2017/01/17

SỰ THẤT BẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 – CÓ XỨNG ĐÁNG ĐỂ CA NGỢI KHÔNG? (PHẦN I)

Tết Nguyên đán năm 2017 sắp cận kề cũng là lúc nhớ về những thời khắc oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hiến dâng máu xương mình để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Một sự kiện quan trọng liên quan đến biển đảo của Tổ quốc là trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 của những người lính Việt Nam Cộng hòa.
Cách tưởng niệm âm binh  Việt Nam Cộng Hoa của các nhà dân chủ
Cách tưởng niệm âm binh  Việt Nam Cộng Hoa của các nhà dân chủ
Cứ đến sát ngày 19/1, những kẻ giả danh dân chủ, nhân quyền lại bày trò tưởng niệm, tưởng nhớ để tri ân những liệt sỹ hy sinh trong trận Hải Chiến đó, nhưng bản chất của bọn chúng là muốn giương cao lá cờ vàng ba sọc của chế độ tay sai Ngụy quyền đã bị sụp đổ bởi thời điểm diễn ra trận hải chiến đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang canh giữ và bảo vệ đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, những binh sĩ này có xứng đáng được vinh danh hay tưởng niệm vì đã hy sinh bảo vệ quần đảo của tổ quốc hay không thì vẫn là vấn đề tranh cãi từ trước đến nay. Trước thời điểm Trung Quốc đưa quân đội chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là người nắm giữ quyền kiểm soát, chủ động triển khai quân đội bảo vệ đảo. Nhưng thật bất ngờ là chỉ trong trận đánh chớp nhoáng, quân của Việt Nam Cộng Hòa thua tơi tả và để rơi quần đảo Hoàng Sa vào quân xâm lược Trung Quốc. Những số liệu sau đây cho thấy kết quả của trận chiến cũng hợp lý với sự ngu dốt, kém cỏi, nhát gan và thiếu tính chủ động của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Theo từ điển điện tử wikipedia: “Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Khu trục hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng SaPhía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và số 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 mang số hiệu 389 và số 396 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô), 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.
Về vũ khí trên các tàu, phía Việt Nam Cộng hòa có:
+ HQ-05 Trần Bình Trọng: Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). 1 pháo mũi cỡ 127mm, súng cối đa năng, 10 nòng pháo 40mm liên thanh, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau. Ngoài ra còn có thêm 6 pháo 20mm bắn nhanh.
+ HQ-04 Trần Khánh Dư: Tàu khu trục lớp Edsall, choán nước 1.590 tấn, vận tốc tối đa 21 knots (39 km/h). Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp pháo có 1 pháo 76,2mm nạp đạn tự động (bắn nhanh 20 phát/phút). Ngoài ra tàu có 2 pháo 40mm bắn nhanh, 8 pháo 20mm bắn nhanh. HQ-4 được trang bị radar trinh sát (DER - Destroyer Escort Radar) kết nối với 3 khẩu đại pháo 76,2 ly nạp đạn tự động và có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu, đây là công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ.
+ HQ-16 Lý Thường Kiệt: Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). Trang bị 1 pháo 127mm, 6 pháo 40mm bắn nhanh, 4 pháo 20mm bắn nhanh, 2 súng cối đa năng 81mm.
+HQ-10 Nhật Tảo: Choán nước 650 tấn, vận tốc tối đa 14 knots (27,4 km/h). Trang bị 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm, 6 pháo 20mm.
Trong khi đó, tàu chống ngầm lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc có choán nước khoảng 320 tấn, trang bị 1 pháo 85mm và 2 pháo 37mm, tất cả đều là kiểu pháo có từ thế chiến thứ hai, việc điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn đều thủ công bằng tay. 2 tàu rà mìn T-43 trang bị 2 pháo đôi 37mm, 2 pháo đôi 25mm, cũng chỉ điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn bằng tay. Tình trạng của các tàu Trung Quốc đều khá cũ kỹ và lạc hậu:
Tàu săn ngầm lớp 6604, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến 2... Qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của các tàu này chỉ còn 21 km/giờ... Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng, tới mức có thể coi là nghèo nàn. 6 tàu săn ngầm lớp 6604 lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu”, chỉ được giữ lại để luyện tập. Trước trận đánh, Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu 6604 có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Như vậy, xét tương quan lực lượng:
+Về số lượng, mỗi bên đều có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến.
+ Về chất lượng tàu, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội: các chiến hạm của họ lớn và hiện đại hơn (tàu lớn nhất là HQ-16 có kích thước lớn gấp 8 lần tàu Trung Quốc, tàu nhỏ nhất là HQ-10 cũng lớn gấp đôi tàu Trung Quốc), được trang bị radar tự phát hiện mục tiêu (tàu Trung Quốc không có). Các tàu đều có vận tốc cao hơn so với tàu của Trung Quốc.
+ Về hỏa lực, các tàu của Việt Nam Cộng hòa được trang bị số lượng pháo nhiều gấp 4 lần, các khẩu pháo cũng lớn hơn, bắn nhanh và chính xác hơn. Xét riêng về pháo cỡ lớn, Việt Nam Cộng hòa có tổng cộng 2 khẩu pháo 127mm và 4 khẩu pháo 76mm, được nạp đạn và ngắm bắn tự động. Phía Trung Quốc thì chỉ có 2 khẩu pháo 85mm, đều ngắm bắn và nạp đạn thủ công”.
Như vậy, xét về tương quan lực lượng, quân lực của Việt Nam Cộng Hòa dưới sự tài trợ của đế quốc Mỹ ăn đứt hải quân của Trung Quốc cả về số lượng lẫn chất lượng. Hỏa lực của Việt Nam Cộng Hòa rất lớn, có thể đánh bại hải quân Trung Quốc trong nháy mắt. Vào thời điểm đó, hải quân Trung Quốc còn non kém, không hề có tên tuổi trong bản đồ hải quân thế giới. Vậy mà lính Ngụy lại để rơi quần đảo Trường Sa dễ dàng vào tay hải quân Trung Quốc thì quá thất vọng, không có lý do gì để ca ngợi hay nhớ ơn với những con người như này.
Công Lý

No comments: