2016/01/06

Tổng quan vụ Tân Hiệp Phát

http://molang0205.blogspot.com/2016/01/tong-quan-vu-tan-hiep-phat.html



Trước đây nhiều hãng nước giải khát của người Việt đã bị rơi vào thiên la địa võng thâu tóm của các Tập đoàn nước ngoài với hàng loạt các “chiêu trò” thì hiện nay, chỉ còn Tân Hiệp Phát là thương hiệu Việt duy nhất đứng vững và đủ sức đối chọi với hai ông lớn Pepsi và Cocacola. Tuy nhiên, từ tháng 01/2015 đến nay, nhiều sản phẩm được cho là có lỗi và do Tân Hiệp Phát sản xuất đã và đang rơi vào cái bẫy cạnh tranh không lành mạnh mà các thương hiệu Việt mắc phải. Nếu như đối với các thương hiệu Việt khác, đối thủ sử dụng chiêu bài hạ thấp giá trị doanh nghiệp thông qua phương thức chuyển giá, làm thua lỗ và tự bán mình, thì đối với Tân Hiệp Phát, chiêu bài tiêu diệt uy tín, thương hiệu bằng phương thức cao tay hơn, đó là “Gièm pha doanh nghiệp” với các sản phẩm lỗi chưa xác định được nguồn gốc thật sự.

Như chúng ta đã biết, ngày 1/2/2015 trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một fanspage mang tên “Tẩy chay Tân Hiệp Phát”. Chủ nhân của Fanpage này đã đưa ra nhiều màn tấn công hạ uy tín và cáo buộc nặng nề nhắm vào Tân Hiệp Phát và kêu gọi cộng đồng tẩy chay các sản phẩm của công ty này. Nhưng đã có nhiều điểm nghi vấn và bất thường trong việc lan truyền thông tin trên mạng xã hội.
Bản chất vụ việc

Bản chất vụ việc

Với sứ mệnh của mình, ngăn chặn những bàn tay bẩn phá hoại sự ổn định và phát triển kinh tế chính trị của Việt Nam, chúng tôi đã vào cuộc để tìm ra sự thật của vụ việc, đồng thời cung cấp cho cộng đồng mạng và các cơ quan chức năng những thông tin chính xác nhất.

Ngay sau tìm hiểu, chúng tôi phát hiện những bất thường sau:

1. Nhóm điều hành fanpage này không đơn thuần là người tiêu dùng bình thường. Mà đây là một chiến dịch tấn công bài bản được tổ chức chuyên nghiệp và có mục tiêu hướng đến rất rõ ràng như tên gọi của nó: “Tẩy chay Tân Hiệp Phát”

2. Các thông tin về THP bị cắt xén có chủ ý, một chiều khi đưa lên mạng xã hội, thậm chí còn “vạch lá tìm sâu” tất cả những sơ suất của Tân Hiệp Phát để vô hiệu hóa những nỗ lực giải quyết khủng hoảng và kết luận giám định của cơ quan chức năng.

3. Đánh mạnh vào chất lượng sản phẩm (đây là cách nhanh nhất để người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm)

4. Chiến thuật thay đổi liên tục: Ban đầu là tập trung vào việc khẳng định là có ruồi, sau đó không có hiệu quả thì chuyển sang tấn công vào cách hành xử, rồi tiến tới những đòi hỏi chính trị như quyền người tiêu dùng, quyền lập hội

Những kẻ phản động đánh thuê

Với sự chủ động thu thập, phân tích, đối chiếu, tổng hợp và cung cấp thông tin của các nguồn khác nhau, chúng tôi đã lần lượt tìm ra nhiều giương mặt phản động như: Trịnh Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lưu Văn Minh, Bùi Tuấn Lâm, Nguyễn Nữ Phương Dung, Châu Văn Thi… thuộc các tổ chức phản động như No-U, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Con đường Việt Nam (được thành lập bởi VOICE, một nhánh của tổ chức khủng bố Việt Tân đang đứng chân tại Philippines) đứng sau điều hành Fanpage “Tẩy chay Tân Hiệp Phát.


                    
Chúng ta đã phát hiện các phần tử phản động cấu kết và nhận sự hỗ trợ của ông Lê Quang Bình (Việt trưởng Viện ISEE) cùng với các tổ chức phản động trong nước khác để tăng cường sức mạnh trong hoạt động chống phá.

Càng bất ngờ hơn, khi phát hiện các phần tử phản động đứng sau điều hành fanpage “Tẩy chay Tân Hiệp Phát chỉ là những kẻ đánh thuê cho các ông chủ của tập đoàn kinh tế Philippines được chúng tôi đã phân tích kỹ ở 2 bài viết Bóng đen bí ẩn JG Summit Holdings và Nhân tố Phillipines sau nhóm điều hành Fanpage TCTHP. Chúng ta đã thấy vì sao JG Summit Holdings (tập đoàn mẹ của URC Vietnam ở Philippines) quyết tâm triệt hạ bằng được thương hiệu Tân Hiệp Phát ở Việt Nam, dọn đường cho URC Vietnam (với nhãn hàng Trà Xanh C2) thống lĩnh hoàn toàn thị trường.

URC Việt Nam là ai và có tham vọng gì?

URC Việt Nam thuộc tập đoàn URC (Universal Robina Corporation – tập đoàn con của JG Summit Holdings) là công ty 100% vốn Philippines, đã có mặt tại Việt Nam từ 2003. Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Philippines này có kế hoạch đầy tham vọng mở rộng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam sẽ trở thành mục tiêu trọng tâm. Thông qua kế hoạch này, URC hướng đến đạt mức doanh thu 3 tỉ USD vào năm 2020. Thời gian qua, URC không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với sản phẩm nổi bật là trà xanh C2. URC đã đổ tiền tiến hành kế hoạch thôn tính các đối thủ trong nước.


                                    Mô hình Tập đoàn mẹ của URC Việt Nam

Giữa năm 2014, URC Vietnam dính scandal quảng cáo Trà xanh C2 Ô Long Hoa Hồng và không chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu làm dư luận phẫn nộ. “Giấy không gói được lửa”, cuối cùng nguồn gốc nguyên liệu Trà xanh C2 Ô Long Hoa Hồng cũng được tìm ra. Toàn bộ nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất Trà xanh C2 & Trà xanh C2 Ô Long Hoa Hồng do Công ty Phúc Long cung cấp, thu mua trực tiếp từ nông dân/cơ sở nhỏ khắp các vùng Thái Nguyên và Tân Cương, Tức Tranh. Trớ trêu thay, nông dân ở Thái Nguyên đồng loạt khẳng định không bán nguyên liệu cho Phúc Long. Từ đó nhãn hiệu Trà xanh C2 Ô Long Hoa Hồng thất bại và “mất tích” đột ngột trên thị trường Việt Nam.

Để giải quyết khủng khoảng truyền thông, chiêu thức mà URC VietNam sử dụng (gợi ý từ JGSHI) là dùng tiền mua chuộc. Hàng loạt tờ báo lớn đã “cắn USD” của URC để ngừng phanh phui sự thật.

Tiếp đến vụ người đàn ông sau khi uống Trà Xanh C2 thì đột tử tại một quán nước ở Thủ Đức, TPHCM. URC Vietnam cũng đã rải rất nhiều USD để “bịt miệng” truyền thông Việt Nam (nhiều bài viết đã bị xóa nhưng vẫn còn cache). Cộng thêm nỗi đau YinYang (một loại trà thảo mộc của URC Vietnam) với bao bì toàn chữ Tàu, ăn theo trà thảo mộc Dr.Thanh đã thất bại trên thị trường càng khiến JGSHI “điên cuồng” hơn với THP.



                                          Sơ đồ các thành viên Fanpage TCTHP
Kế hoạch thâu tóm

Nhận thấy không thể “nuốt trọn” thị phần nước giải khát không gas của Tân Hiệp Phát sau hơn 5 năm cạnh tranh. JGSHI đã quy tụ “hắc bạch lưỡng đạo” bày mưu tính kế và vạch ra 2 “cái hố” chôn THP:

Một là mua cổ phần sau đó từng bước thâu tóm THP

Hai là đổ tiền, mượn tay chân tiêu diệt cho được uy tín của THP

Nhưng kế hoạch thứ nhất của JGSHI đã thất bại sau nhiều lần thương thảo bất thành với THP. Bài học nhãn tiền này đã xảy ra với hàng chục thương hiệu lớn do người Việt gây dựng nên, vốn là niềm tự hào của người Việt Nam cách đây mấy chục năm nhưng cuối cùng vẫn bị thâu tóm bởi các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài. (Quý vị xem qua bài viết này sẽ rõ).

Thất bại vì THP từ chối không bán lại thương hiệu. Kế hoạch hai của JGSHI ngay lập tức được triển khai ngay khi có cơ hội. Mượn danh Quỹ Gokongwei Brothers Foundation (một tổ chức NGO), JGSHI đã chi hàng trăm ngàn USD để tài trợ cho tổ chức phản động người Việt là VOICE đang đứng chân ở Philippines với mục tiêu triệt hạ thương hiệu Tân Hiệp Phát. VOICE đã chỉ thị cho nhóm Phạm Đoan Trang ở Việt Nam tập hợp lực lượng, cấu kết với ISEE, bày mưu tính kế “bôi đen” thương hiệu THP (thậm chí các cư dân mạng còn có nghi vấn là chúng tạo ra hàng loạt sản phẩm lỗi bất thường mang nhãn mác THP để kích động người tiêu dùng quay lưng với doanh nghiệp này).



Những nhân sự cốt cán của tổ chức phản động VOICE: Trịnh Hữu Long, Trịnh Hội, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn

Nhóm Đoan Trang đã móc nối với các các thành viên của các tổ chức phản động trong nước bao gồm No-U, Phong trào Con Đường Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế & Xã hội và Môi trường (iSEE – Giám đốc là ông Lê Quang Bình), v.v… để thực hiện kế hoạch nhằm “ghi công”. Đổi lại ông Bình sẽ được hỗ trợ về lực lượng để thực hiện ước mơ ấp ủ bao lâu nay là Quyền Lập Hội, các tổ chức phản động khác thì có thêm nguồn kinh phí để hoạt động khi kế hoạch thành công. Từng bước đi được JGSHI vạch ra rất bài bản, ngụy tạo nhân chứng, vật chứng và kích động dư luận trong nước, v.v…

Từ đây truyền thông chính thống và truyền thông mạng xã hội ra sức “đánh hội đồng” Tân Hiệp Phát, định hướng người tiêu dùng có một cái nhìn hoàn toàn tiêu cực về doanh nghiệp này. Đặc biệt fanpage “Tẩy chay Tân Hiệp Phát” trên mạng xã hội đưa tin ra rả hàng ngày. Còn một số kênh tin tức chính thống dựa trên những thông tin cá nhân,mang tính phiến diện để đưa ra kết luận tiêu cực về sản phẩm của Tân Hiệp Phát là hành vi vi phạm Điều 43 của Luật Cạnh tranh và cũng là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Khoản 4 Điều 39 của Luật Cạnh tranh, đó là hành vi “gièm pha doanh nghiệp”.



                          Bom dư luận phá hoại THP
Nhưng chú ta đã biết, các thông tin mà các đối thủ đưa ra nhằm mục đích “gièm pha doanh nghiệp” là những thông tin bị cắt xén có chủ đích, không còn đúng bản chất sự thật ban đầu. Khi những thông tin này bị phát tán trong môi trường công nghệ cao như hiện nay, thì chỉ cần 1 giây sau khi tung lên mạng, thiệt hại doanh nghiệp đã có thể bắt đầu được tính toán và đương nhiên, thiệt hại này không chỉ còn là những con số mà nguy hiểm hơn là uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng bỗng chốc tan vỡ.

Không chỉ là những hành vi “ném đá giấu tay” của những thủ phạm ẩn danh, mà bên cạnh đó là sự hỗ trợ “vô tình” hay “cố ý” của truyền thông, báo chí và các trang mạng xã hội được kết nối bằng những thiết bị hiện đại. Báo Tấm Gương của Tiền Phong đã từng ngây thơ ca ngợi Trịnh Anh Tuấn trên trang nhất, nhưng khi bị chúng tôi vạch trần thân thế phản động, bài báo đó ngay lập tức bị rút và nhận chỉ trích nặng nề từ ban lãnh đạo từ tòa soạn.

Khi kế hoạch bị bại lộ, Lê Quang Bình chọn giải pháp khôn ngoan là im lặng, còn các thành viên tham gia chiến dịch đến từ Philippines như Phạm Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn, Bùi Tuấn Lâm, Châu Văn Thi, v.v… đã dùng những chiêu trò đê hèn, đẩy tội cho cộng đồng mạng và kêu gọi cộng đồng tự nhận mình là Admin Fanpage TCTHP (xem tại đây)…

Ít lâu sau thì Phạm Đoan Trang bị cơ quan chức năng bắt tạm giam vì liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia đã đánh động đến VOICE và JGSHI. Kế hoạch của chúng bị thay đổi, phải ngay lập tức triển khai gấp rút hơn, một lần nữa lại lợi dụng anh Nguyễn Văn Minh để đe dọa THP, tuyên bố thắng lợi và ngừng cập nhật tin tức trên Fanpage TCTHP (như đã phân tích ở bài trước), hoàn thành kế hoạch báo cáo cho VOICE và JGSHI để lĩnh công…

Như chúng ta biết, hậu quả của hành vi tấn công uy tín doanh nghiệp là rất lớn và khôn lường, doanh nghiệp thiệt hại nặng về tài chính, bi đát hơn nữa là đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, còn người tiêu dùng phản ứng rầm rộ tưởng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp ngày càng bị tổn thương và nghi ngại.
Chúng ta hoàn toàn ủng hộ những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đi lên từ chất lượng sản phẩm, đặt quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu. Nhưng những thủ đoạn sử dụng các phần tử phản động người Việt của JGSHI để URC Vietnam thâu tóm thị trường Việt Nam với nhãn hàng Trà Xanh C2 và sau đó sẽ “hồi sinh” Trà Thảo Mộc YinYang là không thể chấp nhận được, một hành vi Dùng Người Việt Nam Giết Người Việt Nam.

Dường như những kẻ đứng sau các câu chuyện truyền thông này đã nắm bắt được tâm lý sính ngoại của người Việt, sẵn sàng ném đá những gì liên quan đến hàng Việt nhưng lại có thể xuề xòa bỏ qua cho hàng Ngoại.

Nếu như trước đây, thương hiệu Việt chỉ phải chống “thù trong”, thì giai đoạn hiện nay thương hiệu Việt còn phải chống cả “giặc ngoài”, hành vi cạnh tranh rất tinh vi khi lợi dụng người tiêu dùng phục vụ cho mục đích cạnh tranh không lành mạnh của mình. Phải chăng người tiêu dùng đợi đến lúc Tân Hiệp Phát rơi vào cảnh thua lỗ phải tuyên bố phá sản như Tribeco, Chương Dương,.. và bị một doanh nghiệp nước ngoài thôn tính thì mới quay lưng khóc thương cho họ và nhận ra rằng mình là con cờ trong ván cờ cạnh tranh của doanh nghiệp.


                                               Hãy giữ lấy thương hiệu Việt!
Đôi lời nhắn gửi

Đối với báo chí và cơ quan chức năng: Để thực hiện sứ mệnh góp sức ngăn chặn những bàn tay bẩn phá hoại sự ổn định và phát triển kinh tế chính trị của Việt Nam. Thời gian qua chúng tôi đã cố gắng thu thập, phân tích, tổng hợp các nguồn và cung cấp những thông tin trung thực cho cộng đồng mạng. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Những việc còn lại là của các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông Việt Nam vào cuộc để giúp cho người dân hiểu sự thật, cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những phần tử phản động đang núp bóng người tiêu dùng hòng kích động, chống phá.

Đối với người Việt: Trước đây, thương hiệu Việt đã khẳng định được chỗ đứng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng những năm tới thương hiệu Việt có thể chỉ còn là khái niệm mơ hồ trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu người Mỹ có thể tự hào vì McDonald’s tại sao người Việt không thể tự hào vì Kinh Đô? nếu người Mỹ có thể tự hào vì Cocacola thì tại sao người Việt không thể tự hào vì Number 1. Đừng để đến một lúc nào đó chúng ta phải tự hào ké người Mỹ, người Pháp, người Nhật hay bất kỳ quốc gia nào khác.

Đối với doanh nghiệp: Có thể thấy các thương hiệu Việt sau khi bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính đều bị biến mất trên thị trường. Việc đem sản phẩm Việt Nam đi chinh phục thị trường thế giới thì chỉ có doanh nghiệp Việt mới làm được, vì chỉ có họ mới có tình yêu và niềm tự hào về sản phẩm của mình. Hãy giữ lấy thương hiệu Việt!

Ban Biên Tập Sự Thật Tân Hiệp Phát

No comments: