Mặc dù không mấy liên quan nhưng trong bản Thư ngỏ gửi học sinh và các bậc phụ huynh đầu năm học 2018–2019 của Ban công lý & hoà bình Giáo phận Vinh vẫn "đá qua" về chương trình Tiếng Việt Công nghệ của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại khi nói rằng: "Đầu năm học 2018-2019 này, dư luận xã hội bùng lên cuộc tranh luận chung quanh bộ sách “Công nghệ Giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Chúng tôi miễn bàn về điều hay lẽ dở của bộ sách này. Điều quan trọng nhất ở đây: tuy là một bộ sách “thí điểm” nhưng hiện tại lại được đem dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh. Nếu như thí điểm thất bại thì hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào? Các bậc phụ huynh có chấp nhận để con mình làm thí điểm hay không? Và đâu là mục đích thực sự của dự án cải cách giáo dục này?".
Thư ngỏ đăng trên website chính thức của Giáo phận Vinh (Nguồn: FB).
Đây có thể xem là sự lên tiếng chính thức của giáo phận Vinh và cũng là cách mà Giáo phận này lên tiếng để bào chữa cho hành vi của 2 Linh mục Phan Đình Giáo (Quản xứ Cẩm Trường, Nghệ An) và Lm Trần Đình Lai (Quản xứ Đông Yên, Hà Tĩnh) sau khi 2 Lm này yêu cầu con em trong giáo xứ nghỉ học để phản đối Tiếng Việt Công nghệ.
Nói như thế bởi lẽ: Ngay đoạn đầu và trong cách dùng từ về nội dung này trong thư ngỏ ít nhiều có sự thận trọng: "Đầu năm học 2018-2019 này, dư luận xã hội bùng lên cuộc tranh luận chung quanh bộ sách “Công nghệ Giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Chúng tôi miễn bàn về điều hay lẽ dở của bộ sách này". Điều này hoàn toàn khác với cách mà 02 Linh mục nêu trên đã thể hiện. Và với điều này, dù không quá công khai nhưng Ban công lý & hoà bình GP Vinh đã gián tiếp phủ nhận và cho những ai quan tâm biết, Ban này nói riêng và GP Vinh nói chung không đồng tình, cổ vũ cho hành động này của 2 Linh mục Phan Đình Giáo và Trần Đình Lai. Nói Ban công lý & hoà bình GP Vinh chữa cháy cho hành vi của 2 Linh mục này là vì thế.
Tuy nhiên, một điều dễ thấy là không phải Văn phòng TGM GP Vinh mà Ban công lý & hoà bình GP Vinh lên tiếng mới phải lẽ, bởi không ai khác chính họ với bản lên tiếng và các văn bản đã phát ra là chủ thể kích động, yêu cầu các Linh mục lên tiếng đối với chương trình Tiếng Việt công nghệ.
Còn những băn khoăn sau đó của ban này: "Điều quan trọng nhất ở đây: tuy là một bộ sách “thí điểm” nhưng hiện tại lại được đem dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh. Nếu như thí điểm thất bại thì hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào? Các bậc phụ huynh có chấp nhận để con mình làm thí điểm hay không? Và đâu là mục đích thực sự của dự án cải cách giáo dục này?" thì xem chừng là hết sức thừa thãi.
Đúng là Tiếng Việt công nghệ đã thì điểm hơn 40 năm và đến nay hoạt động này vẫn đang thí điểm. Song, với việc đem ra giảng dạy tại 49/63 tỉnh thành với hơn 800.000 học sinh thì xin thưa, nó không còn là "thí điểm" nữa. Nghĩa là nó đã gần như phổ biến và việc đa số các tỉnh tổ chức giảng dạy chương trình này cho thấy tính ưu việt, tích cực trong chương trình giảng dạy này. Việc vẫn dùng từ "thí điểm" có chăng là sự quen miệng hoặc cho thấy sự thận trọng của những người đứng ra thực hiện và của Bộ Giáo dục & đào tạo mà thôi khi thực hiện đối với cái mới, để các chủ thể quen dần với sự thay đổi và tiến tới chấp nhận.
Với hơn 40 năm đã qua thì nếu thực sự có vấn đề thì nó đã thất bại và sẽ không tồn tại đến hôm nay. Điều này thật đúng với câu "lo bò trắng răng" mà thôi.
An Chiến
No comments:
Post a Comment