2016/10/01

CÁC BẠN BÁO BƠI HẾT VÀO ĐÂY: CĂN CỨ PHÁP LÝ VỤ TRẦN QUANG THẾ VÀ CSHS ĐÔNG ANH


Làm rõ những căn cứ pháp lý trong vụ việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân

ANTD.VN - Ngày 29-9, sau khi CATP Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh với chiến sỹ Đội CSHS, CAH Đông Anh, trên cầu Nhật Tân; một số cơ quan báo chí đã có bài viết đặt vấn đề về căn cứ pháp lý của những quyết định xử lý.

Để rộng đường dư luận, chiều 30-9, PV Báo An ninh Thủ đô đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật, Văn phòng Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội:

Không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, đơn của anh Trần Quang Thế - PV Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, về việc bị hành hung gây thương tích trên cầu Nhật Tân, đã được Công an xã Vĩnh Ngọc và CQĐT CAH Đông Anh tiếp nhận giải quyết kịp thời, đúng thủ tục, trình tự tố tụng.

“Căn cứ kết quả xác minh tố giác tội phạm, CQĐT có đủ căn cứ xác định anh Thế không bị thương tích”, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, và thông tin, ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo, CQĐT đã tiến hành kiểm tra dấu vết thân thể, cùng căn cứ kết quả khám thương của bệnh viện Việt Đức, để đưa ra kết luận nêu trên. CQĐT cũng đã đề nghị trưng cầu giám định để đánh giá ảnh hưởng thương tích, sức khỏe đối với anh Thế, nhưng người liên quan đã từ chối.

Anh Thế cũng không có yêu cầu truy cứu trách nhiệm đối với người gây thương tích. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự, CQĐT xác định không hội đủ các yếu tố, chứng cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Áp dụng chế tài đúng người, rõ vi phạm

Tái khẳng định có sự việc xô xát giữa anh Trần Quang Thế với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu rõ, quá trình tiếp nhận, điều tra và xử lý sự việc, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Giám đốc CATP: hết sức khách quan, cá nhân nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó.

Cụ thể, CQĐT đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của anh Thế.

Tuy nhiên, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách. Hiện, CATP Hà Nội đã giao Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với CAH Đông Anh tổ chức kiểm điểm đối với đồng chí Ngô Quang Hưng, mức xử lý kỷ luật Khiển trách.

Về hành vi, trách nhiệm của đồng chí Nguyễn Văn Thuyên, Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh. Có thông tin cho rằng đồng chí Thuyên đã dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên qua xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, CQĐT ghi nhận các phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam trình bày, khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó, chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đối chiếu với Quy tắc ứng xử trong Công an nhân dân, CATP Hà Nội đã yêu cầu đồng chí Thuyên kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm sau sự việc này.

Về hành vi của anh Trần Quang Thế; Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng cho biết, căn cứ tài liệu điều tra, CQĐT có đủ cơ sở xác định trong quá trình ở hiện trường, anh Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:

Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP).

Căn cứ kết quả điều tra và theo Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định “Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính”, CQĐT đã chuyển hồ sơ đến CAQ Tây Hồ, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, để ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền. Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, chế tài được áp dụng đối với anh Trần Quang Thế chỉ ở mức trung bình.

“Cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường

Thượng tá - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật của Văn phòng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội, đã dùng hình ảnh ấy, để nhìn nhận tính chất và phản ứng kịp thời của lực lượng chức năng, trong quá trình tổ chức và phục vụ công tác điều tra vụ việc có dấu hiệu trọng án trên cầu Nhật Tân, hôm 23-9.

Có ý kiến cho rằng, anh Trần Quang Thế tác nghiệp không phải ở khu vực bảo vệ hiện trường vụ án, vì khu vực đó không có biển báo, không được căng dây.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng phân tích, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, lực lượng bảo vệ hiện trường có thể căng dây; nhưng trong trường hợp khẩn cấp chưa có dây để căng, những người làm nhiệm vụ có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất trong việc thông báo, yêu cầu những người không có nhiệm vụ không được xâm phạm hiện trường.

Trong sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Công an xã Vĩnh Ngọc, cán bộ công an Đồn Công an Bắc Thăng Long trong trang phục cảnh sát và chiến sỹ Đội Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh đã hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Trong trường hợp ấy, lực lượng thực thi nhiệm vụ chính là những “cột mốc sống” xác định khu vực hiện trường.

Với quan điểm, phân tích đó, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng thông tin thêm về những yếu tố liên quan đến khái niệm “hiện trường”.

Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước.

Bên cạnh đó, Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.

Anh Trần Quang Thế và một số người không được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng vẫn cố tình tìm cách vào hiện trường; bị lực lượng chức năng yêu cầu rời hiện trường, là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc lắng nghe những ý kiến xung quanh sự việc xảy ra trên cầu Nhật Tân sáng 23-9, giữa PV Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với chiến sỹ Cảnh sát hình sự CAH Đông Anh; ngày 27-9-2016, tại trụ sở CATP Hà Nội, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc CATP đã mời, chủ trì buổi đối thoại với đại diện Báo Tuổi trẻ và Hội Nhà báo Việt Nam.

Tại buổi đối thoại, phóng viên Trần Quang Thế đã bày tỏ hoàn toàn nhất trí với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội.

Được sự đồng ý của CATP, Báo ANTĐ chuyển tải đến bạn đọc Biên bản đối thoại:






No comments: