BERLIN - The Vatican cho biết hôm thứ hai đã bắt giữ hai thành viên của một ủy ban cải cách của Giáo hoàng vì nghi ngờ đã rò rỉ thông tin mật, mở ra một tuần đầy mưu mô trong khi Tòa Thánh gồng mình chờ hai cuốn sách tệ hại có nội dung tiết lộ tham nhũng bên trong.
Vụ bắt giữ bất ngờ hai cố vấn của Giáo Hoàng Francis cũng có thể gây cú đòn đau cá nhân cho Giáo Hoàng và phơi bày nhiều hơn về những rạn nứt giữa các đồng minh tư tưởng của Giáo hoàng và phe chống đối nỗ lực áp đặt cải cách của ông trên giáo hội.
Trong khi đó, những cuốn sách sắp tới - trong đó có cuốn của một nhà báo Ý Gianluigi Nuzzi, mà cuốn sách của ông ta vào năm 2012 về một vụ "Vatileaks" tai tiếng làm lung lay vai trò giáo hoàng của Benedict XVI – sắp tiết lộ điều mới mẻ về gian lận và quản lý yếu kém, cũng như những thách thức với sự thúc đẩy của Francis cho những thay đổi trong các hoạt động nội bộ của Vatican.
Francesca Immacolata Chaouqui, thành viên của ủy ban đặc biệt
về cải cách kinh tế của Vatican, tại nhà cô ở Rome
vào ngày 16 tháng 9, 2015 (Franco Origlia / Getty Images)
Trong một tuyên bố, về tất cả những chuyện gây sốc trong cuốn sách sắp xuất bản, hình như Vatican đã cho rằng phát xuất từ hai nguồn: LM. Lucio Angel Vallejo Balda, một tu sĩ Tây Ban Nha và cựu thư ký của ủy ban cải cách tài chính và hành chánh của Francis, và Francesca Chaouqui, một giám đốc quan hệ công chúng người Ý đã được tuyển vào năm 2013 để mang lại một chút tư duy hiện đại cho Tòa Thánh và đã được biết ở một số giới thân cận là "người vận động hành lang của Giáo hoàng."
Vatican cho biết cả hai đã được mời đến thẩm vấn cuối tuần qua và sau đó bị quản thúc. Chaouqui đã được thả ra hôm thứ hai sau khi cô cam kết sẽ hợp tác với cuộc điều tra, Vatican cho biết. Balda vẫn còn bị giam giữ.
Cả hai đã bị bắt giữ sau khi một cuộc điều tra hình sự kéo dài hàng tháng được thực hiện bởi lực lượng hiến binh Vatican và có thể phải đối mặt với cáo buộc theo một đạo luật năm 2013 là sự tiết lộ các tài liệu và thông tin mật của Tòa Thánh đều là vi phạm luật.
Balda, một Đức Ông 54 tuổi và viên chức kỳ cựu của công việc nội bộ Vatican, đã được chính Francis tuyển chọn để giúp ông lèo lái việc chấn chỉnh bộ máy quan liêu của Vatican, được gọi là Giáo triều (Curia).
Ông là một trong những người đã mời Chaouqui, 33 tuổi, tham gia ủy ban cải cách bề thế của Francis. Cô đã trở thành một đối tượng bị chỉ trích ở thành phố Vatican sau khi đăng hình ảnh quyến rũ của mình trên Facebook và gửi tweets quan trọng lien quan đến Vatican, gọi một quan chức "tham nhũng."
Đức Ông Lucio Angelo Vallejo Balda và Tiến Sĩ Francesca Chaouqui Ảnh vaticaninsider.lastampa.it
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Boston Globe năm ngoái, cô cho biết kẻ thù của Giáo Hoàng đã đã kích cô.
"Thật không may cho sự bình an tâm trí của những kẻ thù ấy, chúng tôi vẫn ở đây và các cải cách vẫn còn xảy ra," cô nói.
(Giáo hoàng) Francis, theo phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi, đã được thông báo về các vụ bắt giữ trước khi chúng được thực hiện. Cuộc điều tra đã được tiến hành bởi đội hiến binh của Vatican, vốn nắm quyền kiểm soát hầu hết về an ninh, thực thi pháp luật và phối hợp chữa cháy tại thành phố-nhà nước, ngoài trừ việc bảo vệ trực tiếp giáo hoàng vốn do đội Bảo Vệ Thụy Sĩ nổi tiếng phụ trách.
Các hiến binh, ăn mặc đồng phục cảnh sát, làm việc chặt chẽ với chính quyền Ý dưới một hiệp ước hơn 85 năm qui định thành phố Vatican hiện nay. Các đội cũng có quyền tự trị tổng quát và không cần sự chấp thuận của Giáo Hoàng để tiến hành bắt giữ - mặc dù những hành động và các cuộc điều tra ở cấp cao có khả năng chịu sự giám sát của thượng cấp Vatican.
Khi được hỏi liệu Giáo Hoàng sẽ can thiệp vào quá trình xét xử, Lombardi chỉ nói rằng Francis "tôn trọng thẩm quyền của các cơ cấu của Vatican."
Trong tuyên bố các vụ bắt giữ ngoại lệ, Vatican hình như phủ đầu chuyện săp phổ biến thông tin có khả năng gây thiệt hại và gợi ý rằng Vatican có thể theo đuổi hành động pháp lý chống lại các tác giả.
"Đối với những cuốn sách đã được thông báo phát hành nay mai, phải được hiểu rõ vào thời điểm này, cũng như trong quá khứ, rằng hành động như vậy là một sự phản bội nghiêm trọng lòng tin của Giáo Hoàng", tuyên bố của Vatican cho biết.
Vatican gọi các tác giả là một phần của "một chiến dịch đã lợi dụng một hành động bất hợp pháp nghiêm trọng của việc giao các tài liệu mật bất hợp pháp - một chiến dịch có dính líu đến luật pháp và hình phạt khả dĩ đang được nghiên cứu" Cả hai cuốn sách định phát hành hôm thứ Năm.
Những cuốn sách hình như đá động đến những căng thẳng nội bộ của Vatican từ sự thúc đẩy của Francis cho sự cởi mở hơn trong mạng lưới rộng lớn của các văn phòng và các ủy ban dẫn dắt sự điều hành giáo hội, mà các hoạt động hầu hết đã được giữ kín trong nhiều thế kỷ.
Bộ máy quan liêu của Vatican quán xuyến các quyết định quan trọng như việc chi tiêu tiền bạc và việc bố trí các chức sự của giáo hội, cùng các chi tiết nhỏ hơn như hoạt động của các dịch vụ bưu chính Vatican và tiền bạc đóng góp từ các nhà thờ.
Những nỗ lực của Francis về gia tăng trách nhiệm đã gặp sự kháng cự từ các nhóm trong Vatican, nơi mà giới bảo thủ cũng đã phản đối sự tiếp cận của giáo hoàng với cộng đồng người Công Giáo ly dị và những người khác từng bị nhà thờ xa lánh.
Các vụ bắt giữ làm lộ rõ sự căng thẳng dồn nén hằng mấy tháng qua trong Vatican khi các quan chức ở đó chờ đợi những cuốn sách được phát hành.
Cuốn sách của Nuzzi, "Con Buôn trong Đền Thờ," dựa trên các tài liệu, phỏng vấn và ghi âm của Francis nói trong cuộc họp kín, theo lời nhà xuất bản của Nuzzi, Chiarelettere.
Giáo hoàng được trích dẫn là đã quở trách “giới cao cấp” của ông rằng “chi tiêu vượt ngoài tầm kiểm soát" và đòi hỏi tính minh bạch sau khi tìm thấy "ngân sách không chính thức" mà các quỹ chi tiết bị cáo buộc đã bị các quan chức Vatican lạm dụng, theo Chiarelettere. Cuốn sách cũng chú tâm vào những nỗ lực bị cáo buộc nhằm phá hoại các cải cách của Francis và cản trở các sự khởi xướng khác nhằm giảm bớt cuộc sống xa hoa của một số hồng y và kiểm soát việc lạm dụng tiền thu được trong lễ các nhà thờ.
"Nếu chúng ta không biết làm thế nào để bảo vệ tiền của chúng ta, vật có thể nhìn thấy được, thì làm sao chúng ta có thể bảo vệ linh hồn của các tín hữu, vốn không thể nhìn thấy được?" trích dẫn từ Francis trong cuốn sách nói tại một cuộc họp của thánh triều, theo lời Chiarelettere.
Cuốn sách này cũng nhắm công bố lời giải thích đầy đủ đằng sau quyết định việc Benedict nghỉ hưu gây sốc vào năm 2013, một năm sau khi các tài liệu bị đánh cắp bởi quản gia của ông đã được công bố giữa các gời ý về tham nhũng và đấu đá nội bộ trong triều Giáo hoàng Benedict.
ký giả Emiliano Fittipaldi
Cuốn sách thứ hai, "Lòng Tham Vô Đáy: Những Tài Liệu Tiết Lộ Về Tài Sản, Các Vụ Bê Bối Và Các Bí Mật Của Giáo Hội Của Francis" bởi nhà báo Ý Emiliano Fittipaldi của tạp chí L'Espresso - mà các rò rỉ của Vatican bao gồm một dự thảo của thông điệp của Giáo hoàng về môi trường vào tháng Sáu – những đối phó tài chính và các vụ bê bối khác bên trong Vatican.
Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Hai, Fittipaldi tuyên bố hai người bị bắt giữ bởi Vatican không phải là nguồn tin của mình.
"Tôi mong rằng [các cá nhân bị bắt] sẽ chứng minh cho hiến binh biết rằng họ không hề phạm những tội mà tôi không rõ, ngoại trừ những gì tôi đọc trong thông cáo báo chí của [Vatican]."
Trong một thăm dò có liên quan, giới truyền thông Ý báo cáo tuần trước rằng các chuyên gia pháp y Vatican đang điều tra cáo buộc sự có sự đột nhập mày mò máy tính được sử dụng bởi vị kiểm toán hàng đầu của giáo hội, Libero Milone, người được bổ nhiệm cách đây vài tháng.
Brian Murphy ở Washington đóng góp vào báo cáo này.
(thân hữu ML tạm dịch)
_____________________
Cùng đề tài:
No comments:
Post a Comment