2017/07/27

HOAN NGHÊNH NHỮNG NGƯỜI VI PHẠM PHÁP LUẬT TẠI XÃ ĐỒNG TÂM ĐÃ RA ĐẦU THÚ TRƯỚC PHÁP LUẬT

Biển Xanh

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Xã Đồng Tâm trong những ngày bị kích động
Đúng như những gì chờ đợi, ngày 25/7/2017 Thanh tra Hà Nội đã ban hành thông báo kết luận Thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, qua đó kết luận “toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng… việc ông Lê Đình Kình và một số công dân cho rằng phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 106 ha (có đơn nêu là 96 ha) là không đúng… xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha hoặc 49 ha xứ đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu…”.

Đối với những người có quá trình theo dõi đầu đuôi vụ việc thì cũng chẳng mấy  bất ngờ, tuy nhiên đối với “Tổ đồng thuận” và đặc biệt với “cụ Kình” thì lại chẳng khác nào cái tát vào mồm bởi những luận điệu giao giảng, bịp bợm dân làng trước đó. Còn nhớ lại câu tuyên bố hùng hồn của “cụ Kình” trước đây: “cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định đây (59 ha đất nông nghiệp ở cánh Đòng Sênh) là đất nông nghiệp”. Vậy giờ sự thật đã được làm sáng tỏ có nên đem đầu “cụ Kình” ra chặt không vậy? Cũng chính vì “cụ” mà cả Đồng Tâm bị xáo trộn, tai tiếng, dòng tộc họ hàng bị đổ vỡ, con cháu thì rơi vào vòng lao lý… Ngay khi có thông báo kết luận thanh tra chính thức, đã có những thông tin còn cho rằng “cụ Kình” đã sốc, tăng huyết áp đột ngột mà bị đột tử…
Trước bản kết luận thanh tra rõ ràng, mạch lạc, chi tiết từng việc một, dường như “cụ Kình” và “Tổ đồng thuận” cũng đã cứng họng không còn nỏ mồm như trước được nữa. Duy chỉ có “Đơn khiếu nại” của Bùi Viết Hiểu đọc được đăng tải lên trên mạng internet để phản đối một cách yếu ớt về kết luận thanh tra, cũng không có gì mới mẻ ngoài việc “yêu cầu thanh tra lại” với mục đích để “cố đấm ăn xôi”.
Đáng chú ý, trước việc kết luận thanh tra được công bố đã góp phần phá vỡ sự hoài nghi của đại đa số quần chúng nhân dân cả nước, đặc biệt đối với những người dân còn “lừng chừng” về diện tích đất đồng Sênh tại xã Đồng Tâm. Qua đó người dân cũng đã nhận thức rõ đúng sai của vấn đề, nhận thức được về những hành vi của mình trong thời gian qua và cũng đã thấy rõ bản chất lưu manh của Lê Đình Kình và “Tổ đồng thuận”. Chính vì vậy, hiện nay một số công dân tại xã Đồng Tâm đã hợp tác với chính quyền, công an với mong muốn sớm giải quyết xong vụ việc, trả lại sự bình yên cho xóm làng.
Theo nguồn thông tin đáng tin cậy, chỉ trong 02 ngày 25 và 26/7/2017 đã có hơn 50 công dân thôn Đồng Mít và thôn Hoành đã ra đầu thú tại Phòng Cảnh sát hình sự – CATP Hà Nội (số 7 Thiền Quang). Những công dân đầu thú đã thành khẩn khai báo sự việc phá hủy tài sản, bắt giữ người trái pháp luật trong vụ việc xảy ra từ ngày 15/4-22/4/2017 tại Đồng Tâm. Đến nay, tổng số người ra đầu thú đã là 96 người…

Với việc một số người dân, là người trực tiếp tham gia, chứng kiến đầu đuôi sự việc ra đầu thú, chắc chắn rằng nếu những người này nếu có những vi phạm thì cũng sẽ được hưởng khoan hồng và hơn hết, câu chuyện tại Đồng Tâm cũng sẽ sớm đi đến hồi kết thúc, những kẻ đầu trò, ngoan cố sẽ sớm bị xử lý nghiêm trước pháp luật, Đồng Tâm cũng sẽ sớm trở lại những ngày tháng yên bình!  

NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM BÓC MẼ BÙI VIẾT HIỂU

Viễn

Đúng là giấy không gói được lửa, cái kim trong bọc lâu ngày cùng lòi ra, nhân vật thứ hai trong tất cả mọi sự phức tạp tại Đồng Tâm, trợ thủ đắc lực của ông Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu đang bị nhiều người dân Đồng Tâm viết thư, viết giấy hoặc truyền tai nhau các câu chuyện sự thật về ông Hiểu, bóc mẽ bản chất của ông.

Theo như lời của người dân Đồng Tâm, cũng giống như ông Kình, động cơ của ông Bùi Viết Hiểu khi tham gia “đấu tranh chống tiêu cực” ở Đồng Tâm cũng chẳng tốt đẹp gì. Thực ra cũng từ câu chuyện ông Hiểu từng bị dính kỷ luật, cách chức, khai trừ Đảng nên ông sinh bất mãn và quyết tâm trả thù những người đã cho mình mất chức bằng tất cả mọi cách có thể.

Thứ hai không thể không nói đến là bản chất tư lợi của ông Hiểu. Cũng như ông Kình, tư lợi, tham ô của công đã đi vào máu của ông Bùi Viết Hiểu. Do đó, khi đánh hơi được mùi tư lợi, có thể kiếm chác được từ một số câu chuyện ở Đồng Tâm dưới sự dẫn dắt của ông Lê Đình Kình là ông Bùi Viết Hiểu ngay lập tức xông vào, trở thành trợ thủ đắc lực cho ông Kình. Chẳng phải ông Hiểu cùng ông Kình đã tung ra câu chuyện lừa bịp người dân Đồng tâm về cái gọi là 59 ha đất nông nghiệp, Viettel muốn lấy thì phải đền bù 6 triệu một mét vuông để rồi tạo ra cái bánh vẽ cho người đân thôn Hoành lao vào cuộc chiếm đất, giữ đất quốc phòng và sau đó là “tự nguyện” đóng góp cho ông Kình, ông Hiểu mỗi hộ 100000 đồng gọi là “phí đấu tranh” hay sao. Dư luận Đồng tâm vẫn đang hết sức bức xúc và thắc mắc không biết hai ông Kình, Hiểu sử dụng số tiền này vào mục đích gì, hay là đã vào nhà, vào két của hai ông rồi.

Điều thứ ba mà người dân Đồng Tâm bóc mẽ ông Bùi Viết Hiểu đó là lòng tham của ông cũng không phải dạng vừa. Khi ông Lê Đình Kình bị khởi tố, bị bắt, ông Bùi Viết Hiểu đã nảy sinh tâm lý muốn giành lấy vị trí “thủ lĩnh” của “phong trào nổi dậy Đồng Sênh”. Ông đứng ra hô hào dân thôn Hoành rào làng, dựng chướng ngại vật để “chiến đấu”, tổ chức bắt giữ cán bộ… Không thể không nói ông có tâm lý muốn ông Kình bị bắt giam càng lâu càng tốt để ông được ngồi vào vị trí “thủ lĩnh”. Bởi là người sát cánh với ông Kình, ông Hiểu quá biết những món lợi thu lại từ những câu chuyện này nên muốn hạ bệ ông Kình để ngồi vào vị trí đó. Chưa hết, trước đây ông Bùi Viết Hiểu cũng đã từng nhiều lần nói xấu ông Kình sau lưng, ý rằng muốn hạ bệ ông Kình. Điều này càng cho thấy bản chất cơ hội của ông Hiểu và bộ măt thật của những kẻ trong nhóm Đồng Thuận.

Còn nhiều chi tiết thú vị nữa về ông Bùi Viết Hiểu mà người dân Đồng tâm đang vạch ra. Có thể nói, đến nay người dân Đồng Tâm về cơ bản đã biết hết bản chất của ông Kình, ông Hiểu và đã cảnh giác, tỉnh táo hơn, không dễ bị đánh lừa nữa




NGOÀI TIỀN RA TẤT CẢ CÁC THỨ KHÁC KHÔNG QUAN TRỌNG

Có lẽ đấy là câu nói mà cụ Lê Đình Kình lấy làm châm ngôn sống cả đời này. Vì tiền cụ Lê Đình Kình có thể thịt bất cứ ai, tiêu diệt bất cứ ai, vặt tiền bất cứ ai kể cả con cháu nhà họ Lê. Như chúng ta đã biết, cụ Lê Đình Kình nổi lên như một người dân tốt, hết lòng đấu tranh vì công lý, đấu tranh chống tham nhũng, ở chỗ nào có tiêu cực, tham nhũng là xuất hiện cụ Kình, có lẽ chúng ta đã bị mục đích vì dân vì nước của cụ Lê Đình Kình đánh lừa bởi vụ chống tham nhũng nào cũng xuất hiện hình bóng của những đồng tiền ma quái, đó chính là thù lao cho Cụ, để cụ Kình khuấy tung sự việc lên, để ông Kình có thể lợi dụng chống tham nhũng tiêu diệt kẻ khác.


Ngoài tiền ra các thứ khác có hay không có, không quan trọng đã được cụ Kình chứng minh một cách sinh động. Đừng có tưởng con cháu của cụ Lê Đình Kình mà được tha, chỉ cần có tiền cụ Kình sẵn sàng sẻ thịt thằng cháu bán lấy tiền.
Đó là câu chuyện của ông Sự (ông Sự có vợ là cháu của cụ Kình, nằm trong dòng họ Lê). Ông Sự có cái lò gạch kiếm được nhiều tiền, nhưng cái lò gạch đó là đối thủ của một doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp kia đã đút cho cụ Lê Đình Kình đôi tỷ ăn sáng, thế là ông Lê Đình Kình đâm đơn kiện cái lò gạch của ông Sự, thôi thì cháu chắt trong nhà cũng quý thật đấy nhưng mà so với 2 tỷ ăn sáng kia thì đành thôi, hi sinh thằng cháu xa cũng đáng. Để đảm bảo 2 tỷ kia nằm trong túi mình cụ Kình còn thuê cả luật sư tư vấn nữa. Kết quả cuối cùng, lò gạch nhà ông Sự phải đập bỏ, mất đi bát cơm, vị luật sư kia bị ông Kình quỵt tiền phải than khóc chửi bới ầm ĩ một góc trên mạng rằng ông Kình ăn cháo đá bát.
Rồi gần đây nhất cụ Kình vẫn kiếm được mỗi hộ dân 100.000 phí “đấu tranh” để đi đòi tiền đất quốc phòng. Kể cả con cháu cũng đóng tiền đầy đủ cho Cụ để Cụ đi kiếm tiền mặc dù Cụ biết sẽ chẳng được nghìn nào từ đất đền bù. Biết kết quả không có gì sao vẫn bắt con cháu góp tiền, phải chăng Cụ Kình đang sẻ thịt bọn chúng để nhắm rượu dù biết đấy là người nhà./.

Người phán xử

2017/07/26

SỰ THẬT VỀ THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO TRẦN THỊ NGA VÀ TRẦN HOÀNG PHÚC

Anh hùng xa lộ


Tối ngày 23/7/2017, tại nhà thờ Thái Hà đã diễn ra “Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình”. Tuy nhiên, cũng giống như những lần trước đó, buổi lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình lần này đã bị một số linh mục “đáng kính” lợi dụng để rao giảng, tuyên truyền xuyên tạc, đổi trắng thay đen nhằm mục đích vu cáo, chống phá chính quyền nhân dân, đòi các cơ quan chức năng phải trả tự do cho các đối tượng chống đối như: Trần Thị Nga và Trần Hoàng Phúc. Đây là một hành động đi ngược lại truyền thống tốt đời đẹp đạo và cho thấy bản chất phản động của buổi lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình tại nhà thờ Thái Hà.

Tham gia buổi lễ cầu nguyện có sự góp mặt của các đối tượng phản động, cực đoan, quá khích và một số nhà hoạt động dân chủ như: Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Chí Tuyến, Thảo Teresa,…Điều đó đã chứng tỏ đây thực chất là một buổi lễ nhằm biểu dương lực lượng, phô trương thanh thế, khuyến khích các đối tượng có hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để đám “dân chủ” ở trong nước tranh thủ “kiếm cơm”, thu hút tiền tài trợ từ các tổ chức phản động ngoài hải ngoại để làm giàu cho bản thân.
 
Nguyễn Chí Tuyến (x) và thành viên nhóm No -U tại “thánh lễ cầu nguyện”
Mở đầu buổi lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình, các linh mục tại nhà thờ Thái Hà cho rằng Trần Thị Nga và Trần Hoàng Phúc là những người “yêu nước”. Việc làm của họ chỉ là nói lên những vấn đề bất cập của đời sống xã hội nhằm xây dựng một đất nước “tươi đẹp” hơn. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể thấy rằng, Trần Thị Nga và Trần Hoàng Phúc đã lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Cụ thể là:

- Trần Thị Nga, SN 1977 (quê quán: Xóm 3, thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; tạm trú tại số nhà 254, đường Trần Thị Phúc, tổ 10, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam). Trần Thị Nga là đối tượng cực đoan, quá khích. Trong đó, Ngà đã nhiều lần công khai trả lời phỏng vấn một số báo đài phản động như: BBC, RFA, SBTN Úc Châu, Chân trời mới; sử dụng trang Facebook cá nhân “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và trang Youtube “Trần Thúy Nga” để đăng tải, tán phát 11 video clip, bản thu âm và bản dịch có nội dung tuyên truyền chống phá chính quyền nhân dân, gây rối an ninh trật tự. Chính vì vậy, ngày 21/1/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với Trần Thị Nga về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999. Đặc biệt, khi bị bắt, Trần Thị Nga đang sử dụng mạng Internet để đăng tải một số đoạn phim, bài viết có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Trần Hoàng Phúc sinh năm 1994, đăng ký thường trú tại Phường 3, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh; chỗ ở hiện nay: số 9, ngõ 674, Hoàng Hoa Thám, Phường Bưởi, Quận tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Trần Hoàng Phúc đã từng có thời gian đi lính nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên do bản lĩnh không vững vàng cũng như sự lôi kéo của một số đối tượng phản động nên Phúc đã chọn cho mình một con đường riêng không giống ai. Đó là trở thành nhà hoạt động “dân chủ”. Vì vậy, Trần Hoàng Phúc đã bị kỷ luật, tước quân tịch và đuổi ra khỏi quân đội.
 
Trần Hoàng Phúc xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau khi xuất ngũ, Trần Hoàng Phúc không những không hối cải về những việc làm của mình mà còn tiếp tục ngoan cố và chống đối chính quyền quyết liệt hơn. Theo đó, Phúc đã biên soạn, tán phát và đăng tải nhiều video clip trên mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đây chính là một trong những cách PR nhanh chóng để Phúc có thể gây tiếng vang với các tổ chức phản động trong và ngoài nước nhằm đánh bóng tên tuổi. Với thành tích chống đối của mình, Trần Hoàng Phúc đã được tham gia vào nhóm “Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á- YSEALI”. Đây thực chất là tập hợp của các học sinh, sinh viên “bất đồng chính kiến”, thường xuyên lợi dụng, lấy lý do tham gia phản biện xã hội để chống phá chính quyền nhân dân. Nguy hiểm hơn, Trần Hoàng Phúc còn giả danh bộ đội, xúc phạm đến anh linh của chủ tịch Hồ Chí Minh, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Với các hành vi vi phạm không thể trối cãi, ngày 03/7/2017, Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo bắt bị can tạm giam đối với Trần Hoàng Phúc về hành vi Tàng trữ, làm, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên mạng Internet, vi phạm vào Điều 88 – Bộ luật Hình sự. 

Như vậy, có thể thấy rằng việc nhà thờ Thái Hà tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình là một hành động mang màu sắc chính trị phản động, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Đây thực chất là một buổi lễ nhằm cổ vũ, khuyến khích cho các đối tượng phản động có hoạt động chống phá chính quyền nhân dân. Vì vậy, người dân chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo, không để các đối tượng xấu lợi dụng để gây rối an ninh trật tự.

ĐỒNG SÊNH VÀ NỖI ĐAU CỦA DÂN ĐỒNG TÂM

Trên đây có thể xem là sự thật trọn vẹn về vụ Đồng Tâm, sự việc mới đây được Thanh tra Tp Hà Nôi chính thức có kết luận thanh tra. 


So với những gì diễn ra tại buổi công bố dự thảo kết luận thì có vẻ như mọi thứ đã trở nên lắng hơn. Và thay vì có nhiều người cùng lên tiếng thì giờ đây chỉ còn mỗi ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm Đồng Thuận tại xã Đồng Tâm. 

Và điều đáng nói, ở ngay bản thân vị trưởng lão này cũng có một sự nhẹ nhàng hiếm thấy. Ông chỉ nói rằng, ông sẽ vẫn "bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giới rõ ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân" bên cạnh khẳng định sẽ khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành liên quan! 

Cái sự im ắng mà nói đúng hơn là sự suy sụp cho thấy phần nào nỗi đau của người dân Đồng Tâm. Rồi đây, sau tất cả những gì đã qua, sẽ có người oán hận ông Kình và cũng sẽ có người chửi rủa ông. Nhưng dường như tất thảy đó không làm cho dân Đồng Tâm vơi đi nỗi đau đang chất chứa hiện tại. Họ sẽ được định hình trên bản đồ lòng người dân Đất Việt như một nơi có những con người cố đấm ăn xôi về lợi lộc! 

Bài học tại Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội) tin chắc vì thế sẽ vang vọng đến nơi hậu thế! Và có lẽ điều quan tâm nhất hiện tại là dân Đồng Tâm có thể chấp nhận, đối diện với nỗi đau hiện tại để xứng đáng với cái tên xã, tên làng đã gắn bó với họ bao nhiêu năm nay không? 

Xin được giành lời kết cho Ông Kình và dân Đồng Tâm, bởi dù sao họ còn thừa thời gian để làm lại tất thảy! 

An Chiến

Kết luận thanh tra đất Đồng Tâm: Xử lý nghiêm vi phạm, thu hồi đất quốc phòng bị lấn chiếm


Thanh tra TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo Kết luận “Thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức”.

Theo đó, Kết luận thanh tra đã làm rõ nguồn gốc, toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng đất đai cũng như các khiếu nại, tố cáo của người dân.
Toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng
Theo kết luận thanh tra, về việc quản lý sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan tới nguồn gốc đất, theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố, thì toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được các đơn vị quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, cắm mốc giới bê tông cốt thép, lập các sơ đồ, bản đồ quản lý đất sân bay với 16 mốc giới, trong quá trình quản lý đã cắm dày thêm 41 mốc thành 57 mốc có tọa độ theo quy chuẩn; hiện trạng đã được kiểm định của cơ quan đo đạc Bộ Tài nguyên và Môi trường (ngày 21/6/2017) không có thay đổi, chuyển dịch, có diện tích 236,7 ha, tăng 28,7 ha so với diện tích ghi trong Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ.
Đã làm rõ quá trình quản lý, sử dụng đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức

Kết luận thanh tra nêu rõ, diện tích 28,7 ha tăng này chính là diện tích thuộc phần 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ, không sản xuất nông nghiệp được và nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 xây dựng sân bay Miếu Môn do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh (sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,7 ha). Trong diện tích 236,7 ha có 64,03 ha đất thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm (giảm 0,63 ha so với diện tích đất 3 đơn vị đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh trước đây do sai số đo đạc).
“Đến thời điểm Đoàn thanh tra làm việc, toàn bộ diện tích đất cơ bản phù hợp với diện tích đất các tổ chức đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh; quá trình đo đạc ở các thời điểm có sai số không lớn, chủ yếu do trừ đường giao thông chạy qua, không làm ảnh hưởng tới việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Tuy nhiên, từ sau khi nhận đất đến trước ngày 1/7/2004 (thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực), các đơn vị quốc phòng chưa làm thủ tục trình Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định diện tích 31,9 ha đất bị ảnh hưởng của thi công mà Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao, là thiếu sót” – thông báo kết luận thanh tra nêu.

Buông lỏng quản lý, chiếm đất quốc phòng
Về việc quản lý, sử dụng đất, kết luận thanh tra chỉ ra, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng cũng như UBND xã Đồng Tâm đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài. Cụ thể, trong quá trình quản lý, sử dụng, các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng canh tác đất tăng gia hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp, từ năm 2012 đã dừng việc ký hợp đồng canh tác đất tăng gia nhưng đến nay các hộ dân vẫn đang sản xuất nông nghiệp tại đây, là buông lỏng quản lý đất quốc phòng.
Các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép mà đơn vị quốc phòng không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để.
Ngoài ra, ngày 18/6/2014, Lữ đoàn 28 có đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn với diện tích 239,2 ha được giới hạn bởi 57 mốc; ngày 20/10/2014, UBND Thành phố đã có Quyết định số 5383/QĐ-UBND giao 236,7 ha cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 nhưng sau 3 ngày Lữ đoàn 28 lại có Thông báo số 961A/TB-LĐ trả lời công dân tố cáo thực tế hiện nay đơn vị vẫn quản lý diện tích 208 ha được thể hiện trên đường bao 16 mốc giới, là thiếu chính xác, không đúng với thực tế và hồ sơ quản lý đất đai do đơn vị quản lý
Trong quá trình quản lý về dân cư và trật tự xây dựng, UBND xã Đồng Tâm đã buông lỏng quản lý để các hộ dân xây dựng không phép trên đất quốc phòng. Mặt khác, từ năm 2003 đến năm 2010, UBND xã Đồng Tâm đã xác nhận các hồ sơ thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng của các hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng là trái thẩm quyền và vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.
Cũng theo kết luận thanh tra, việc tháng 2 năm 2017, một số công dân tự ý tổ chức đo đạc, phân lô trên phần diện tích đất Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đang thực hiện dự án quốc phòng trong diện tích đất sân bay Miếu Môn, mặc dù, UBND xã Đồng Tâm đã có thông báo nêu rõ đây là đất quốc phòng, đề nghị các công dân không được vi phạm pháp luật, nhưng trong các ngày từ 25-28/2/2017, một số công dân vẫn cố tình đưa máy móc vào để chia đất, xây dựng công trình trái phép là hành vi chiếm đất quốc phòng, coi thường pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Khoản 1, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, vi phạm trật tự an toàn xã hội.
Thu hồi dự thảo phương án bồi thường của 14 hộ dân
Về việc GPMB một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, kết luận thanh tra chỉ ra, thực hiện các Quyết định: số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, số 386-QĐ/UB ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình về việc giao đất cho Bộ quốc phòng để xây dựng sân bay Miếu Môn, số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố; đề nghị của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức thực hiện công tác GPMB di dời các hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đúng thẩm quyền quy định tại Khoản 2, Điều 148 Luật Đất đai 2013; Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Khoản 5, Điều 23 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.
Hôm 7-7, dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm đã được công bố tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức

UBND huyện Mỹ Đức đã có các Thông báo về việc thu hồi đất, các quyết định thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, quyết định phê duyệt tiến độ kế hoạch GPMB là đúng quy định tại Điều 1, 29, 30, 31, 32 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố.
Việc một số công dân có đơn tố cáo UBND huyện Mỹ Đức ban hành thông báo thu hồi đất GPMB khu đất 14 hộ dân đang sử dụng, đã được UBND Thành phố giải quyết tại Kết luận số 47/KL-UBND ngày 31/10/2016, theo đó là tố cáo sai. UBND huyện Mỹ Đức tiếp tục tổ chức kê khai, kiểm đếm; căn cứ xác nhận của UBND xã Đồng Tâm, chính sách GPMB do Liên ngành đề xuất, lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân và công khai tại UBND xã là đúng thẩm quyền, đúng quy trình.
Tuy nhiên, trong 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng chỉ có 5 hộ có giấy do Ủy ban hành chính xã, HTX nông nghiệp Đồng Tâm cho, cho mượn đất để ở và sản xuất từ trước năm 1980, giấy tờ của các trường hợp khác không có căn cứ pháp luật.
Tại thời điểm kiểm đếm, diện tích sử dụng của các hộ tăng lên rất nhiều (hộ tăng ít nhất là hơn 1.000 m2, hộ tăng lớn nhất là hơn 16.000 m2), trong khi UBND xã Đồng Tâm xác nhận nguồn gốc là đất quốc phòng, không xác định nguyên nhân và thời điểm tăng diện tích đất, thời điểm xây dựng công trình, nhưng Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư huyện Mỹ Đức đã căn cứ vào xác nhận của UBND xã Đồng Tâm, Liên ngành lại căn cứ vào báo cáo của UBND huyện Mỹ Đức về diện tích và thời điểm sử dụng đất của các hộ dân, đề xuất chính sách để UBND huyện xây dựng phương án Bồi thường, hỗ trợ dự thảo đã tính bồi thường, hỗ trợ đất ở cho 13/14 hộ với diện tích từ 360m2-900m2, là không chặt chẽ, thiếu kiểm tra.
Đến thời điểm thanh tra, UBND huyện Mỹ Đức và các ngành có liên quan đã thống nhất thu hồi Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã lập cho 14 hộ dân trước đây.
Xử lý nghiêm những cán bộ có sai phạm
Về quá trình xử lý từ trước đến nay trên diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, liên quan tới việc xử lý các nội dung tố cáo của công dân, kết luận thanh tra nêu: Những đơn tố cáo liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm trước đây đã được UBND Thành phố giao Thanh tra Thành phố xác minh; trên cơ sở báo cáo của Thanh tra Thành phố, UBND Thành phố đã kết luận rõ đúng, sai.
Đối với những nội dung tố cáo đúng, UBND Thành phố đã chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức và các đơn vị có liên quan tổ chức khắc phục và bãi bỏ các văn bản xác nhận chuyển nhượng, thừa kế trái thẩm quyền của UBND xã Đồng Tâm, xử lý nghiêm cán bộ có sai phạm. Đến nay, về đảng, đã có 8 người bị xử lý kỷ luật khai trừ đảng, 6 người bị cảnh cáo, 5 người bị khiển trách; về chính quyền: 12 người bị cảnh cáo, 1 người bị khiển trách và 1 người bị buộc thôi việc. Hiện nay, Công an huyện Mỹ Đức đã khởi tố 14 bị can, tạm giam 2 đối tượng (nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm) để phục vụ công tác điều tra.
Đối với 3 tố cáo liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, Thanh tra Thành phố thấy: 2 nội dung tố cáo sai; 1 nội dung tố cáo có cơ sở (về việc bồi thường cho 14 hộ dân không đúng Luật Đất đai, cao hơn so với hạn mức 360m2/hộ đang áp dụng tại địa phương), các sở ngành của thành phố đã thống nhất thu hồi dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND huyện Mỹ Đức lập cho 14 hộ dân trước đây.
Không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha xứ đồng Sênh
Về xử lý kiến nghị, phản ánh của ông Lê Đình Kình và một số công dân, theo kết luận thanh tra, đối với kiến nghị làm rõ diện tích 28,7 ha chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, nay được Thanh tra Thành phố làm rõ diện tích 28,7 ha (theo kết quả kiểm tra, đo đạc mốc giới sân bay ngày 21/6/2017 là 28,9 ha) chênh lệch giữa Quyết định số 5383/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố với Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ chính là diện tích 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh công binh sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,7 ha.
Đối với đề nghị trả tiền bồi thường về đất khi GPMB khu đất 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng cho nhân dân xã và Giấy kê khai đất nông nghiệp của ông Trần Văn Thục ghi ngày 29/4/2017 về việc gia đình có đất cá thể nằm trong khu đất sân bay Miếu Môn, là không có căn cứ.
Đối với nội dung kiến nghị liên quan đến diện tích đất nông nghiệp 59 ha, các thông tin mà ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu không nhất quán (có đơn nêu là 49 ha, có đơn nêu là 59 ha do UBND xã Đồng Tâm quản lý; có đơn nêu là đất bỏ hoang; có đơn nêu 59 ha đất nông nghiệp của nhân dân...).
Theo kết quả chồng ghép Bản đồ hiện trạng đất sân bay Miếu Môn tỷ lệ 1/5000 lập năm 2013 và Bản đồ địa giới hành chính lập theo Chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 6/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ do Xí nghiệp tài nguyên và môi trường 1 – Chi nhánh Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức và UBND các xã: Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc, Đồng Tâm thực hiện ngày 31/5/2017 và ngày 09/6/2017, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,03 ha (theo kết quả đo đạc, kiểm tra mốc giới hiện trạng ngày 21/6/2017 là 64,11 ha) có phía Tây, phía Nam tiếp giáp với đường 429, phía Bắc tiếp giáp với đất xã Trần Phú, xã Đồng Lạc huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp đường đi xã Hữu Văn huyện Chương Mỹ.
Việc ông Lê Đình Kình và một số công dân cho rằng phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 106 ha (có đơn nêu là 96 ha) là không đúng.
Theo hồ sơ quản lý đất nông nghiệp của UBND xã Đồng Tâm, xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha hoặc 49 ha xứ đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu.
Các mốc giới do công dân dẫn Đoàn thanh tra kiểm tra tại hiện trường và vẽ trên một phần sơ đồ hiện trạng đất sân bay năm 2013 là các mốc giới hạn diện tích 50,03 ha do Quân chủng Phòng không Không quân cắm năm 2016 để giao đất cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel xây dựng dự án quốc phòng nằm trong đất sân bay Miếu Môn. Thực tế không có diện tích 59 ha hoặc 49 ha đất mà ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng.
Thu hồi ngay diện tích đất quốc phòng bị lấn chiếm
Từ kết quả thanh tra như trên, Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng kiểm tra, rà soát, có biện pháp quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn; có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn, để bị lấn, bị chiếm, chuyển nhượng trái phép trong phạm vi đất được giao tại sân bay Miếu Môn và các địa điểm khác; rà soát các hồ sơ giao đất của các đơn vị quốc phòng đang sử dụng đất để phát hiện và xử lý ngay những tồn tại, bất cập; không để xảy ra tình trạng vi phạm, dẫn đến khiếu kiện phức tạp như thời gian qua. Nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân để xảy ra những sai sót nêu tại phần kết luận.
Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo GPMB Thành phố, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức và liên ngành kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những thiếu sót nêu tại phần kết luận. Đồng thời, phối hợp với Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không Không quân rà soát kỹ nguồn gốc, nguyên nhân và thời điểm tăng diện tích đất, thời điểm xây dựng công trình của các hộ dân để xây dựng lại phương án bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân. Trường hợp phát hiện có vi phạm về đất đai thì xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Điều tra làm rõ, xử lý nghiêm cá nhân vi phạm
Thanh tra TP. Hà Nội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo CATP Hà Nội phối hợp với Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và cá nhân có liên quan đối với quản lý, sử dụng đất quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Ngoài ra, UBND huyện Mỹ Đức phối hợp với các đơn vị quốc phòng có biện pháp cương quyết buộc những công dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng di chuyển tài sản, hoa màu, trả lại mặt bằng cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel để thực hiện xây dựng các công trình quốc phòng.
Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội giao UBND huyện Mỹ Đức tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, khẩn trương tổ chức thực hiện dứt điểm những vấn đề có liên quan đến quản lý đất đai đã được UBND Thành phố kết luận và chỉ đạo tại Thông báo số 83/TB-UBND ngày 25/6/2015; Giao các cơ quan thông tin truyền thông, các sở, ban, ngành, quận, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các quy định pháp luật đất đai, đặc biệt trên địa bàn xã Đồng Tâm, tránh để xảy ra các vụ việc phức tạp như thời gian qua.

Truy tìm kẻ phản động: Người phụ nữ đốt cờ Tổ quốc là ai?

Một người phụ nữ ở Hà Nội, lợi dụng trời tối đã mang cờ Tổ quốc ra đốt và phát livestream trên mạng xã hội facebook.

Kẻ có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này là ai ? Đây hiện đang là câu hỏi cần có lời giải đáp và sự trừng trị thích đáng của pháp luật với hành vi "ngông cuồng", "ngang nhiên chống phá".
Hành vi của người đàn bà lợi dụng đêm tối và đoạn đường vắng 



Một người phụ nữ có nichname trên mạng xã hội Kim Hoang đã cho phát trực tiếp hình ảnh mang cờ Tổ quốc ra đường phố để đốt. Ả lợi dụng đêm tối và đoạn đường phố lúc ít người qua nên nhiều người không để ý. Hành vi đốt cờ Tổ quốc xảy ra nhanh chóng chỉ khoảng gần 2 phút nên ả dễ dàng thoát thân trong tối ngày hôm qua. 

Theo điều tra nhân vật đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng đó đã có hình ảnh cụ thể và đây là cơ sở để cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra kẻ chống đối này là ai.

Gương mặt người phụ nữ đốt cờ Tổ quốc tối hôm qua

Theo chúng tôi, ả cũng vì túng thiếu nên đã tìm cách thực hiện hành vi này để quay clip để lấy tiền. Dù lúc quẫn bách về tiền bạch thì cũng được làm chuyện phạm pháp như cướp của, giết người... chứ không nói đến hành vi phản quốc như ả.

Ai biết tung tích, nhân thân ả ở đâu xin gửi về địa chỉ chiasekienthucnet@gmail. com hoặc liên hệ với cơ quan nhà nước gần nhất để xử lý. 

KẾT THÚC MỘT “DÂN OAN”

Theo cáo trạng đề nghị truy tố của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Nam truy tố Trần Thị Nga theo khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, trong đó mức án cao nhất của khung hình phạt này là 12 năm tù giam.




Cơ quan an ninh cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt,khám nơi ở Trần Thị Nga


Diễn biến tại phiên tòa ngày hôm nay, Viện kiểm sát giữ quyền công tố vẫn giữ quan điểm đề mức án cao từ 10 đến 12 năm đối với bị cáo Trần Thị Nga bởi các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Theo hồ sơ vụ án và chứng cứ được chứng minh tại phiên tòa hôm nay bị cáo Trần Thị Nga cấu thành hành vi khách quan cả 3 điểm của khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự "a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trước những chứng cứ không thể chối cãi và sự biện hộ của luật sư cũng chỉ vòng vo về những thuật ngữ, khái niệm hay hậu quả  ... Luật sư không đưa ra được chứng cứ để bào chữa giảm nhẹ cho Trần Thị Nga chỉ ngoài lý do liên quan đến việc nuôi con nhỏ, bố mẹ già yếu ốm đau....

Chiều nay, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt Trần Thị Nga 9 năm tù giam và áp dụng hình phạt bổ sung 5 năm quản chế.

Một số hình ảnh bên ngoài phiên tòa xét xử Trần Thị Nga hôm nay, có một số nhà tự xưng đấu tranh dân chủ có mặt và "lảm nhảm" nói về phiên tòa nay như Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Bá Tư, Le Dung vova, Phạm Văn Bách...







Có lẽ, sự thành khẩn, ăn năn của bị cáo Trần Thị Nga đã giúp cho bị cáo mức án nhẹ đến như vậy! Nhân dân Việt Nam mong muốn một bản án nghiêm khắc hơn-phải là mức án cao nhất 12 năm tù giam về những hành vi của Trần Thị Nga đã gây ra.

       Sau một thời gian lộng hành, coi thường pháp luật Việt Nam, hôm nay “dân oan” Trần Thị Nga đã nhận bản án xứng đáng, một kết thúc có hậu cho xã hội ta. Cụ thể, ngày 25/07/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên bố bị cáo Trần Thị Nga phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88 BLHSxử phạt bị cáo Nga 9 năm tù, phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.
          Tuy nhiên, như thường lệ, lũ rận chủ lại giở trò xuyên tạc, bóp méo sự thật. Trên các trang mạng không chính thống như blog “danlambao” lại đưa ra những thông tin, bài viết xuyên tạc, vu cáo chính quyền ta đã “Cáo buộc Trần Thị Nga”. Điển hình, bài viết “Phiên tòa xử Trần Thị Nga: bi hay hài kịch?” đưa ra những lời lẽ sau: “Các ông lại diễn trò. Trơ trẽn. Xử án nhưng cấm không cho ai coi. Các ông biết kịch mình diễn quá dở? Trong khi giặc Tầu đe dọa ngoài khơi, quân ta chưa đánh đã chạy, các ông không có gì khẩn cấp hơn là mang một người đàn bà tay không, với hai đứa con dại ra xử. Hành hạ một người đàn bà dễ hơn là đánh giặc. "La vengeance est une justice sauvage" ("Sự trả thù là một công lý man rợ" - Francis Bacon). Cũng chẳng phải là một sự trả thù, vì có thù oán gì đâu? Trần Thị Nga hay Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ bày tỏ một chút lòng với đất nước, đang bị lấn chiếm mỗi ngày. Trên đất, trên rừng, trên biển”.
          Ngoài ra, bài viết “Giới hoạt động phẫn nộ trước bản án nặng của nhà hoạt động Trần Thị Nga (Thúy Nga)” đã tập hợp những bình luận của những nhà dân chủ giả cầy, những kẻ có bề dày thành tích chống Đảng và Nhà nước ta. Với những cái tên quen thuộc, không quá xa lạ với bạn đọc quan tâm chuyện chính trị như: Hải Điếu Cày, Trương Minh Tam, Trần Minh Nhật,… “Bản án dành cho chị Thúy Nga thể hiện rõ sự phi nhân tính của chế độ với một bà mẹ đang nuôi hai con nhỏ và sự lo sợ của nhà cầm quyền trước sức mạnh của những người bình thường vùng lên đấu tranh. Bản án là một sự tính toán nhằm bịt miệng một người phụ nữ can đảm. Nhưng tôi nghĩ chính sự im lặng trong lao tù lại là một lời nói vang vọng có sức thuyết phục cao hơn” (Trương Minh Nhật)….

Trần thị Nga tại phiên tòa xét xử ngày 25/07/2017

          Để chứng minh những lời nói vô căn cứ, những lời lẻ xuyên tạc của đám rận chủ, tôi xin đưa ra những thông tin chính xác về hành vi vi phạm pháp luật của Trần Thị Nga như sau:
          1. Lý lịch cá nhân: Trần Thị Nga, SN 1977, trú tại phường Hai Bà Trưng, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
          2. Hành vi phạm tội:
          Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 01/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân “Thuy Nga,” “Tran Thi Nga” và trang YouTube “trần thúy nga,” đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trần Thị Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
          Với những tội danh như vậy thì ai ai cũng hiểu, hình phạt 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với Trần Thị Nga là hoàn toàn hợp tình, hợp lý. Còn lũ rận hãy thôi diễn trò “mèo khóc chuột”./.
Chim sẻ



BẢN ÁN THÍCH ĐÁNG CHO ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ TRẦN THỊ NGA

Đối tượng Trần Thị Nga, sinh ngày 28/4/1977 quê quán: Xóm 3, thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; tạm trú tại số nhà 254, đường Trần Thị Phúc, Tổ 10, phường Hai Bà Trưng, TP. Phủ Lý, Hà Nam. Khi bắt đối tượng Trần Thị Nga đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quá trình bắt, khám xét đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án. Hôm nay, ngày 25/7/2017 đối tượng Trần Thị Nga bị TAND tỉnh Hà Nam mở phiên tòa xét xử Y về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 BLHS.


Hình ảnh: Trần Thị Nga khi bị bắt


Trần Thị Nga - con người mà nói không oan thuộc loại đầu đường xó chợbị TAND tỉnh Hà Nam tuyên bố 9 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Bởi:
Thứ nhất, Nga đã sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các hoạt động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cụ thể là Y đã phát tán hơn 10 videoclip nói xấu Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an.
Thứ hai, Nga cũng đã sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an mà cụ thể như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và cả đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm.
Thứ ba, Nga đã liên kết với các tổ chức bên ngoài, những tổ chức có phương hướng chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Những việc làm của Nga đã ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng có nghĩa Nga đã làm phương hại tới lợi ích của nhân dân ta bằng việc sử dụng cả các tổ chức nước ngoài.
Thứ tư, Tuy xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước, có cha là người có công với cách mạng, có nhiều cống hiến cho Tổ quốc, nhưng Nga lại không tiếp nối, phát huy được truyền thống tốt đẹp đó mà đã bôi nhọ danh dự của gia đình, đi ngược lại lợi ích của dân tộc với một thái độ bất mãn, chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


Ảnh: Hình ảnh bên ngoài phiên xét xử
9 năm tù và 5 năm quản chế tại địa phương là bài học to lớn cho không chỉ riêng Trần Thị Nga mà còn cho nhiều kẻ đang có những âm mưu và đang có những hoạt động chống đối với Nhà nước Việt Nam. Hy vọng Nga có thể thay đổi lại được con người mình trong thời gian chấp hành bản án này. Hãy là một người yêu nước chứ đừng là một con người phản bội Tổ quốc!!!

Thành Nam