Lựa chọn này có phần cực đoan nhưng không phải là không có lý.
"Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì tầm ảnh hưởng của mình đối với Philippines, kể cả lật đổ Chính phủ đương thời".
Đó là nhận định của chuyên gia phân tích chính trị Eric Draitser, nhà sáng lập StopImperialism.org khi ông nhận được câu hỏi "Liệu tình hình sẽ thế nào nếu mối quan hệ Mỹ - Philippines tuột dốc".
Trong tuần này, đại diện Trung Quốc và Philippines đã tiến hành hội đàm, đánh dấu sự khởi đầu trong quá trình hòa giải giữa 2 nước, vốn đang "mắc kẹt" trong cuộc tranh chấp trên biển Đông.
Ông Draitser cho rằng, các cuộc gặp là "một bước tiến quan trọng trong khu vực", bởi Tổng thống Philippines đã bắt đầu "rẽ sang một hướng khác" trong mối quan hệ song phương với Trung Quốc.
"Những người vẫn theo dõi diễn biến khu vực này nên biết 1 điều: Philippines giữ vai trò dẫn dắt trong xu hướng phản đối Trung Quốc tại đó. Tôi nghĩ, chúng ta có thể thấy rõ điều này qua mối quan hệ khăng khít giữa Philippines và Mỹ".
Theo ông Draitser, các cường quốc phương Tây đang lo ngại khi thấy Tổng thống Duterte thể hiện mong muốn "thoát khỏi" ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt trong thời điểm Manila đang tiến gần tới vị trí lãnh đạo luân phiên của ASEAN.
Khi được hỏi: "Điều gì đã dẫn tới sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc mà cuối cùng đã dẫn tới vụ kiện biển Đông?", ông Draitser cho rằng: "Vấn đề nằm ở quyền kiểm soát, quyền lãnh đạo. Đó là năng lực duy trì hiện trạng của Mỹ, vốn bắt đầu hiện diện từ sau Thế chiến II, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương".
Ngoài mong muốn xác lập vị thế trong khu vực, ông Draitser nhận định: Chính trữ lượng tài nguyên tự nhiên phong phú trên biển Đông đã khiến Mỹ dính dáng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.
"Biển Đông có vị trí quan trọng trong vận tải hàng hóa và phần lớn thương mại toàn cầu", ông Draitser nói, "Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment