Ngày 10/8 một bản tin đặc biệt của hãng tin Reuters dẫn nguồn tin riêng từ một số quan chức quốc phòng và ngoại giao phương Tây nói rằng, Việt Nam đã bí mật bổ sung một số bệ phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công các đường băng Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn lên 5 điểm đảo ở Trường Sa. Hãng tin này cũng cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời Reuters rằng: "Thông tin này không chính xác".
Ngay sau khi bản tin của hãng này được đăng tải thì một loạt các báo đã đưa tin về sự phản ứng của các nước có liên quan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Elizabeth Trudeau phát biểu tại một cuộc họp báo rằng, Washington đã nắm được thông tin trên, đồng thời tuyên bố: "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp."
Sáng 11/8, trang China.org.cn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này trả lời qua văn bản rằng, Trung Quốc "phản đối" hoạt động triển khai quân sự của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh lại tiếp tục giọng điệu tuyên truyền xuyên tạc rằng Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp một bộ phận quần đảo Trường Sa", mà Trung Quốc đòi "chủ quyền".
Liệu thông tin mà Reuters đưa có bao nhiêu phần trăm là sự thật hay đây cũng chỉ là chiêu bài của các báo giật tít câu view, lợi dụng vấn đề đang được dư luận quốc tế quan tâm sau khi có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ các ưu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Chưa nói đến sự xác thực của thông tin trên, một sự thật mà chắc hẳn không ai phủ nhận được đó là Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cả hai quần đảo là phần không thể thiếu và tách rời đất mẹ Việt Nam. Trong quá khứ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm từng phần rồi toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và sau đó là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà mở đầu chính là việc Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988. Không chỉ chiếm đóng trái phép, xây dựng các công trình quân sự trên các đảo của Việt Nam, những năm gần đây với mưu đồ, tham vọng bành chướng, thôn tính cả biển Đông Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trên biển nói chung và trên các đảo, điểm đảo, bãi nổi đã chiếm đóng của Việt Nam. Các hành động ngang ngược thể hiện sự leo thang vũ trang của Trung Quốc tại biển Đông đặc biệt được đẩy mạnh khi Trung Quốc cho bồi đắp các đảo nhân tạo tại Hoàng sa và đặc biệt là các đảo nhân tạo với quy mô lớn trên 06 thực thể ở Trường Sa làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc, diện mạo ban đầu của các thực thể này. Trên các đảo Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn Trung Quốc đã xây dựng trái phép 3 đường băng. Các đường băng của Trung Quốc xây dựng được đánh giá như các hàng không mẫu hạm hiện đại bậc nhất, nơi có thể cất hạ cánh của các loại máy bay quân sự hiện đại mà nước này đang sở hữu.
Theo một nguồn tin cho hay thì trên hệ thống các đảo Trung Quốc còn trang bị hệ thống vũ khí hiện đại có thể kể đến như tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm…Việc làm của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Các hành vi leo thang quân sự trên biển Đông của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc không sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên biển. Mặt khác các hành vi của Trung Quốc đã tạo ra mối uy hiếp trực tiếp, thường trực đối với an ninh của các nước trong khu vực biển Đông nói chung và an ninh của Việt Nam nói riêng. Vậy nếu thông tin mà Reuters đưa có chính xác thì đó cũng là một việc làm chính đáng và thực sự cần thiết của một nước đã là nạn nhân của một sự ăn cướp trắng trợn mà còn bị nhăm nhe đe dọa đến an ninh, an toàn của lãnh thổ, nhân dân mình.
Một hình ảnh ví von hình tượng thì có thể thấy Việt Nam như một người hiền lành bị một đàn chó kéo đến nhà chực cắn xé thì chẳng nhẽ lại cứ đứng yên chịu trận mà không kiếm cho mình lấy cái gậy để mà tự vệ./.
Một hình ảnh ví von hình tượng thì có thể thấy Việt Nam như một người hiền lành bị một đàn chó kéo đến nhà chực cắn xé thì chẳng nhẽ lại cứ đứng yên chịu trận mà không kiếm cho mình lấy cái gậy để mà tự vệ./.
NGẠO
No comments:
Post a Comment