Khôi hài khi nghe các trí thức zân chủ tụ họp “Bàn về tự do”
Đúng ngày Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 16 diễn ra thì các trí thức zân chủ tụ họp tại quán Café thứ 7 tại 3A Ngô Quyền bàn về chủ đề “Quyền Tự do lựa chọn” do GS, TS Nguyễn Văn Trọng diễn thuyết với sự tham gia, hội tụ đông đủ của các gương mặt nổi trội trong cái gọi là trí thức “đấu tranh dân chủ” miền Bắc như Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Quang A, Hoàng Xuân Phú, Giáp Văn Dương, Nguyễn Đức Thành,…sáng ngày 1/11/2015. Đúng như chủ đề của nó, buổi tụ họp trở thành buổi mà diễn giả và người nghe đều theo đuổi quan niệm, ý tưởng và hoài bão khác nhau về “tự do” khiến nó trở thành buổi “tự sướng” xem “ai thắng ai” thì đúng hơn.
Xem quảng bá về sự kiệnhttps://www.facebook.com/events/107151552981281/
Theo như diễn giả, ông Nguyễn Văn Trọng quảng cáo, chủ đề thảo luận là về cuốn sách mà ông này mới được NXB Trí thức trợ giúp khâu “luồn lách” phát hành sau khi “đổi tên” từ “Những ghi chép về tự do” thành “Bàn về tự do”, nội dung trình bày những gì ông ta thu nhận được từ chủ đề này của một số các tác giả danh tiếng theo học thuyết về tự do tư sản, đó là I. Kant, J.S. Mill, A. Herzen, N. Berdyaev, S. Frank, G. Fedotov, E. Fromm, I. Berlin, R. Feynman... Tuy nhiên ngược với diễn giả trình bày chuyên sâu quan điểm về “tự do cá nhân” (tự do nội tại bên trong của mỗi con người) mà ông cho là “đỉnh cao của sự nhân văn”, “mọi thứ thuộc về xã hội đều độc ác nếu xã hội được để lên trên cá nhân”, qua đó ông này ám chỉ phê phán tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
Được biết, GS-TS Nguyễn Văn Trọng được quảng bá “là một trong 5 thành viên sáng lập của Cà Phê Thứ Bảy (CPTB) (Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Lê Ngọc Trà), người chủ trì các buổi Cà Phê Gặp Gỡ & Đối Thoại tại CPTB TPHCM, ông là TSKH, ngành Vật lý lý thuyết và là một dịch giả hàng đầu trong lĩnh vực sách Triết. Ông nhận được một số giải thưởng sách trong đó có giải thưởng PHAN CHU TRINH và SÁCH HAY. Hiện ông được mời làm thành viên Hội đồng xét duyệt giải thưởng Phan Chu Trinh”. Tất nhiên, ông Trọng là thành viên cái gọi là “Văn đoàn độc lập”, bạn đồng chí hướng với các ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc và các trí thức “đấu tranh dân chủ” khác.
Hài hước thay, từ một diễn đàn do diễn giả đưa ra bàn về “Quyền tự do lựa chọn cá nhân” thì những người tham dự, phần lớn và cố gắng trình diễn những “dự án” đấu tranh chính trị mà họ đang theo đuổi khiến buổi tọa đàm trở thành buổi “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, ai thích gì nói nấy, không quan tâm chủ đề của buổi tọa đàm là gì và diễn giả đang trình bày, chia sẻ “đứa con tinh thần” của ông ta ở góc độ nào. Xin trích dẫn tường thuật của một người tham dự:
“Ông Hoàng Xuân Phú, người góp ý rất nhiều về hiến pháp cũng đưa ra bình luận về sự hoàn hảo của tổ chức xã hội bầy khỉ. Thấy ông say sưa ca ngợi tổ chức xã hội của bầy khỉ, rồi mạt sát là con người không được như vậy. Sau đó ông nói, các đạo sĩ Tây Tạng cũng giống như bầy khỉ, không cần đến công nghệ thừa thãi, vì không có nhu cầu. Bây giờ tôi đã hiểu những mô hình xã hội mà ông Phú hướng tới trong bản góp ý hiến pháp của ông là gì rồi, có thể không thua bầy khỉ là mấy.
Sau đó, Giáp Văn Dương, người sáng lập Giáp's school và đề xuất Thoát Trung luận đứng lên hỏi nhưng mang tính chất khoe khoang. Anh ta nhắc đến tranh luận bãi bỏ trường chuyên lớp chọn mà anh ta vừa hô hào trên mạng. Không ngờ, Giáp Văn Dương bị dội một gáo nước lạnh vào mặt khi ông Nguyễn Văn Trọng cho rằng không quan tâm đến chuyện này, bởi vì học sinh có quyền chọn học trường chuyên lớp chọn, và chọn rồi từ tự chịu trách nhiệm. Ngay sau câu trả lời này của Nguyễn Văn Trọng, Giáp Văn Dương bực bội bỏ về.
Cuối cùng Nguyên Ngọc đứng lên ca ngợi một quyển sách vừa được giải Nobel văn học viết theo lối văn học tư liệu, chẳng liên quan đến chủ đề "tự do lựa chọn" cả. Ông này cứ khẳng định đi khẳng định lại rằng đây là nhà văn quan trọng cho Việt Nam cần được dịch và nghiên cứu, nhưng sau đó không thấy ông ta đưa ra lý do gì đặc biệt ngoài cuộc đấu tranh thiện ác.
Rốt cuộc, buổi nói chuyện này cho thấy các ông trí thức già rồi nên bị lậm. Một đằng nói về tự do tinh thần, một đằng nói về tự do chính trị, rồi cãi nhau mà chẳng ai nghe ai.”
Tình trạng này của buổi tọa đàm còn cho thấy, những người tham dự chỉ “sướng” mỗi cái chủ đề của nó, chẳng thèm nghe/đọc hay ngâm cứu trước nội dung diễn giả đưa ra để có những bình luận, ý kiến có chất lượng, đúng trọng tâm.
Qua buổi tọa đàm này cho thấy, các trí thức zân chủ già này chẳng ai thèm quan tâm xem ai nói gì, cũng như tôn trọng lẫn nhau, ai cũng cho mình là “thánh”, chỉ phán những gì mình cho là “đúng” và đòi làm bố thiên hạ. Thảo nào mà đám trí thức trẻ chạy sạch, chẳng mấy ai dám mon men đến “tự sướng” cùng các trí già. Sự kiện được tạo ra chẳng có mấy mống trên mạng đăng ký, nghe nói đích thân các chủ xị buổi tọa đàm gọi điện, thúc giục từng người có mặt cho Chu Hảo, Nguyên Ngọc và diễn giả đỡ “cô đơn” và buổi tọa đàm khỏi “cô quạnh”.
Cùng hội, cùng thuyền mà còn chẳng nghe nổi nhau, huống hồ còn đi vận động để thiên hạ tin mình. Đúng là thảm trạng cho những trí ngủ zân chủ nửa mùa.
No comments:
Post a Comment