2016/01/02

Sự cần thiết của việc thành lập Cộng đồng Asean?

http://molang0205.blogspot.com/2015/12/su-can-thiet-cua-viec-thanh-lap-cong.html

Chiềng Chạ
Theo một thông tin mới nhất từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, vào sáng nay (31/12/2015), tại trụ sở của Bộ này nhân sự kiện đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập đã diễn ra lễ thượng cờ. Đây cũng là hoạt động diễn ra đồng loạt ở hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN. 
Để có được những kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của các quốc gia thành viên, trong đó có sự nỗ lực của Việt Nam. Sự ra đời của Asean sẽ giải quyết được bài toán mà rất nhiều quốc gia trong khối đã quan ngại và nhiều lần đặt ra tại các Hội nghị thượng đỉnh: Sức mạnh của Asean? Vai trò của Asean trên trường quốc tế trong bối cảnh hiện nay? và Asean có thể làm được những gì một khi được nâng cấp lên? Trong khuôn khổ bài viết này không những xin được làm rõ hơn về những câu hỏi như thế mà còn muốn làm rõ hơn tại sao lại cần thiết hình thành cộng đồng chung Asean? 
Asean - Không đơn thuần là yếu tố địa lý
Tôi cho rằng câu hỏi như "Sức mạnh của Asean? Vai trò của Asean trên trường quốc tế trong bối cảnh hiện nay?" hoàn toàn có lí và đối với một quốc gia trước khi tham gia vào một tổ chức thì trả lời được điều này là hết sức quan trọng? Họ sẽ không bao giờ đặt nhiều sự kỳ vọng, công sức và cả vật chất để tham gia vào một tổ chức mà không biết được sức mạnh của tổ chức đó sẽ như thế nào và liệu khi tham gia vào đó họ sẽ có được cái gì? 
Nhà Trắng hôm 30.12 thông báo, Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo ASEAN ở California vào ngày 15 và 16.2.2016 (Nguồn: Báo Lao động). 

Và rõ ràng việc hầu hết các quốc gia (10/11) tham gia vào tổ chức có tên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là Asean) cho thấy Asean không đơn thuần là tập hợp các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á? Hay nói cách khác, vị trí địa lý chỉ là điều cần để đi đến hình thành Asean? Và trên thực tế nhìn vào cái cách gia nhập có tính không tập trung, ngắt quãng (có nước gia nhập từ thời điểm thành lập - 08.8.1967; có nước mới gia nhập khoảng vài chục nam trở lại nay như Campuchia - 1999 và mới đây nhất Đông Ty Mo đã có đơn xin gia nhập) cũng đủ cho thấy đã có một sự tham dò nhất định trước khi tham gia của các quốc gia thành viên. 
Sự cần thiết của việc hình thành cộng đồng chung Asean? 
Có một điều rất dễ thấy dù đã hình thành một hiệp hội cũng như đã bước đầu hình thành các chức danh, cơ quan thống nhất trong khối (Chủ tịch, Tổng thư ký Asean). Tuy nhiên, chính việc triển khai các hoạt động chung theo hình thức luân phiên (hết nước này đảm nhận chức Chủ tịch, chủ nhà các hội nghị thượng đỉnh) đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính liên kết và sự thống nhất của các quốc gia trong các chính sách mà tất cả cùng quan tâm. Thậm chí, do tính quan trọng trong lá phiếu của đất nước chủ nhà nên dù vấn đề đó đã nhận được sự đồng thuận của hầu hết các quốc gia nhưng do nước chủ nhà không thông qua nên ngay lập tức bị tắc nghẽn và không thể thực thi; việc thông qua Nghị quyết của Asean về vấn đề Biển Đông trong thời điểm Campuchia làm Chủ tịch Asean là một ví dụ chưa thể quên đi một sớm, một chiều và đương nhiên để Asean thực sự phát triển, là mái nhà chung của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thì những câu chuyện tương tự không nên được tái diễn dù với lí do gì! 

Cái thiếu của Asean hiện tại là một cơ quan quyền lực có tính tối cao và một bộ phận chuyên môn nhằm thực thi các công việc chuyên trách liên quan đến khối. Và để hình thành được điều này thì đương nhiên Asean sẽ phải đi thêm một bước nữa trong lộ trình phát triển của mình: Tiến tới hình thành cộng đồng chung Asean; điều này cũng giống như việc Liên minh Châu Âu EU ở các nước Châu Âu vậy. 

Ở đây có một câu hỏi đặt ra là dù đã có những sự cố gắng nhất định trong việc thiết lập, gia tăng các hoạt động giao lưu, hợp tác với các cường quốc trong khu vực như TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ thông qua các kỳ họp thưởng định. Song dường như sức hút của Asean vẫn còn rất hạn chế, các nước phát triển vẫn ưu tiên hơn việc hợp tác song phương, riêng lẻ với từng nước thay vì hợp tác chung với cả khối? Nhìn nhận sâu hơn về điều này sẽ thấy: Hạn chế này hoàn toàn xuất phát từ việc Asean thiếu sự thống nhất về mặt chủ trương cũng như các chính sách chung. Các nước phát triển sẽ không dám mạo hiểm đầu tư hoặc có các hoạt động hợp tác sâu hơn là vì thế! 

Một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng sự thống nhất của một hiệp hội như Asean thực sự rất quan trọng, đó là: Không hiểu có phải do trùng lặp hay không nhưng trong "Nhà Trắng hôm 30.12 thông báo, Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo ASEAN ở California vào ngày 15 và 16.2.2016". Và như tuyên bố từ Phòng Báo chí Nhà Trắng: 
"Cuộc gặp chưa từng có này - lần đầu tiên được tổ chức giữa Mỹ với các nhà lãnh đạo ASEAN - được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác sâu sắc hơn mà Mỹ đã bồi đắp với ASEAN từ năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng cường chính sách tái cân bằng đến Châu Á và Thái Bình Dương”. 
Riêng đối với Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có lí do để tin rằng Biển Đông là một trong các nội dung sẽ được đưa ra trong cuộc họp giữa Asean với người Mỹ; các quyết sách chung của khối sẽ vận hành theo nguyên tắc "Thiểu số phục tùng đa số".

No comments: