http://molang0205.blogspot.com/2015/11/thein-sein-khong-vi-ai-nhu-nguoi-ta-van.html
Chiềng Chạ
Sau khi có tin Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đứng đầu đang giành 70% số phiếu ủng hộ từ cuộc bầu cử hiện đang diễn ra. Đến thời điểm hiện tại phải khẳng định rằng ưu thế về sự ủng hộ đang thuộc về NLD và trong một động thái mới đây nhất vị Chủ tịch Đảng Cầm quyền (đảng mà Tổng thống Thein Sein hiện là thành viên) đã thừa nhận nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, dường như mọi thứ vẫn đang để ngỏ và việc ai sẽ là tổng thống của quốc gia nằm ở vị trí phía Tây khu vực Đông Nam Á này vẫn là một ẩn số? Và việc Hiến pháp thừa nhận vai trò độc tôn của Quân đội (lực lượng này sẽ đương nhiên nhận được 25% số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử) được cho là nguyên nhân chính khiến cục diện chính trường tại Myanmar vẫn chưa thể phân định dù khả năng NLD giành thắng lợi trở nên rất rõ rệt.
Những ai theo dõi sự tác động, ảnh hưởng của kết quả sơ bộ, bước đầu của cuộc bầu cử tại Myanmar thì ngoài việc xuất hiện những sự thách đố như "Tôi thách Đảng Cộng sản dám làm như Myanmar" (như những hình ảnh trên) thì việc ngợi ca đương kim "Tổng thống Thein Sein vĩ đại" khi dám dám đứng ra một cuộc bầu cử dân chủ nhất từ trước đến nay là một điều đang trở nên phổ biến.
Bài viết "Vĩ đại Thein Sein" đăng tải trên FB cá nhân, Chu Mộng Long viết là một ví dụ có tính điển hình:
"Aung San Suu Ky vĩ đại đã đành, nhưng Thein Sein còn vĩ đại hơn. Người đàn bà kia có thể bị bắn nát trước họng súng của cường quyền, cho dù đó là “đàn bà thép”. Và tự do dân chủ vẫn chỉ là giấc mơ xa vời! Với tình hình Miến Điện, khi nhà độc tài đang cường thịnh và được bảo kê bởi nhà độc tài lớn hơn là Trung Quốc, quyền tự do dân chủ có thể còn phải đổi bằng bao nhiêu máu xương nữa mới có được chứ không dễ ai cho không.
Vậy mà Thein Sein, kẻ sở hữu toàn bộ sức mạnh trong tay (chứ không phải là một phế đế) có thể nghiền nát mọi khát vọng của người dân Miến Điện lại đột ngột tự giải quyền lực để nhường chỗ cho sự tự do dân chủ.
Đó là một con người vĩ đại của mọi thời đại. Vĩ đại vì ông dám từ bỏ quyền lực trong lúc quyền lực của ông và đảng ông đang ở đỉnh cao. Vĩ đại vì ông nhìn thấy khát vọng cháy bỏng của dân tộc mình, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân mình và đảng mình cho toàn dân tộc. Và sự vĩ đại ấy có khi rất đơn giản, ông sớm nhìn thấy được tương lai, dù có thể là viễn cảnh, sự sụp đổ tất yếu của chế độ độc tài, và ông đã tự giác cho nó đổ nhanh hơn để dân tộc ông không phải tốn nhiều xương máu hơn nữa.
.........
Thein Sein mới thực sự xứng đáng là tượng đài bất tử, để cho người dân Miến Điện tôn thờ như một biểu tượng giải quyền lực, để cho các nhà độc tài khác noi gương, chí ít là biết xấu hổ để dũng cảm từ giã quyền lực".
Ở đây, mới nhìn qua thì rất khó có thể biết được mối liên hệ giữa những dòng khẩu hiệu "Tôi thách Đảng Cộng sản dám làm như Myanmar" và việc công nhận sự vĩ đại của Tổng thống Thein Sein. Song nếu đi sâu hơn vào vào nguyên cớ có hai sự việc này thì mới thấy rằng chúng xuất phát từ những não trạng không hoặc cố tình không hiểu những gì đang xảy ra trong cuộc bầu cử tại Myanmar trong những ngày qua.
Phải thành thật công nhận rằng, Myanmar chưa bao giờ thực sự có được một bầu không khí dân chủ, hòa bình như ở thời điểm hiện tại và cơ chế đó được tạo ra từ sự mạnh dạn của chính Tổng thống Thein Sein. Chính ông Thein Sein đã đồng ý tiến hành một cuộc bầu cử theo đúng nghĩa tranh cử của phương Tây (dù rằng vẫn có những sự đặc quyền riêng cho lực lượng quân đội); vậy nhưng, xin hãy lưu ý rằng đây không phải là điểm mới, sự cách tân trong việc bầu cử đối với các nhà nước có thể chế chính trị đa đảng như Myanmar. Theo đó, lẽ ra từ khi xuất hiện chế độ đa đảng chính trị, Myanmar đã phải thực thi điều này nhưng tiếc rằng lộ trình này đã bị ngăn cản bởi lực lượng quân đội và các nhà độc tài, các thế lực mong muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của mình. Bản thân ông Thein Sein cũng trở thành vị Tổng thống dân sự đầu tiên tại Myanmar từ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị trong quân đội - nơi ông này xuất thân.
Nói như thế để thấy rằng, việc đồng ý tổ chức một cuộc bầu cử trong không khí dân chủ, hòa bình của ông Thein Sein cũng chẳng qua là trả lại đúng nguyên tắc bầu cử trong chế độ đa đảng mà thôi. Hay nói cách khác, họ đã làm sai, nay họ đang tiến hành sửa sai và tất nhiên sự vĩ đại của ông Thein Sein không có chốn dung thân trong trường hợp này.
Chưa hết, trước khi tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống, giữa ông Thein Sein (Đại diện Đảng cầm quyền) và Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đứng đầu đã có những cam kết. Theo đó, dù bên nào giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững hòa hợp dân tộc, Chính phủ sẽ vẫn được thành lập dựa trên cơ chế liên minh các đảng phái trong nước. Mặt khác, dù đến thời điểm hiện tại, chính đảng Cầm quyền tại Myanmar đang đối diện với sự thất bại, song mọi thứ vẫn có thể bị đảo ngược nếu họ có được sự hậu thuẫn, ủng hộ của lực lượng Quân đội (chủ thể đương nhiên có 25% số phiếu trong Quốc hội - được mặc định theo Hiến pháp). Một Chính phủ liên minh giữa Đảng Cầm quyền - lực lượng Quân đội hoàn toàn có thể xảy ra nếu Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) không giành được ưu thế tuyệt đối. Nhận thức được điều này cũng sẽ dễ dàng giải thích được tại sao ông Thein Sein dễ dàng gật đầu tiến hành bầu cử dân chủ như vừa qua. Cho nên, nếu ai đó ghi nhận sự "Vĩ Đại" của ông Thein Sein thì đó chỉ là sự vĩ đại có toan tính, không đơn thuần.
Cũng xin nói thêm với những người mang trên mình khẩu hiệu ""Tôi thách Đảng Cộng sản dám làm như Myanmar" rằng Việt Nam không phải là Myanmar; thể chế chính trị quy định những nguyên tắc vận hành của chế độ đó. Không thể bắt buộc một quốc gia đang duy trì cơ chế một Đảng lãnh đạo phải tiến hành một cuộc bầu cử như một quốc gia tồn tại chế độ đa đảng? Và thử hỏi nếu điều đó diễn ra thì ai sẽ dân chủ với ai và liệu sự dân chủ lúc đó sẽ diễn ra như thế nào? Thiết nghĩ, trước khi thách đố Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện bầu cử như Myanmar đang làm thì nên chăng những người như Lã Việt Dũng cũng nên suy nghĩ, đưa ra quy trình, lộ trình thực hiện điều đó đối với mô hình quốc gia một Đảng lãnh đạo? Hay chăng chúng lại lải nhải cái luận điệu giả cầy yêu cầu thực hiện chế độ đa đảng?
Đúng là, ngu lại còn bày đặt!
Phải thành thật công nhận rằng, Myanmar chưa bao giờ thực sự có được một bầu không khí dân chủ, hòa bình như ở thời điểm hiện tại và cơ chế đó được tạo ra từ sự mạnh dạn của chính Tổng thống Thein Sein. Chính ông Thein Sein đã đồng ý tiến hành một cuộc bầu cử theo đúng nghĩa tranh cử của phương Tây (dù rằng vẫn có những sự đặc quyền riêng cho lực lượng quân đội); vậy nhưng, xin hãy lưu ý rằng đây không phải là điểm mới, sự cách tân trong việc bầu cử đối với các nhà nước có thể chế chính trị đa đảng như Myanmar. Theo đó, lẽ ra từ khi xuất hiện chế độ đa đảng chính trị, Myanmar đã phải thực thi điều này nhưng tiếc rằng lộ trình này đã bị ngăn cản bởi lực lượng quân đội và các nhà độc tài, các thế lực mong muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của mình. Bản thân ông Thein Sein cũng trở thành vị Tổng thống dân sự đầu tiên tại Myanmar từ sự hậu thuẫn của các thế lực chính trị trong quân đội - nơi ông này xuất thân.
Nói như thế để thấy rằng, việc đồng ý tổ chức một cuộc bầu cử trong không khí dân chủ, hòa bình của ông Thein Sein cũng chẳng qua là trả lại đúng nguyên tắc bầu cử trong chế độ đa đảng mà thôi. Hay nói cách khác, họ đã làm sai, nay họ đang tiến hành sửa sai và tất nhiên sự vĩ đại của ông Thein Sein không có chốn dung thân trong trường hợp này.
Chưa hết, trước khi tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống, giữa ông Thein Sein (Đại diện Đảng cầm quyền) và Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đứng đầu đã có những cam kết. Theo đó, dù bên nào giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc giữ vững hòa hợp dân tộc, Chính phủ sẽ vẫn được thành lập dựa trên cơ chế liên minh các đảng phái trong nước. Mặt khác, dù đến thời điểm hiện tại, chính đảng Cầm quyền tại Myanmar đang đối diện với sự thất bại, song mọi thứ vẫn có thể bị đảo ngược nếu họ có được sự hậu thuẫn, ủng hộ của lực lượng Quân đội (chủ thể đương nhiên có 25% số phiếu trong Quốc hội - được mặc định theo Hiến pháp). Một Chính phủ liên minh giữa Đảng Cầm quyền - lực lượng Quân đội hoàn toàn có thể xảy ra nếu Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) không giành được ưu thế tuyệt đối. Nhận thức được điều này cũng sẽ dễ dàng giải thích được tại sao ông Thein Sein dễ dàng gật đầu tiến hành bầu cử dân chủ như vừa qua. Cho nên, nếu ai đó ghi nhận sự "Vĩ Đại" của ông Thein Sein thì đó chỉ là sự vĩ đại có toan tính, không đơn thuần.
Cũng xin nói thêm với những người mang trên mình khẩu hiệu ""Tôi thách Đảng Cộng sản dám làm như Myanmar" rằng Việt Nam không phải là Myanmar; thể chế chính trị quy định những nguyên tắc vận hành của chế độ đó. Không thể bắt buộc một quốc gia đang duy trì cơ chế một Đảng lãnh đạo phải tiến hành một cuộc bầu cử như một quốc gia tồn tại chế độ đa đảng? Và thử hỏi nếu điều đó diễn ra thì ai sẽ dân chủ với ai và liệu sự dân chủ lúc đó sẽ diễn ra như thế nào? Thiết nghĩ, trước khi thách đố Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện bầu cử như Myanmar đang làm thì nên chăng những người như Lã Việt Dũng cũng nên suy nghĩ, đưa ra quy trình, lộ trình thực hiện điều đó đối với mô hình quốc gia một Đảng lãnh đạo? Hay chăng chúng lại lải nhải cái luận điệu giả cầy yêu cầu thực hiện chế độ đa đảng?
Đúng là, ngu lại còn bày đặt!
No comments:
Post a Comment