2016/07/05

Đôi điều với nhạc sỹ Tuấn Khanh: Ai mới là kẻ bán rẻ quê hương?

Mẹ Đốp
Chân dung Tuấn Khanh (Nguồn: Internet). 

Mở đầu bài viết "Quê hương này không để bán" được đăng chính thức trên Tuấn Khanh's Blog, nhạc sỹ Tuấn Khanh đã viết như sau: "Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa". 


Và trong khi nhiều độc giả chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra trong não trạng vị nhạc sỹ có tiếng này thì ông tiếp tục cho hay: "Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi". 
Được biết đến là một nhạc sỹ có tiếng tăm trong nền âm nhạc Việt đương đại, Tuấn Khanh hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một tượng đài trong lòng người yêu nhạc. Nhưng ông đã chọn một ngã rẽ (tham gia phản biện xã hội) mà theo nhiều người thì nó đã lấn át, làm xoá nhoà đi hình ảnh một Tuấn Khanh với chiều sâu, sự nhiệt thành trong từng câu chữ, nhạc lý đã từng có.

Là một kẻ đi sau, đến chậm trong cái nghiệp bình loạn nên để ghi dấu ấn và được nổi tiếng Tuấn Khanh đã không chọn con đường mà những nhà phản biện chân chính, những người luôn nhìn sự vật, hiện tượng một cách đa chiều; thay vào đó, với ý thức nhìn cái gì cũng thấy tiêu cực nên bất cứ điều gì vị nhạc sỹ này viết ra đều có hơi hướng của một kẻ luôn muốn mình đứng lên mọi giá trị. Nhìn nhận như thế để thấy rằng, nếu Tuấn Khanh nói ngược lại mới là lạ; sự quy kết mà không cần bất cứ bằng chứng nào vì thế là điểm nổi bật hơn cả trong cách hành văn mà "Quê hương này không để bán" không phải là một ngoại lệ!



Video về: CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO LẬP PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TIỀN BỒI THƯỜNG CỦA FORMOSA! (Nguồn: VTV). 


Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết, phải thừa nhận rằng, không phải 100% người dân, nhất là những gười dân các tỉnh chịu thiệt hại đồng thuận hoàn toàn với những gì đã có nhưng không ai dám phủ nhận đa số người dân đã có sự đồng thuận và tán thành cao những động thái của Chính phủ. Vẫn đâu đó có những tiếng nói nghi ngại xung quanh con số đền bù mà Chính phủ đã thống nhất với Formsa sau những gì đã qua (?). Rồi nhiều người cũng hỏi rằng tại sao Chính phủ lại không tiến hành điều tra, thống kê thiệt hại mà người dân, môi trường... đã phải gánh chịu hay dự kiến trước phương án đền bù cho từng "nạn nhân" trong sự việc trước khi đi đến thống nhất với Formosa mức đền bù, hình thức đền bù?... vân vân và vân vân! (Những nội dung như thế này đã được Mõ phân tích tương đối cụ thể, rõ ràng trong Entry "Nói với Lê Công Định: Tiền bao nhiêu rồi cũng sẽ hết...."). Nghĩa là nếu Tuấn Khanh có suy nghĩ như thế cũng là chuyện hết sức bình thường, không có gì đáng để nói. Tuy nhiên, điều người viết hơi lạ là tại sao Tuấn Khanh lại nhìn nhận việc Chính phủ ngay lập tức vào cuộc chỉ đạo lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường cho những nạn nhân chịu thiệt hại với cái luận điệu đưa mọi thứ vào chuyện đã rồi? Tôi tin rằng, nếu Chính phủ không là nhanh và mau lẹ đến thế thì có thể chính ngay trong bài viết này Tuấn Khanh sẽ lại có cớ để lên án, để đặt ra những câu hỏi mà đám Việt Tân vẫn hay nói...
Cái miệng lưỡi của Tuấn Khanh hết sức khôn lường và trở nên khó đoán định là vì thế! 
Chưa hết, nhân danh cái thực trạng mà ai cũng biết và sắp tới Chính phủ cùng với Formosa sẽ nghiên cứu, tính toán để giải quyết (Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót), rồi cái mối nguy đang rình rập lãnh thổ biến đến từ Trung Quốc (Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm). Tuấn Khanh tiếp tục đặt ra câu hỏi: "500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?". Về nội dung này xin được nói với Tuấn Khanh thế này: Quả thực so với những gì đang diễn ra và những hệ luỵ cho tương lai thì đúng là 500 triệu USD đó không có nghĩa lý gì! Nhưng, xin được hỏi bất cứ ai trên dải đất hình chữ S này sau thảm hoạ vừa qua là họ cần tiền hay cần sự trong sạch của môi trường trong tương lai? Trong khi đó, 3/5 nội dung trong bản cam kết trước Chính phủ và người dân Việt Nam, công ty này đã dùng để cam kết khắc phục hậu quả về môi trường do thảm hoạ gây nên cũng như cam kết không tái phạm; nếu tái phạm thì sẽ bị xử lý trước pháp luật Việt Nam...
Formosa đã gây nên thiệt hại và đương nhiên chính họ sẽ phải đền bù một cách thoả đáng cũng như cam kết không để xảy ra một thảm hoạ tương tự nếu được tiếp tục hoạt đồng. Nhưng lưu ý với những ai đã từng biết hoặc từng nghe qua những cuộc chiến tranh thực sự, chứ đừng nói đến hình thức đấu tranh như Chính phủ Việt Nam và Formosa vừa qua rằng: Mọi thứ đều có giới hạn và muốn được việc cho cả đôi bên, giải quyết cái cần giải quyết thì đôi lúc các chủ thể liên quan cũng không nên đòi hỏi quá lớn. Câu "già néo đứt dây" là vì thế! 
Chính vì vậy, dù trong cách viết của Tuấn Khanh, vị nhạc sỹ này đã cố gắng gợi nhắc những ai quan tâm tới sự việc những tác động có tính vĩ mô để đối nghịch với con số 500 triệu USD mà Formosa đã cam kết bồi thường. Song xem chừng, ông đã thất bại bởi những nguy cơ đó không phải bây giờ mới hiện hữu và không phải bây giờ người dân mới ý thức được nó! 
Tuấn Khanh cũng gợi nhắc tới những câu chuyện đã xảy ra sau vụ việc cá chết (tính từ thời điểm xảy ra cho tới thời điểm Chính phủ chính thức công bố nguyên nhân là 84 ngày): "....chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị… đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục. Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?"; "Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền giành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai".... Riêng với những điều được nói ra, chỉ xin được nói vớ Tuấn Khanh rằng, bản thân mỗi một sự việc đều có căn nguyên, quá trình của nó. Theo đó, nếu như việc nhà chức trách tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước (nhất là Hà Nội, TP HCM) đã có những động thái nghiêm khắc với những người tuần hành, xuống đường phản đối cá chết bởi họ có căn cứ chứng minh động cơ đằng sau của những người xuống đường đó. Và thử hỏi tại sao nói xuống đường ôn hoà những vẫn mang theo những công cụ, vũ khí có thể gây sát thương? Tại sao lại chủ động tấn công vào lực lượng thi hành công vụ trong khi họ chưa có bất cứ động thái trấn áp nào? Vì thế, hãy đặt lại câu hỏi tại sao nhà chức trách lại làm như thế? Cái gì cũng có nguyên cớ, "không có lửa làm sao có khói" là vậy!


Những câu phát biểu trấn an dư luận của các vị lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp cũng thế! Sự lúng túng là điều mà chúng ta phải thừa nhận sau vụ cá chết và nguyên nhân ở đây được lí giải là do Việt Nam, bản thân các địa phương này chưa từng gánh chịu một thảm hoạ tương tự! Có thể ở đây, sau tất cả những gì đã qua (nhất là sau khi Chính phủ đã chính thức công bố nguyên nhân vụ cá chết) thì những phát biểu đó càng cho thấy sự không hợp lý của nó, vậy nhưng hãy đừng quên rằng chính các vị lãnh đạo đó đã làm trước, nghĩa là họ chấp nhận những tổn hại, ảnh hưởng thuộc về mình trước. Do vậy, chúng ta có quyền phản biện, phê phán những phát biểu đó bởi sự không hợp lý, là do sự nóng vội nhưng thiết nghĩ không ai có quyền nghi ngại về tính mục đích đằng sau những hành động của các vị này! 


Đối với câu chuyện "...155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền giành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm"

thì xin được thưa rằng, đấy không phải là hậu quả do Chính quyền gây ra mà chính bản thân cha mẹ, tôn giáo do các em gây nên. Để lấy quỹ đất phục vụ dự án khu kinh tế Vũng Áng, Chính quyền Hà Tĩnh đã không chỉ đền bù trước khi giải phóng mặt bằng một cách hợp lý mà còn quan tâm bố trí, xây dựng cơ sở hạ tầng trước cho giáo dân xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) ở một nơi khang trang, gần quốc lộ. Hệ thống trường học, nhà thờ cũng đã được tính đến và xây dựng để phục vụ việc học tập cũng như đời sống tín ngưỡng của người dân! Tuy nhiên, không hiểu vì đâu dù quá trình đền bù đã thực hiện xong (Đại diện của Toà Giám mục Giáo phận Vinh cũng đã đứng ra nhận tiền đền bù cho giáo dân) nhưng vẫn còn đó gần 200 hộ giáo dân không chịu di dời; hệ luỵ kéo theo là 155 trẻ em nơi đây đã không thể đến trường. Và trên thực tế, để giải quyết tình trạng này, đại diện củ gần 200 hộ giáo dân xứ Đông Yên đã kéo ra chất vấn lên Toà Giám mục Giáo phận Vinh, cá nhân Giám mục Nguyễn Thái Hợp nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi! Chính vì vậy, ngay bản thân những giáo dân nơi đây cũng đã thừa hiểu ai mới là người bị họ chất vấn, cần phải đứng ra giải quyết.... chỉ tiếc rằng, cái sức mạnh của thần quyền, giáo lý, đức vâng lời đã khiến họ không thể vượt qua được những trật tự của giáo hội để đấu tranh cho lợi quyền của chính mình! 

Những cái lí lẽ đưa ra được Tuấn Khanh đưa ra để cảnh tỉnh giới chức Việt Nam vì thế trở nên kém thuyết phục. Và với những chỉ trích thiếu căn cứ tới từng cá nhân trong bài viết, họ hoàn toàn có thể khởi kiện vị nhạc sỹ này ra Toà trước khi ông cùng đám "dân chủ", anh hùng bàn phím của mình kịp làm điều gì đó! 

No comments: