2015/11/03

XIN HÃY ĐỂ TRẺ THƠ SỐNG ĐÚNG NGHĨA CỦA NÓ

http://vietnamngayve.blogspot.com/2015/11/xin-hay-e-tre-tho-song-ung-nghia-cua-no.html?m=1

Bác Hồ đã từng nói "trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan". "Búp trên cành" là những búp tươi non, là phần dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng là phần trong sáng, phần đẹp nhất, giàu sức sống nhất. Cây có xanh tươi, cành lá có to lớn, phát triển khỏe hay không cũng nhờ từ búp mà ra. "Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan": trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vừa lòng cha mẹ. Làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình. Cuộc sống đang ngày càng phát triển, mỗi bậc sinh thành đều có điều kiện hơn để chăm sóc trẻ em, trước hết là con em mình, sau đó là xã hội. Ở Việt Nam, từ đạo lý truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể, chúng ta luôn dành cho trẻ em mọi ưu tiên, mọi sự che chở, bảo vệ cao nhất. Nước ta không chỉ tham gia các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều trong các luật khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Mỗi lần nghe các ca khúc thiếu nhi, các bài hát về tình Mẹ, tình Cha, tôi lại thấy nhói trong lòng và chợt nghĩ đến hoàn cảnh của các cháu bé có người thân là những người đang hoạt động "nhân quyền", "dân chủ". Dẫu từ trước tới nay, tôi không xa lạ gì về khẩu hiệu "nhân quyền" hay "dân chủ" này và tôi cũng thừa hiểu ý nghĩa của 02 cụm từ này. Nhưng khi tôi gõ những dòng chữ này về các cháu bé có người thân, bố mẹ là những nhà "hoạt động" sôi nổi trong "phong trào đấu tranh nhân quyền" thì để cho chắc chắn mình không nhầm lẫn, tôi vẫn "search" trên các trang mạng (kể cả chính thống lẫn không chính thống) để có thông tin khách quan nhất. 

Theo Wikipedia, thì "nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người".

Trên trang lề trái thì khi định nghĩa về nhân quyền, trong đó có đoạn: "Như chính cái tên gợi ra, nhân quyền là quyền được sống như một con người. Đó không phải là những quyền mà một người kiếm được, được ban cho, hay được kế thừa từ người khác".

Những hình ảnh cho hoạt động đấu tranh "nhân quyền" khi nhẫn tâm dùng trẻ em làm công cụ sai khiến, phục vụ mục đích chính trị đen tối của cha mẹ, người thân của nó (Nguồn: Ảnh chụp màn hình FB)

Không có quá nhiều thông tin trái ngược về định nghĩa của "nhân quyền", đa phần các nguồn thông tin đều na ná giống nhau về nội dung, toát lên được ý nghĩa của "nhân quyền" là gì. Đến đây, tôi tự hỏi, những người làm cha, làm mẹ ngày 02 buổi ra đứng đường giương biểu ngữ, băng rôn với các loại khẩu hiệu lạc đề, quấy rối trật tự..., không nghề ngỗng, ăn nói bậy bạ, không có lề lối, khi bị chính quyền tuýt còi cảnh cáo thì lập tức la lên rằng, Việt Nam đang vi phạm "nhân quyền"! Và đám người này thì luôn vỗ ngực đen đét rằng, chúng đang đấu tranh cho sự nghiệp "nhân quyền". Nhân quyền là gì khi cha mẹ thì đi "đấu tranh nhân quyền" cho ai khi mà chính trong gia đình của mình, những đứa con đang hàng ngày bị bỏ bơ vơ, không ai quan tâm tới việc ăn, uống và thậm chí giấc mơ được cắp sách tới trường cũng bị sự nghiệp "đấu tranh nhân quyền" của cha mẹ chúng bỏ rơi. 

Facebooker Nguyễn Nho đã gửi đến thông điệp rất nhân văn:

"Các nhà "dân chủ', "đối lập", "bất đồng chính kiến" muốn làm cách mạng thì cố gắng nắm lấy một ngọn cờ, tìm lấy một phương pháp đấu tranh cho nó có bài bản lớp lang tí. Đừng xúi trẻ con ra làm những chuyện như thế này. Mạt hạng lắm".


Mạt hạng làm sao khi những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, chưa hiểu và suy nghĩ được gì ngoài việc rong chơi, ăn và học, ngủ thì nay bị chính cha mẹ, người thân bắt ra ngoài đường để làm công cụ lao động biết nói. Mạt hạng làm sao khi đáng lẽ đến tuổi của các em nếu không phải làm các công việc nhà nhẹ nhàng thì cũng sẽ được ở nhà chơi đùa cùng trang lứa; nếu không đi học ở trường thì cũng sẽ được học tại nhà... Mạt hạng làm sao khi ngay cả tấm áo, chiếc quần các em mặc cũng được cha mẹ, người lớn xung quanh em "thiết kế" cho nó đặc sắc khi trên tấm áo quần đó là chi chít các dòng chữ mà ngay đến các em lớn đã biết chữ, đã đi học cũng không thể hiểu nổi nội dung của nó. Mạt hạng làm sao khi trời mùa động giá rét nhưng các em vẫn không được mặc áo ấm, khăn choàng hay đi tất có đôi giày bảo vệ sức khỏe? Ngược lại, các em bị chính những người lớn khoác cho tấm áo rộng thùng thình, màu trắng, vì như thế mới dễ dàng viết lên đó chi chít các dòng chữ vu khống, bịa đặt, xuyên tạc chính quyền. Nếu các em được mặc quần áo ấm thì bọn chúng sẽ khó có thể "phô bày" được tấm áo đầy chữ và sẽ không thể có được bức ảnh nào có thể làm "truyền thông" tốt cho việc "kêu gọi đấu tranh nhân quyền" trong và ngoài nước.

Thế đấy, khốn nạn thay khi "nhân quyền" mà cha mẹ, người thân - những người lớn của các cháu bé đang núp bóng để "đấu tranh" nhưng thực chất là việc lợi dụng hình ảnh các trẻ nhỏ để phục vụ mục đích, mưu mô của chúng. Nếu như cha mẹ chúng vì lao động chân chính hết sức mình mà hoàn cảnh vẫn nghèo khó, vất vả, không có tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, không có tiền cho chúng đi học, không được ăn no mặc ấm thì khi ấy "nhân quyền" của toàn xã hội sẽ khác. Hầu hết các phương tiện truyền thông ngày càng chú trọng ở các chuyên mục giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, như chuyên mục Tấm lòng vàng trên Dân trí, Lao Động...; Tấm lòng nhân ái trên báo Công an nhân dân, Quân đội nhân dân... Còn đây, "nhân quyền" là gì khi cha mẹ không muốn lao động trí óc hay chân tay chân chính nhưng lại muốn được hưởng cảnh ăn sung, mặc sướng, sẵn sàng dùng chính con của mình để phục vụ cho mục đích của các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với chính quyền và nhân dân Việt Nam. 

Không khó để kể đến các bà mẹ, ông bố trong lũ những kẻ núp bóng là hoạt động "nhân quyền", "dân chủ" nhưng lại sẵn sàng, bất chấp tình ruột thịt mà đưa con mình ra làm bia đỡ đạn mỗi khi có sự việc xảy ra: Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Lân Thắng, Mai Xuân Dũng...

Về việc lợi dụng trẻ em để phục vụ cho các mưu đồ chính trị đen tối của những kẻ núp bóng "đấu tranh nhân quyền", "dân chủ" không phải bây giờ mới xuất hiện mà trước đây đã có nhiều cảnh diễn ra tương tự. Nhưng sự việc này ngày càng diễn ra và tiếp diễn với số lượng nhiều, nhìn rất thương tâm. Nếu thực sự "đấu tranh nhân quyền" thì hãy quân tử đàng hoàng mà "đấu tranh", xin hãy để cho các em nhỏ được sinh ra và lớn lên theo đúng nghĩa của nó. Chứ đừng lợi dụng nó như một công cụ lao động biết nói. Như facebooker Nguyễn Nho từng nói, làm thế "mạt hạng lắm".

An Chiến

No comments: