Tin từ Lê Nguyễn Hương Trà: LS Lê Công Định (FB Lê Công Định)
đã có thư gửi đích danh ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm rõ một số nội dung xung quanh
phát biểu của ông này tại buổi họp báo công bố nguyên nhân hiện tượng cá
chết:
"Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói: Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng luật pháp và thông lệ quốc tế. Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm, cam kết bồi thường 500 triệu USD, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái, cam kết khắc phục tất cả những tồn tại của hệ thống xử lý chất thải cũng như nâng cấp công nghệ để đảm bảo không xảy ra sự cố tương tự".
Nội dung thứ nhất Lê Công Định chất vấn Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà xung
quanhh cụm từ "thông lệ quốc tế". Toàn văn câu hỏi của Định cũng như
những một số lưu ý kèm theo như sau: "Thông lệ quốc tế mà ông nói là
gì? Yêu cầu ông nêu rõ, vì chúng tôi không thể chấp nhận lối nói chung
chung, qua loa và lẩn tránh.
Theo luật pháp quốc tế, ngoài công ước và hiệp định quốc tế, còn có
thông lệ quốc tế được thừa nhận như nguồn luật (source of law) trong
từng lĩnh vực, mà khi viện dẫn các cơ quan phân xử quốc tế đều phải nêu
và phân tích rõ ràng, tránh tình trạng suy diễn vô lối giữa các bên
tranh chấp.
Do vậy, trong trường hợp nghiêm trọng này ở Việt Nam, nếu nói "đúng
thông lệ quốc tế", ông Bộ trưởng phải trích dẫn đó là "thông lệ" gì, như
cách mà các cơ quan phân xử quốc tế thường làm. Ông không thể lừa bịp
thiên hạ bằng 4 chữ "thông lệ quốc tế" mà không nêu cụ thể".
Lí giải nguyên nhân tại sao Lê Công Định lại chất vấn nội dung này,
người viết xin nhận diện bởi Định là một luật sư am hiểu khá sau các nội
dung về luật quốc tế. Tuy nhiên, đối chiếu giữa nội dung phát biểu của
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và ý kiến của Lê Công Định thì dễ thấy 2 điều này
hoàn toàn không giống nhau, không hề gặp gỡ nhau về mặt nhận thức. Cụ
thể, trong khi Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhắc đến "thông lệ quốc tế" trong
việc hợp tác giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước trong quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng cá chết tại một số tỉnh miền
Trung: "Khi được hỏi về số tiền bồi thường của Formosa, Bộ trưởng
TNMT Trần Hồng Hà nói: Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm việc
hết mình bất kể ngày đêm. Đây là sự phối hợp chặt chẽ, bài bản, đúng
luật pháp và thông lệ quốc tế". Nghĩa là "thông lệ quốc tế" đang
được nói đến cho phép Việt Nam có thể mời, thậm chí là thuê các chuyên
gia, nhà khoa học cùng vào cuộc để nghiên cứu, tìm hiểu hiện tượng cá
chết, chứ "thông lệ quốc tế" ở đây không dùng để điều chỉnh, quy định
Formosa sẽ phải bồi thường bao nhiêu cho Chính phủ và người dân Việt Nam
như cách hiểu của LS Lê Công Định. Việc đền bù bao nhiêu vì thế là kết
quả của việc xác định thiệt hại ban đầu đã gây nên và sự thống nhất,
thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Formosa.
Vậy nên, với một sự hiểu lầm (?) hết sức căn bản như thế đương nhiên nếu
có nhận được thư của Lê Công Định thì thiết nghĩ người đứng đầu Bộ Tài
nguyên & Môi trường cũng sẽ không cần trả lời nội dung chất vấn 1
này. Có chăng, nếu có thư phản hồi thì Bộ trưởng Hà nên nhắc nhở vị LS
này trong cách đọc, hiểu văn bản mà không hiểu có phải những tháng ngày
trong tù đã khiến Định mất mất khả năng này!
Nội dung thứ hai LS Lê Công Định chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Để
ấn định mức bồi thường thiệt hại, trên phương diện pháp lý, cơ quan
phân xử (có thể là toà án quốc gia hoặc trọng tài quốc tế) luôn dựa vào
các kết quả thẩm định thiệt hại thực tế một cách độc lập. Xin hỏi cơ
quan thẩm định thiệt hại nào đã được Chính phủ mời làm việc, chi phí bao
nhiêu và uy tín khoa học thế nào?". Những ai tinh ý sẽ hiểu
rằng, nội dung chất vấn thứ 2 này thực chất là sự tiếp nối của nội dung
chất vấn thứ nhất như đã nói ở trên.
Về nội dung này xin được mạn đàm ngắn gọn như sau: Như lời khẳng định
của Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại cuộc họp báo chiều ngày 30/06/2016 khi
trả lời câu hỏi của phóng viên hãng tin Nikkei Nhật Bản xung quanh con
số bồi thường 500 triệu USD: "Con số này được thống nhất vì mới tính
toán tới thiệt hại kinh tế, môi trường biển còn những thiệt hại lớn hơn
rất nhiều đó là tổn thương tâm lý, những hệ lụy khác chưa thể tính được.
Điều chúng tôi muốn không phải là tiền, chúng tôi muốn Formosa và cổ
đông hiểu rằng họ phải có trách nhiệm với những gì đã ra gây ra tại Việt
Nam”. Nghĩa là hoàn toàn không có bất cứ hoạt động thẩm định thiệt
hại thực tế một cách độc lập. Việc đi đến một con số bồi thường thiệt
hại như đã công bố chỉ dựa trên sự thống nhất của hai bên trên cơ sở
tính toán sơ bộ thiệt hại về kinh tế, môi trường biển mà chưa hề tính
tới những thiệt hại khác như tổn thương tâm lý và những hệ lụy khác.
Hiểu như thế để thấy rằng, 500 triệu USD mà Formosa đưa ra để bồi thường
cho Chính phủ và người dân chỉ đơn thuần là phục vụ việc đền bù những
tổn thất kinh tế mà người dân đã phải gánh chịu trong suốt thời gian vừa
qua! Còn về những thiệt hại lớn hơn cho môi trường thì như nội dung cam
kết thứ 3 (Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải,
chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi
trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra) và thứ 4
(Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không
để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế)
giữa Formosa với Chính phủ Việt Nam, Công ty này sẽ chi trả trong quá
trình phối hợp thực hiện khắc phục ô nhiễm môi trường biển. Với cách làm
này, cả Việt Nam và Formosa sẽ không cần mời đến bất cứ cơ quan thẩm
định thiệt hại như ý kiến của LS Lê Công Định.
Còn nếu hỏi vì sao không mời cơ quan thẩm định thiệt hại có uy tín vào
thẩm định trước khi đi đến thống nhất con số bồi thường thì xin thưa
rằng, điều quan trọng nhất trong sự việc này như nhận thức của cả Chính
phủ và người dân không phải là được bồi thường bao nhiêu tiền. Điều
chúng ta cần hơn hết chính là thái độ thành khẩn của chủ thể gây nên
thảm hoạ cũng như một cam kết không để xảy ra các sai phạm tương tự của
họ. Ngoài ra, sức ép về mặt thời gian công bố nguyên nhân, thủ phạm gây
nên hiện tượng cá chết của dư luận cũng là nguyên nhân chính khiến Chính
phủ và các cơ quan hữu trách không màng tính đến những thủ thuật có
tính chuyên môn như đang đề cập. Vậy nên, nếu ai đó có trách móc Chính
phủ trong trường hợp này thì nên chăng cần xem lại điều gì đã xảy ra
trong suốt quá trình diễn ra sau vụ cá chết!
Riêng đối với băn khoăn tại sao không phải là 100 triệu, 200 triệu, 450
triệu, 550 triệu hay 1 tỷ USD, mà lại là con số tròn 500 triệu USD? Thì
xin được nhắc lại rằng, đó là kết quả của một phép tính có tính sơ bộ,
ban đầu trên cơ sở những thiệt hại về kinh tế và môi trường biển mà các
cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học đã thực hiện. Ngoài ra, con số này
cũng đã có sự tham khảo từ các thảm hoạ ô nhiễm môi trường tương tự xảy
ra trên thế giới.
Nội dung chất vấn thứ 3 được LS Lê Công Định đề cập tới
liên quan những tính toán của Chính phủ trong việc bồi hoàn cụ thể cho
từng cá nhân và doanh nghiệp là nạn nhân trong thảm hoạ trước khi chấp
nhận mức bồi thường của Formosa.
Về mặt hàm nghĩa thì nội dung chất vấn thứ 3 này không khác là mấy so
với nội dung chất vấn thứ 2 đã được nói đến!Ở đây, người viết cũng công
nhận một thực tế là sẽ tốt hơn, thực tế hơn nếu trước khi đi đến thống
nhất con số bồi thường với Formosa Chính phủ thực hiện động tác tính
toán số lượng, hình thức mà những nạn nhân trong thảm hoạ vừa qua sẽ
được lãnh nhận. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong sự việc cá chết vừa
qua, Chính phủ cũng như các cơ quan hữu trách, chuyên môn hoàn toàn có
cái khó của riêng mình. Thậm chí, do việc chưa từng gánh chịu những thảm
hoạ ô nhiễm môi trường tương tự nên ban đầu Chính phủ đã không tránh
khỏi những sự bị động, lúng túng nhất định. Sức ép từ dư luận cũng như
sự nhiễu loạn thông tin cũng là nguyên do khiến những động tác có tính
chuyên môn này chưa được thực hiện.
Đó là chưa nói đến việc tiền bồi thường không phải là mục tiêu đấu tranh
cao nhất của Chính phủ với Formosa trong sự việc vừa qua. Bởi như ý
kiến của một Fbker mà người viết không nhớ tên đã nói: Tiền bao nhiêu
rồi cũng sẽ hết, điều quan trọng nhất đối với ngư dân, những người mưu
sinh nhờ vào biển là làm thế nào để họ có thể tiếp tục vươn khơi, bám
biển trở lại; những sản phẩm của họ làm ra được xã hội ghi nhận và sử
dụng. Và thiết nghĩ 04 nội dung cam kết còn lại mà phía Formosa đã
hứa với Chính phủ và nhân dân Việt Nam đủ sức giúp cho các nạn nhân
trong sự việc vừa qua hiện thực được mong muốn của chính mình!
Cái thứ tư duy hễ có chuyện là trông chờ vào khoản tiền bồi hoàn
thiệt hại vì thế đã trở nên lỗi thời và đó là một cách chúng ta bán rẽ
đi sự sống ở tương lại; thể hiện một sự thiếu trách nhiệm của những kẻ
mà với họ sự suy tàn của đất nước là niềm vui của chính mình!
No comments:
Post a Comment