ đề, nội dung cho nó phù hợp với mong muốn của "minh chủ" nếu không thì cũng nhịn đói do bị "cắt thu nhập".

Nói thế chắc các bạn đã hiểu cái "nghề" chế ảnh của những anh hùng bàn phím thời nay nó khác với nghề truyền thần của mấy anh thợ vẽ thời sưa. Vấn đề ở đây không phải làm công việc bình thường như những người chuyên đánh máy thuê, gõ capacha hay nhập liệu,... mà phải làm những việc trái với lương tâm, đạo lý của một con người, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, nói xấu, vu khống, vu cáo, xuyên tạc chế độ, chính quyền, Đảng và các nhân vật lãnh tụ của đất nước. 

Sau một thời gian làm việc, bản thân tôi thấy hổ thẹn với những gì mình đã làm, đang làm và có thể sẽ tiếp tục làm. Không lẽ, chỉ vì một chút vật chất để rồi bán rẻ lương tâm, nhân phẩm và điều tệ hại hơn là người tiếp xúc với những bức ảnh chế, những bình phẩm do mình làm ra họ sẽ nghĩ gì, làm gì. Có lúc tôi cũng đã từng nghĩ, liệu mình làm việc "thất đức" như vậy có bao giờ sẽ gặp phải quả báo ? hay những người bị tác động do ảnh mình chế ra lại hại chính mình, gia đình mình và người thân của mình ? Đó là những gì khiến cho tôi phải dừng lại trước khi quá muộn.

Treo đầu dê bán thịt chó

Ngoài thủ đoạn bỉ ổi trên, nhóm những anh hùng bàn phím trong làng phản động còn sử dụng phương pháp "tái chế ảnh" bằng cách sử dụng hình ảnh của một sự kiện gán sang cho một sự kiện khác để vu khống. Độc giả của chúng tôi, sau khi từ bỏ "nghề chế ảnh" đã chỉ cho chúng tôi thấy thông qua một sự việc cụ thể mới xảy ra gần đây:

Sự kiện lũ lụt xảy ra ở miền Trung vừa qua, nhiều hình ảnh cũ được nhóm này "tái chế" lại như: hình ảnh em bé chết do bị lũ quét sạt lở đất (chúng tôi không đăng tải hình ảnh và nhân thân em bé vì em đã mất và rất tội nghiệp) và mới đây khi Hãng taxi Mai Linh bị nhóm phản động lên mạng kêu gọi tẩy chay, một số anh hùng bàn phím được giao nhiệm vụ tạo dựng hình ảnh để chứng minh sự tẩy chay là có thật. Bằng cách sử dụng những hình ảnh 2 thanh niên thuê xe taxi Mai Linh từ Hà Nam vào Ninh Bình đánh nhau, hai đối tượng dùng hung khí nguy hiểm bị người dân bao vây nên lên xe taxi bỏ chạy và người dân đã chặn chiếc taxi lại đánh hai đối tượng này và dùng gạch đá ném làm cho chiếc xe bị phá hủy nghiêm trọng (xem bài viết trên báo Dân Việt đăng tải ngày 14/7/2016) . 


Ảnh chụp chiếc xe taxi bị người dân ném đá khi tấn công hai kẻ mang hung khí đi đánh nhau 

Nhưng thật không ngờ, hình ảnh chiếc taxi hư hỏng nặng do vụ việc trên lại được sử dụng với những dòng bình luận đáng ngạc nhiên: "Chết rồi Mai Linh ơi! Giám chọc giận thượng đế hử ? Lần này không chỉ là tẩy chay thôi đâu nhá.... sáng mắt chưa Linh ? Sáng rồi thì còn không lo đường mà đổi nghề ... nếu không thì ngòi nổ...." (ảnh dưới)


Bức ảnh được tái chế để phục vụ cho mục đích của nhóm phản động

Những bức ảnh tái chế không chỉ được sử dụng để lan truyền trên mạng mà còn được sử dụng để viết bài đăng tải lên các trang báo, blog phản động. Hình ảnh, quay đoạn video một thanh niên đốt thẻ taxi Mai Linh là trò diễn theo kịch bản để quay và clip này đã được mấy nhà văn, nhà thơ tận dụng triệt để để viết bài phát tán, loan tải.

Thủ đoạn của mấy anh hùng bàn phím đối với những người quen với mạng xã hội về những bức ảnh chế thì không sao nhưng với những người ít tiếp xúc thì không phân biệt được thật, giả lẫn lộn. Điều này tạo ra sự nhận thức sai lầm về các sự kiện, các vấn đề, nhất là vấn đề có tính lịch sử, truyền thống, bản chất chế độ,... 

Độc giả giúp chiasekienthucnet bóc mẽ chiêu trò bỉ ổi này nhằm nêu cao tính cảnh giác và ý thức làm chủ thông tin của mọi người. Tính tự chủ thông tin là điều quan trọng đòi hỏi mỗi người không nên dễ xúc cảm trước bất kỳ bức ảnh nào, ngôn từ nào nếu khi bức ảnh và ngôn từ đó chưa được kiểm chứng bằng thông tin đáng tin cậy. Nhiều người tốn công, vô ích ngồi bình luận bày tỏ lòng cảm thương, tình yêu, sự căm thù, lòng thù hận và thậm chí rơi lệ,... với những bức ảnh được chế tác theo trò bẩn.

VT (chiasekienthucnet)

No comments: