2016/08/28

ĐIỀU 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2003 VẪN CÒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG


Ngay sau phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa HCN Việt Nam kết thúc, một số cá nhân và tổ chức đã lên tiếng phản bác lại bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, một số tổ chức quốc tế đề nghị Việt Nam xóa bỏ Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2003 và trả tự do ngay cho hai phạm nhân vừa bị kết án về tội danh trên.
ĐIỀU 88 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2003 VẪN CÒN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Hai bị cáo Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy
Mới đây, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực Đông Nam Á (OHCHR) và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phê phán Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các tổ chức này cho rằng Việc kết án như vậy không phù hợp với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp ôn hòa được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, và với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như với các cam kết quốc tế khác”. Và do đó, “kêu gọi Chính phủ thả tự do vô điều kiện hai cá nhân này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả người Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trả thù. Các tổ chức này cho rằng Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2003 là bất nhân và phi lý; bất công và vi hiến; và vi phạm nhân quyền và cam kết quốc tế.
Theo Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, cụ thể tại khoản 2 Điều 19 quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”. Các tổ chức Quốc tế đã viện dẫn quy định này để phản đối Điều 88 trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2003. Tuy nhiên, họ cố “lờ” đi các quy định khác trong Công ước, họ chỉ viện dân một phẩn rất nhỏ trong Công ước. Trong Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự có rất nhiều quy định, các quy định này có sự ràng buộc nhất định với nhau. Do đó, nếu muốn áp dụng Công ước một các đúng đắn thì cần phải nghiên cứu toàn bộ các quy định, tư duy pháp luật thiển cẩn của một số tổ chức như này là không chấp nhận được.
Theo khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự có quy định: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.
Điều 88 Bộ luật hình sự được quy định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia đấu tranh với loại tội phạm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Điều luật này được xây dựng phù hợp theo Công ước trên, phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Những lời bịa đặt của một số tổ chức quốc tế là không có căn cứ.
Theo tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay thì vẫn còn tồn tại những đối tượng vì bất mãn, vì hám lợi nên vẫn thực hiện hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước mặc dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 2015, các nhà làm luật vẫn giữ lại Điều luật này với sự thay đổi về câu chữ và các tình tiết cụ thể cho phù hợp với thực tiễn.
Quá trình lập pháp, hành pháp là hoạt động độc lập của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hoạt động này được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phù hợp với những Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc bảo đảm và duy trì Điều 88 Bộ luật hình sự năm 2003 là hết sức cần thiết để ngăn chặn những hành vi gây phương hại đến sự vững mạnh của Nhà nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Dân Việt

No comments: