2017/01/02

THUYẾT ÂM MƯU MỚI XUNG QUANH CHỨC DANH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG & AN NINH


Một trong điểm mới trong cơ cấu tổ chức bộ máy Quốc hội được đổi mới theo Hiến pháp năm 2013. Theo đó, cùng với xu hướng tăng quyền cho chức danh Chủ tịch nước, bên cạnh việc có thêm Hội đồng bầu cử Quốc gia do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch thì theo điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam được thành lập. Trong đó Hiến pháp quy định rõ: "Chủ tịch của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam là Chủ tịch nước Việt Nam". Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh có nhiệm vụ "đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Hội đồng quốc phòng và an ninh động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.

Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số". 
Video xuyên tạc về Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Nguồn: Internet). 

Theo kết quả tại phiên họp tháng 4 của Quốc hội khóa XIV, ngoài Chủ tịch nước Trần Đại Quang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - Anh ninh theo Hiến pháp thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được đảm nhiệm chức danh Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, các ủy viên của Hội đồng này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. 

Nói như thế để thấy rằng, việc kiện toàn các chức danh này đã diễn ra tương đối lâu và việc ông Quang đảm nhiệm thêm một cương vị khác ngoài Chủ tịch nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân (Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh) là tuân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Hay nói cách khác, nó không phải là ý chí của bất cứ cá nhân nào mà là ý chí chung của người dân được Quốc hội tiếp thu và chỉnh sửa. 

Tuy nhiên, không hiểu vì lẽ gì thời gian gần đây xuất hiện những thông tin xung quanh chuyện này. Bài viết "Vì sao Chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột được tăng quyền trên cả Tổng Bí thư?"  của Sơn Hà tổng hợp đăng trên nhiều trang mạng trái chiều là một ví dụ. 
Sáng 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, người Thống lĩnh toàn bộ các Lực lượng vũ trang đã có buổi gặp mặt đoàn đại biểu các thế hệ cán bộ Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 22/12/2016 (Nguồn: Internet). 

Bài viết có đoạn: "Ông Trần Đại Quang đã được thống lĩnh toàn bộ Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an, dân quân tự vệ, dân phòng..., nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng. Việc ông Nguyễn Phú Trọng hôm 19/12/2016 đã thăm Tổng cục Tình báo Bộ Quốc Phòng (Tổng cục 2), đã cho thấy sự hoảng hốt và lo sợ của ông Tổng Bí thư trước thanh thế đang lên quá nhanh của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang". 

Cũng như nhiều bài viết khác về chủ đề này khi đề cập đến cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản (giữa một bên là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bên kia là Chủ tịch nước Trần Đại Quang) là họ cố tình lấy một sự việc đã diễn ra tương đối lâu, trước đó (tháng 4 năm 2016) để "phù phép" và mặc định như nó vừa diễn ra để đối trọng lại một chi tiết vừa xảy ra: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng. 

Không hiểu nếu có "hoảng hốt" trước "thanh thế đang lên quá nhanh của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang" sau khi được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng & An ninh theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì liệu rằng có quá chậm không khi phải chờ đến hơn 8 tháng sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới "hành động"? Cái vô lí và bịa đặt của câu chuyện là ở chỗ đó! 

An Chiến

No comments: