http://molang0205.blogspot.com/2015/11/nhung-luc-ang-gia-cho-cach-mang-mau-o.html
Kính Chiếu Yêu
Mấy năm gần đây, các nhà dân chủ cuội Việt Nam đã bỏ nhiều công sức để khuếch trương sứ mệnh hợp thời của mình, nhưng xem ra người ta vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng, phong trào dân chủ vẫn bị đa phần dân chúng xa lánh, kì thị.
Các nhà dân chủ cuội, trong cơn quẫy đạp càng cố thể hiện mình là lực lượng chính trị hợp thời thì chính quyền, người dân càng xem họ như bọn phá hoại. Các nhà dân chủ càng tự sướng là người tiên phong, lương tâm thời đại, chiến sĩ vì tự do hay sứ giả của hòa bình và công lý, thì người chính quyền, dân càng càng thấy diện mạo họ như những gương mặt chí phèo, chợ búa, bất lương, vô công rồi nghề sống bằng nguồn thu nhập từ những hành động bợ đỡ, bán rẻ dân tộc cho ngoại bang.
Tham vọng muốn tạo ra đổi thay ở Việt Nam bằng cuộc cách mạng đường phố như một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi của họ trở nên vô vọng. Thay vì trở thành những người hùng như thường cố tỏ ra, họ đang trở thành một bộ phận đáng ghét của dân tộc. Dân chúng coi họ như một lũ bệnh hoạn và có thể nổi giận thẳng tay trừng trị nếu cần.
Vì sao vậy? Hãy nhìn lại những thế lực mà họ đã tạo dựng bấy lâu nay trên chính trường thì sẽ rõ.
Vì sao vậy? Hãy nhìn lại những thế lực mà họ đã tạo dựng bấy lâu nay trên chính trường thì sẽ rõ.
Việt Tân
Xuất thân từ một đảng chống Cộng có tàn tích của chế độ Việt Nam Cộng hòa, Việt Tân tự xưng là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ tự do. Tuy nhiên, theo nhiều người từng gia nhập hoặc liên hệ với Việt Tân, đây lại là một trong những thế lực phản dân chủ tự do nhất.
Thứ nhất, là tự biến đảng này thành một đảng gia đình trị, với quyền lực, quan hệ, thông tin và tài chính tập trung hết vào tay gia tộc của người sáng lập là ông Hoàng Cơ Minh và một vài cốt cán có máu mặt ở nước ngoài (chủ yếu là ở Mỹ, Pháp). Không ai có thể chen chân vào vì nó như một công ty gia đình chứ không phải là một tổ chức chính trị.
Thứ hai, là chống lại tự do ngôn luận, khi nó kiểm soát môi trường thông tin của cộng đồng hải ngoại bằng tiền, quan hệ, đấu tố và bạo lực ngầm. Một thời, trong cộng đồng hải ngoại, bất cứ ai nói ra sự thật về Việt Tân đều bị chụp mũ là cộng sản nằm vùng, rồi nhẹ thì bị đem ra đấu tố trước đám đông, nặng thì bị xã hội đen đánh đập hoặc ám sát. Gần đây, vụ nhà báo Lê Diễn Đức bị RFA đuổi việc chỉ vì viết status chê Mặt trận Hoàng Cơ Minh, tiền thân của Việt Tân, cho thấy "hệ thống kiểm duyệt" của đảng này vẫn còn rất mạnh, và não trạng chính trị cùng cung cách hành xử của nó vẫn chưa tiến gần đến văn minh.
Thứ ba, không ngừng tìm cách thâu tóm các hội nhóm độc lập trong xã hội dân sự Việt Nam để tạo ra tình trạng độc quyền tổ chức trong phong trào. Bằng cách tạo sự lệ thuộc về mặt tài chính, thông tin và quan hệ vào những "nhà tài trợ" là đảng viên ngầm của Việt Tân để nắm hoàn toàn quyền kiểm soát. Những cá nhân nào không chịu quy phục hoặc hết tác dụng thì bị Việt Tân thí cho đi tù, hoặc bị chính quyền tước bỏ hết kế sinh nhai, tới mức ngoài việc gia nhập và chịu bị kiểm soát để ăn lương Việt Tân ra, họ không còn đường tồn tại.
Thứ tư, dùng chiêu bài đấu tranh vì một nước Việt Nam tự do để tạo thế lực, khi có "giá" họ phản bội đồng bào mình rồi bán nó cho nước Mỹ. Chính trị của Việt Tân là thứ chính trị bám đít Mỹ, sống nhờ bầu sữa quỹ NED. Họ là công dân Hoa Kỳ gốc Việt treo cờ Mỹ, làm lính đánh thuê bằng biểu tượng cờ vàng. Họ bất lực đứng ngoài la ó, chạy ngược chạy xuôi trong bất lực nhờ chút năng lượng của thù hận. Họ lăng xăng, hân hoan khi vớ được đám blogger trong nước tuyệt vọng chạy ra nước ngoài đưa đi điều trần trước một nghị Mỹ ngồi ngang hàng với ghế Chủ tịch đảng Việt Tân. Việt Tân không phải một đảng của nước Việt Nam tự do dân chủ, nó là một đảng tranh đấu cho quyền kiểm soát của trật tự Mỹ trên đất Việt Nam. Cho nên nó phản tự do, phản dân chủ, và phản quốc.
Giáo hội Công giáo
Giáo hội Công giáo mới đáng được coi là một chế độ độc tài toàn trị thành công. Một tỉ người dưới quyền giáo hội buộc phải tôn thờ một hệ tư tưởng và niềm tin, và coi nó là chân lí duy nhất đúng. Tín đồ không được làm điều gì ngoài giáo lý, giáo luật trừ việc cày cuốc kiếm cơm.
Tham vọng bành trướng giáo hội Công giáo La Mã để thiết lập Nước Chúa, vươn những chiếc vòi bạch tuộc trên toàn thế giới được tiến hành bằng sự cưỡng bức tinh thần, hù dọa chính quyền sát đạo, đối lập, cách ly con chiên khỏi xã hội dân sự của quốc gia.
Người đứng đầu giáo hội là một ông vua - Giáo hoàng. Giáo dân phải gọi giáo chức là Thầy là Cha, cũng như dân Việt xưa kia phải gọi giới chức phong kiến là quan phụ mẫu. Đủ thấy trong cộng đồng Công giáo, giữa người với người không có quan hệ bình đẳng, tự do.
Các nhà dân chủ Việt Nam liên tục chửi cộng sản về tội ác bóp nghẹt tự do tính ngưỡng, đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, họ lại lờ đi những tội ác của giáo hội Công giáo. Cần nhớ rằng nhân danh giáo hội, các đạo quân chinh phạt người Tây Ban Nha đã diệt chủng những 90% dân bản địa Nam Mỹ. Chính giáo hội đã bức hại hầu hết những người có kiến thức khoa học và quan điểm nhân văn mới mẻ trong suốt hàng trăm năm, bằng những phương thức hành hình dã man như treo cổ, quan tài đinh, thiêu sống hoặc bánh xe nước. Nhờ giáo hội, đà phát triển của nhân loại đã thụt lùi nhiều thế kỷ, và vô số sự thật đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ. Còn ở Việt Nam, lịch sử giáo hội Công giáo luôn gắn liền với tay sai thực dân, phục vụ bạo chúa, chia rẽ lương giáo.
Công giáo chỉ chiếm 1% dân số Việt Nam, nhưng phải chiếm tới quá nửa số người tham gia các hoạt động đối lập, chống chính quyền trong nước. Công giáo và phong trào dân chủ Việt Nam dính với nhau như hình với bóng, tới nỗi mỗi lần nhắc đến biểu tình, chống cộng hoặc dân oan, những người bình thường trong xã hội lại liên tưởng đến đám đông giáo dân, các lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động trong nhà thờ, hoặc các trang Công giáo tuyên truyền chính trị đối lập.
Mỗi dịp bị chính quyền truy đuổi, các nhà dân chủ cứ chui vào nhà thờ trốn là được yên thân. Nhiều nhà hoạt động vô thần đã cải đạo Công giáo để được giáo hội bảo kê, và để tranh thủ sự ủng hộ của một bộ phận dân chúng đã có sẵn hận thù dai dẳng với chính quyền. Những nhà hoạt động gốc Công giáo cũng nhanh chóng vượt mặt các thành phần không Công giáo, để giành vị trí cao trong giang hồ dân chủ. Đây là một xu hướng dễ hiểu, vì trong phong trào dân chủ Việt Nam, trừ người của Việt Tân ra, chỉ người của giáo hội mới được chống lưng về tiền bạc, an ninh, truyền thông và quan hệ. Vì đa số các nhà hoạt động đều có nhu cầu nương tựa vào lãnh thổ, tài chính và đám đông của giáo hội, phong trào dân chủ Việt Nam dần lệ thuộc vào giáo hội Công giáo, và bị nó chi phối mọi bề. Những nhà hoạt động không lệ thuộc dần ít đi. Họ không chết trong tay chính quyền thì cũng chết trong tay các nhà hoạt động Công giáo cực đoan.
Nhưng vì sao Công giáo Việt Nam lại nhiệt tình chống Cộng? Trong thực tế, động lực đấu tranh của người Công giáo hoàn toàn không xuất phát từ khát vọng tự do. Ở nhiều giáo xứ trong khu vực Nghệ Tĩnh, chính quyền độc tài một thì cha xứ độc tài gấp mười. Người Công giáo Việt Nam chủ yếu đấu tranh vì thù hận do giáo hội mê hoặc. Sự thật thì giáo hội chỉ nắm phần hồn, còn phần xác ấm no là do chính quyền mang lại. Nhưng lợi thế của giáo hội là sự cuồng tín của tín đồ.
Đọc lại lịch sử cấm đạo từ thời Trịnh - Nguyễn đến nay, và những cuộc đụng độ đẫm máu giữa dân Công giáo và chính quyền trong nửa sau thế kỷ 20, ta có thể phần nào thông cảm cho sự thù hận dai dẳng ấy.
Nhưng thông cảm không có nghĩa là đồng cảm. Người Công giáo nên thôi phán xét người khác để tự nhìn lại bản thân. Họ chửi chính quyền bạo lực, nhưng chính họ hả hê khi bắt nhốt công an vào giáo xứ để đánh đập và quay phim. Họ lên án những vụ cướp đất của chính quyền, nhưng họ chưa từng bày tỏ thái độ ăn năn về vụ phá hoại tháp Báo Thiên để cướp đất xây nhà thờ lớn. Họ nói chính quyền theo đuổi một chủ nghĩa lỗi thời, độc quyền chân lý và bưng bít thông tin, trong khi chính họ coi vài mẩu truyện cổ tích mấy nghìn năm tuổi như chân lý duy nhất đúng, và dạy con rằng thuyết tiến hóa là một điều cầm kỵ. Thật đáng lo ngại khi một lực lượng phản tự do như thế dần thống lĩnh phong trào dân chủ Việt Nam.
Tư duy độc tài chuyên chính của những nhà hoạt động Công giáo đang nuốt chửng và phá nát phong trào. Chính họ tạo ra lối suy nghĩ rằng nhân quyền là một chân lý tối thượng, một luật Chúa mà con người phải sùng bái và bảo vệ bằng thánh chiến. Cũng chính họ tạo ra lý thuyết đánh đồng Cộng sản với vô thần, vô thần với ma quỷ, và ma quỷ thì không có nhân quyền, phải tiêu diệt tận gốc.
Gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội lại ấm dần. Lần này, vì cà rốt hiệu nghiệm hơn, người ta vứt bớt gậy. Giáo hội vừa bán phứt sự hậu thuẫn mà lâu nay họ dành cho dòng Chúa Cứu thế ở Sài Gòn, để đổi lấy những hợp tác với chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Với phong trào dân chủ cuội, đây là một viên thuốc đắng.
Các cựu quân nhân, viên chức vong quốc
Đối với nhiều dân tộc khác, cộng đồng hải ngoại là một cửa ngõ tự do và một nguồn lực thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong nước. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì ngược lại, nó là một chướng ngại vật cản trở tự do. Trước hết, vì nó có một xuất phát điểm khá tồi tàn. Hầu hết thành viên của cộng đồng này là những người trốn chạy khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Họ mang theo mình cả tinh thần của những kẻ di tản trong tuyệt vọng và hận thù lẫn tinh thần của một chế độ thua trận vì bạc nhược và tham nhũng.
Vấn đề nằm ở chỗ có một bộ phận người Việt hải ngoại không ngừng gìn giữ những tinh thần đó để trục lợi suốt hàng chục năm từ đó tới nay. Đó là những cựu quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chừng nào cộng đồng hải ngoại còn bị hận thù ám ảnh, và còn thờ cúng cái tử thi của chế độ cũ ở miền Nam, thì chừng đó đám người này còn có thể kiếm lợi, kiếm danh qua những "ủy ban tranh đấu" chỉ có công dụng thao túng cộng đồng, hoặc những"chính phủ lưu vong" lập nên để bịp tiền và tự sướng.
Vấn đề nằm ở chỗ có một bộ phận người Việt hải ngoại không ngừng gìn giữ những tinh thần đó để trục lợi suốt hàng chục năm từ đó tới nay. Đó là những cựu quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chừng nào cộng đồng hải ngoại còn bị hận thù ám ảnh, và còn thờ cúng cái tử thi của chế độ cũ ở miền Nam, thì chừng đó đám người này còn có thể kiếm lợi, kiếm danh qua những "ủy ban tranh đấu" chỉ có công dụng thao túng cộng đồng, hoặc những"chính phủ lưu vong" lập nên để bịp tiền và tự sướng.
Những cựu binh đầy hận thù không phải là loại người tỉnh táo và có hiểu biết để phấn đấu cho dân chủ. Một cộng đồng tẩy chay, đấu tố và đánh đập những người bị nghi là "hòa giải với Cộng sản", hoặc "tuyên truyền văn hóa Cộng sản"thì không có tự do. Một cuộc biểu tình chỉ cho phép treo cờ vàng (thứ cờ mà chủ Mỹ cũng đã ra lệnh cấm treo ở nơi công cộng) và nghiêm cấm treo cờ đỏ thì có còn là một cuộc biểu tình vì tự do không? Nếu yêu tự do, cộng đồng người Việt hải ngoại nên đấu tranh lật đổ đám độc tài đang đè đầu cưỡi cổ mình, thay vì đấu tranh chống một chủ nghĩa mà ngày nay đến cả chính thể Mỹ cũng phải thừa nhận dù có khác biệt. Bài ca chống cộng đang trở nên vô vọng, lạc lõng với đồng bào trong nước.
Các cựu quân nhân, viên chức phản tỉnh
Các cựu quân nhân, viên chức của chế độ hiện hành cũng đang tạo thành một nhóm quyền lực không đơn giản trong phong trào dân chủ. Họ bao gồm những vị được giới dân chủ cuội ngợi ca là "cộng sản gộc", "trí thức phản tỉnh", "đảng viên bỏ đảng" mà thỉnh thoảng vẫn làm ỏm tỏi trên mạng xã hội bằng những vụ ký kiến nghị hoặc viết thư tay. Không hiểu vì sao phong trào dân chủ lại tôn vinh sự giả dối, cơ hội này. Họ là loại người ngậm miệng ăn tiền khi tại vị, nhưng lại trở mặt ném đá, xỉ vả chế độ lúc có dấu hiệu loạn lạc và khi đã hạ cánh an toàn.
Thế lực này phản tự do, dân chủ ở hai điểm. Thứ nhất, dù đã đốt thẻ đảng, lớn tiếng chê bai độc tài, toàn trị đi chăng nữa, họ cũng không rũ được cái bản tính độc đoán và bè cánh. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, họ bê nguyên xi cung cách độc đoán và thói quen chia bè kết đảng, đấu đá nội bộ vào phong trào dân chủ, rồi lan tỏa nó rộng khắp để giữ quyền lực của mình trong phong trào. Cái trật tự bô lão làm ngu hóa và già hóa phong trào dân chủ Việt Nam, cùng những vụ đấu đá lùm xùm trong nhóm 72 nhân sĩ, Việt Nam Thời báo, No-U,... đều do thói tham quyền cố vị, thực dụng của nhóm thế lực này mà có.
Thứ hai, trong thực tế, tuyệt đại đa số những bô lão này đều không hoạt động chính trị vô tư và độc lập. Họ hầu hết chỉ là vòi bạch tuộc và cái loa phóng thanh trong phong trào dân chủ. Những nhóm lợi ích này ngoài mặt tỏ ra đoàn kết, nhưng ai nấy vẫn luôn ngầm thiết lập quyền lực riêng của mình trong mọi địa hạt của xã hội, hòng chuẩn bị nhiều phương án khi các biến cố chính trị ngộ nhỡ xảy ra. Nhìn thái độ của Huy Đức với Võ Văn Kiệt, hoặc quan hệ dan díu của nhóm 72 nhân sĩ với quỹ Phan Chu Trinh ai cũng hiểu rằng họ phục vụ cho phe cánh nào, và được chống lưng bởi thế lực nào.
Bước vào phong trào dân chủ, ai cũng phải xoen xoét ca ngợi Xã hội Dân sự và hô hào Độc lập - Tự do. Nhưng ở lâu, mới biết Xã hội Dân sự chỉ là con tốt và chỉ là những cái loa Độc lập - Tự do được hà hơi bởi những thế lực chống lưng ở trong và ngoài nước với âm mưu tạo dựng một cuộc cách mạng đường phố.
Bụi đời đường phố
Lực lượng tiên phong là NO-U, đấy là một tập hợp đám trẻ nông nổi, chí phèo, bẩn thỉu cả về nhân cách lẫn tư duy. Về bề nổi thì đám này là trội nhất. Những cái tên Lã Dũng, Lân Thắng, Trương Dũng, Tường Thụy, Trịnh Hữu Long, Anh Tuấn, Minh Hằng, Bích Phượng, Thị Nga, Hoàng Vy, Như Quỳnh,... cứ phơi ra thường trực trong các vụ ăn vạ đường phố.
Nghề của họ là trên đường phố với những vụ tưởng niệm Hoàng Sa, Trường Sa, phản đối Trung cộng, phong trào yêu cây, tôi muốn biết, kiến nghị 258, bầu bí tương thân, tù nhân lương tâm... rình rang với khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền thông.
Phương thức của họ là khiêu khích chính quyền, dựng chuyện ăn vạ, vu cáo công an... Nói chung tất tần tật những gì có thể chọc giận chính quyền, chờ chính quyền ra tay để ăn vạ. Tuy nhiên, họ chỉ mạnh mồm khi trên mạng xã hội, còn mỗi lần xuống đường thì đứa nào cũng rụt cổ rùa nấp sau cả váy đàn bà.
Sự nổi tiếng của họ là tạo những vụ scandal tình ái, tiền nong, chửi bới nhau qua mạng xã hội, thóa mạ, xúc xiểm lẫn nhau mỗi khi tranh ăn. Vì vậy, dân chúng thấy họ như một đám chí phèo du thủ du thực nên xa lánh. Hãy nhìn vào lực lượng của họ thì biết, không tăng thêm mà chỉ hao hụt đi vì trong số họ vẫn còn những người có sỹ diện, có tự trọng nên tự động từ bỏ.
Đấy, thế lực dân chủ vịt chỉ có vậy, cách thức làm dân chủ của họ chẳng giống ai, thế thời mỗi ngày một khác chẳng có cơ hội nào. Hy vọng gì một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam.
Lực lượng tiên phong là NO-U, đấy là một tập hợp đám trẻ nông nổi, chí phèo, bẩn thỉu cả về nhân cách lẫn tư duy. Về bề nổi thì đám này là trội nhất. Những cái tên Lã Dũng, Lân Thắng, Trương Dũng, Tường Thụy, Trịnh Hữu Long, Anh Tuấn, Minh Hằng, Bích Phượng, Thị Nga, Hoàng Vy, Như Quỳnh,... cứ phơi ra thường trực trong các vụ ăn vạ đường phố.
Nghề của họ là trên đường phố với những vụ tưởng niệm Hoàng Sa, Trường Sa, phản đối Trung cộng, phong trào yêu cây, tôi muốn biết, kiến nghị 258, bầu bí tương thân, tù nhân lương tâm... rình rang với khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền thông.
Phương thức của họ là khiêu khích chính quyền, dựng chuyện ăn vạ, vu cáo công an... Nói chung tất tần tật những gì có thể chọc giận chính quyền, chờ chính quyền ra tay để ăn vạ. Tuy nhiên, họ chỉ mạnh mồm khi trên mạng xã hội, còn mỗi lần xuống đường thì đứa nào cũng rụt cổ rùa nấp sau cả váy đàn bà.
Sự nổi tiếng của họ là tạo những vụ scandal tình ái, tiền nong, chửi bới nhau qua mạng xã hội, thóa mạ, xúc xiểm lẫn nhau mỗi khi tranh ăn. Vì vậy, dân chúng thấy họ như một đám chí phèo du thủ du thực nên xa lánh. Hãy nhìn vào lực lượng của họ thì biết, không tăng thêm mà chỉ hao hụt đi vì trong số họ vẫn còn những người có sỹ diện, có tự trọng nên tự động từ bỏ.
Đấy, thế lực dân chủ vịt chỉ có vậy, cách thức làm dân chủ của họ chẳng giống ai, thế thời mỗi ngày một khác chẳng có cơ hội nào. Hy vọng gì một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment