2017/01/30

RSF CÓ TƯ CÁCH GÌ MÀ ĐÒI YÊU CẦU VIỆT NAM THẢ NGƯỜI BỊ BẮT

Mấy ngày gần đây, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) đã lên tiếng tỏ thái độ phẫn nộ trước việc bắt giữ các blogger trước Tết nguyên đán để phục vụ cho công tác điều tra, tổ chức này còn lớn tiếng yêu cầu nước ta trả tự do vô điều kiện cho những con người này và hủy bỏ mọi lời cáo buộc đối với họ.
RSF CÓ TƯ CÁCH GÌ MÀ ĐÒI YÊU CẦU VIỆT NAM THẢ NGƯỜI BỊ BẮT
RSF (hay còn gọi là Phóng viên không biên giới) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người Pháp Robert Ménard thành lập năm 1985. Tên của nó được chọn dựa theo tên của tổ chức Bác sĩ không biên giới. Tổ chức Phóng viên không biên giới có văn phòng quốc tế tại Paris, 9 phân hội quốc gia tại châu Âu và 5 văn phòng quốc gia tại Bắc Mỹ và châu Á. Ngoài ra tổ chức còn hoạt động chung với 130 thông tín viên trên khắp các châu lục cũng như với 14 tổ chức đảng phái độc lập với chính phủ (theo wikipedia.org).
Ba người mà tổ chức RSF nhắc đến là Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga đều bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi chống phá đất nước ta. Những đối tượng này đều bị bắt và tạm giam theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, mặc dù đang trong giai đoạn điều tra nhưng các hành vi của những đối tượng đó là khá rõ ràng, cơ quan chức năng đã theo dõi trong thời gian dài và đã có nhiều căn cứ để chứng minh hành vi chống phá nhà nước của các đối tượng này. Quyết định tạm giam các đối tượng này là nhằm ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội, tiếp tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, chứ không phải căn cứ vào thời điểm nào trong năm.
Một người tên Benjamin Ismaïl, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới tuyên bố : “Làn sóng bắt bớ trước dịp Tết Việt Nam chứng tỏ sức ép của chính quyền, mỗi khi xã hội dân sự có dịp bày tỏ một cách tự do về việc vi phạm các quyền của mình và nhân quyền nói chung. Các blogger và nhà báo công dân trên chỉ làm công việc đưa tin về các cuộc biểu tình của người dân, và phát biểu ý kiến về tình trạng vi phạm quyền của đồng bào mình. Tóm lại, các hoạt động của họ nhấn mạnh đến lợi ích công cộng, và thật đáng buồn khi nhận thấy ở Việt Nam, lợi ích chung và nhân quyền lại bị coi là tuyên truyền chống Nhà nước. Chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế gây sức ép để họ được trả tự do trong thời hạn sớm”.
Việc ngộ nhận của tổ chức RSF cũng như thành viên của tổ chức này đã cho thấy tầm hiểu biết, định hướng tư tưởng, hoạt động của tổ chức này theo chiều hướng nào. Các thế lực tư bản đứng sau đã định hướng, chỉ đạo để tổ chức RSF tiến hành nhiều hoạt động phá hoại lên đất nước khác. Các đối tượng mà cơ quan chức năng nước ta vừa bắt giữ là thành viên hoặc có mối liên hệ mật thiết với Tổ chức phóng viên không biên giới. Vì vậy, mỗi khi cơ quan chức năng xử lý các đối tượng có hành vi chống phá đất nước, vi phạm quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì tổ chức này lại giở thói dân chủ giả hiệu, đòi trả tự do cho đồng bọn của chúng.
Công Lý

KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ CHO NGHI CAN TRẦN THỊ NGA


Nghi can Trần Thị Nga bị bắt giam và điều tra về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng những ngày qua nhiều "tiếng kêu" vô lý không thể chấp nhận.

Hành vi của nghi can Trần Thị Nga (sinh ngày 28/4/1977, quê quán: Xóm 3, thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; tạm trú tại số nhà 254, đường Trần Thị Phúc, Tổ 10, phường Hai Bà Trưng, TP. Phủ Lý, Hà Nam) bị cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Hà Nam bắt giam, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo tội danh "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 (Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009) là một tội danh đặc biệt nghiêm trọng vì nằm trong chương XI-Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia. Tuy nhiên, các bài viết, lời kêu gọi hay đòi hỏi của một số nhân vật "cùng hội cùng thuyền" với nghi can Trần Thị Nga lại cho rằng: "Trần Thị Nga là nhà đấu tranh dân chủ và việc bắt giữ Trần Thị Nga chỉ vì hành vi chống lại Formosa" hoặc "Việc bắt giữ là vô nhân đạo vì nghi can Trần Thị Nga đang nuôi hai con nhỏ";... Kèm theo những lý do này là những đòi hỏi cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam "thả người vô điều kiện", "trả Trần Thị Nga về với các con"....

Nghi can Trần Thị Nga bị bắt giữ cùng các tang vật 

Các ngụy biện trên do không hiểu hay cố tình không hiểu pháp luật Việt Nam nói chung, Bộ luật Hình sự (1999 sửa đổi 2009) và Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam để rồi có những đòi hỏi vô lý, trái pháp luật, trái với ý nguyện của Nhân dân Việt Nam. Có thể thấy các quy định của Bộ luật Hình sự, Tố tụng Hình sự Việt Nam là ý chí, nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam. Theo đó, việc khởi tố, tạm giam để điều tra của cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam hoàn toàn đúng luật, đúng với ý chí và nguyện vọng của Nhân dân Việt Nam. Điều này thể hiện:

Nuôi con nhỏ như nghi can Trần Thị Nga có được miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trừ bắt giữ hoặc giảm hình phạt,...  Theo quy định tại điều 46 (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi 2009) hoặc điều 51 (Bộ luật Hình sự 2015) thì không hề có tình tiết giảm nhẹ nào cho người đang nuôi con nhỏ (tình tiết giảm nhẹ có thể chuyển khung hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự). Hai con nhỏ mà nghi can Trần Thị Nga đang nuôi dưỡng là cháu  Phan Văn Phú (sinh năm 2010) và Phan Văn Tài (sinh năm 2012). Như vậy, cháu nhỏ nhất của nghi can Trần Thị Nga là 5 tuổi (cháu Tài) và cháu lớn là 7 tuổi (cháu Phú) thì không thể gọi là đang nuôi con nhỏ. Vì theo quy định tại điểm d, khoản 4, điều 119 (Bộ luật Tố tụng hình sự 2015): "4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia."  thì nghi can Trần Thị Nga không nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi và dù có nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hoặc phụ nữ có thai thì vẫn rơi vào trường hợp bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Do đó, không được miễn trừ, không được tại ngoại,..."
Vậy thì căn cứ vào đâu để một số nhân vật phản động viết bài, tung thông tin bịa đặt về chính sách hình sự, tố tụng hình sự ở Việt Nam và đặc biệt, vu khống việc bắt giữ, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam để điều tra xử lý của cơ quan an ninh điều tra Công  an tỉnh Hà Nam là trái luật, trái đạo lý,.. 
Có thể thấy rằng, mọi sự can thiệp là đều trái nguyên tắc pháp lý quốc tế và pháp luật của Việt Nam, mọi luận điệu đều có tính chất xuyên tạc, vu khống không thể chấp nhận được. Giả thiết, cho rằng "cứ người phạm tội đang nuôi con nhỏ như nghi can Trần Thị Nga mà phạm tội (dù là tội danh không thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia" là không thể bắt giữ, bắt giam hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì xã hội Việt Nam sẽ đi đến đâu khi số phụ nữ cứ hết có thai, lại nuôi con nhỏ gia tăng để thực hiện hành vi tội phạm. Trong khi đó, hành vi của nghi can Trần Thị Nga là đặc biệt nguy hiểm.
Đối chiếu với quy định theo điều 88 (Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009" thì nghi can Trần Thị Nga sẽ phải chịu mức án thấp nhất từ 3 năm đến 12 năm (khoản 1), nếu có tình tiết tăng nặng định khung thì khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2): "Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.".
Việc bắt giam nghi can Trần Thị Nga để điều tra về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 của cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam là hoàn toàn đúng luật, đúng các chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam hiện hành. Nhân dân Việt Nam hoan nghênh việc bắt giữ kịp thời nghi can Trần Thị Nga nói riêng các trường hợp khác nói chung nhằm ngăn chặn các hành vi chống chính quyền nhân dân, khủng bố,... Nhân dân bày tỏ hy vọng, các cơ quan tố tụng hình sự tỉnh Hà Nam cần trừng trị nghiêm khắc hành vi của Trần Thị Nga nhằm giáo dục nghi can Trần Thị Nga và răn đe đối với các phần tử khác đang có ý định hoặc đang tiến hành hành vi phá hoại an ninh Quốc gia Việt Nam.
VT (chiasekienthucnet)

MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH CỦA TỔNG THỐNG MỸ CÓ “SỨC NẶNG” ĐẾN ĐÂU?


Mệnh lệnh hành chính của các Tổng thống Mỹ có “sức nặng” như các bộ luật liên bang nhưng vẫn có thể bị Quốc hội và Tòa án Tối cao vô hiệu hóa.

Mệnh lệnh hành chính là gì?
Theo NCC, một trong những mệnh lệnh hành chính đầu tiên của tân Tổng thống Donald Trump là nhằm vào chính sách chăm sóc y tế toàn diện Obamacare của người tiền nhiệm.
Tổng thống Donald Trump ký mệnh lệnh hành chính đầu tiên tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng. Ảnh: AFP

Theo đó, ông yêu cầu các cơ quan liên bang Mỹ cần phải “tiến hành mọi biện pháp cần thiết theo đúng quy định của pháp luật để hạn chế tối đa những gánh nặng không đáng có về mặt kinh tế và hành chính của Dự luật Chăm sóc Y tế toàn diện và chuẩn bị tạo điều kiện cho các bang được linh hoạt hơn trong việc tạo ra một thị trường chăm sóc y tế tự do và cởi mở hơn”.
Căn cứ về mặt Hiến pháp cho các mệnh lệnh hành chính của một Tổng thống Mỹ xuất phát từ chính quyền lực sâu rộng của người đó. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, không hề có một “định nghĩa trực tiếp nào về mệnh lệnh hành chính hay các biên bản ghi nhớ của Tổng thống. Ngoài ra, Hiến pháp cũng không có chỉ dẫn cụ thể nào liên quan đến những chỉ đạo của một Tổng thống Mỹ”.
Tuy nhiên, Điều 2 của Hiến pháp Mỹ vẫn đề cập đến quyền lực hành pháp của một Tổng thống, trong đó quy định, Tổng thống cũng là Tổng Tư lệnh quân đội và Tổng thống cần phải “Đảm bảo rằng Hiến pháp phải được thực thi một cách trung thành”. Ngoài ra, Hiến pháp cũng có thể nới rộng quyền lực cho Tổng thống.
Dù một mệnh lệnh hành chính của Tổng thống cũng được coi là có hiệu lực tương đương với một bộ luật liên bang trong nhiều trường hợp, Quốc hội Mỹ vẫn có quyền thông qua một dự luật mới nhằm vô hiệu hóa mệnh lệnh hành chính của một Tổng thống, ngược lại, Tổng thống cũng có quyền phủ quyết các dự luật mà Quốc hội thông qua.
Các Tổng thống Mỹ sử dụng mệnh lệnh hành chính như thế nào?
Kể từ thời ông George Washington, mọi Tổng thống Mỹ đều sử dụng mệnh lệnh hành chính theo những cách thức khác nhau. Mệnh lệnh hành chính đầu tiên của ông Washington là yêu cầu các cơ quan hành pháp chuẩn bị báo cáo cho các cuộc thị sát sau đócủa ông và một tuyên bố cho ngày Lễ Tạ ơn.
Các Tổng thống Mỹ sau đó cũng đều sử dụng các mệnh lệnh hành chính và các tuyên bố của họ để thể hiện các quyết định quan trọng của mình. Theo đó, Tổng thống Abraham Lincoln đã quyết định ngừng lệnh đình quyền giam giữ [một cơ chế pháp luật bảo hộ quyền nhân thân (quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân) trong hệ thống pháp luật cho phép một tòa Tối Cao có quyền triệu tập một cơ quan công quyền đang giam giữ một cá nhân phải đưa cá nhân đó ra trình diện trước tòa và đồng thời bắt buộc cơ quan công quyền đó cung cấp một lời giải thích lý do pháp lý cho việc bắt giữ và tạm giam cá nhân đó-ND], trong suốt thời gian diễn ra cuộc Nội chiến năm 1861 thông qua các mệnh lệnh hành chính của mình.
Để lý giải cho quyết định nói trên, Tổng thống Lincoln đã viện dẫn Điều khoản về Đình chỉ trong Hiến pháp Mỹ, trong đó nêu rõ “lệnh đình quyền giam giữ sẽ không bị đình lại trừ khi xảy ra nổi loạn và việc đảm bảo an toàn của cộng đồng đòi hỏi việc này”.
Chánh án Tòa án Tối cao Roger Taney lúc đó đã ra phán quyết nêu rõ, mệnh lệnh hành chính của Tổng thống Lincoln là vi hiến. Tuy nhiên, cả Tổng thống Lincoln và Quân đội Liên bang miền Bắc đã phớt lờ phán quyết của ông Taney. Bản thân Quốc hội Mỹ cũng không chống lại quyết định này của Tổng thống Lincoln.
Ngoài ra, 2 mệnh lệnh hành chính nằm trong Tuyên ngôn về Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Lincoln từng đứng trước nguy cơ bị Quốc hội hoặc Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ sau khi cuộc Nội chiến chấm dứt bởi Tuyên ngôn về Giải phóng Nô lệ được ông Lincoln công bố sử dụng quyền lực Tổng thống trong thời chiến. Tuy nhiên, việc Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 13 đã chấm dứt nguy cơ này.
Trong khi đó, trong Thế chiến thứ 2, Tổng thống Franklin Roosevelt đã sử dụng Mệnh lệnh Hành chính số 9066 để yêu cầu thiết lập các trại tập trung cho người Mỹ gốc Nhật trên đất Mỹ. Ngoài ra, ông Roosevelt cũng công bố một mệnh lệnh hành chính khác liên quan đến việc thành lập Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Chính phủ công.
Trong thời gian nắm quyền của mình, Tổng thống Harry Truman cũng sử dụng mệnh lệnh hành chính để thông qua việc mọi quân nhân Mỹ phải được đối xử bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, một mệnh lệnh hành chính rất quan trọng khác của ông Truman đã bị Tòa án Tối cao Mỹ vô hiệu hóa bằng một phán quyết vào năm 1952 trong đó phân biệt rõ quyền lực của Tổng thống và Quốc hội.
Tại thời điểm đó, trong vụ kiện Tube Co. và Sawyer, Tòa án Tối cao Mỹ đã vô hiệu hóa mệnh lệnh hành chính của Tổng thống Truman yêu cầu đưa các nhà máy thép vào diện quản lý của liên bang. Chánh án Hugo Black nêu rõ: “Quyền lực của Tổng thống trong việc đảm bảo rằng phát luật được thực thi một cách trung thực không đồng nghĩa với việc ông ấy là một nhà lập pháp”.
Ba “trạng thái” về sức nặng của mệnh lệnh hành chính
Sau đó, Chánh án Robert Jackson đã nêu ra luận điểm của mình liên quan đến quyền lực của một Tổng thống Mỹ ở 3 trạng thái khác nhau. Luận điểm này sau đó trở thành “thước đo mẫu mực” để xem liệu một Tổng thống có vượt quyền hay không.
Chánh án Jackson nêu rõ, quyền lực của Tổng thống ở mức cao khi ông có thể gây sức ép được lên Quốc hội hoặc được Quốc hội cho phép tự do hành động, ở mức trung bình hay còn gọi là “Vùng Chạng vạng” khi cả Tổng thống và Quốc hội chưa thể chắc chắn về vai trò của mình và “ở mức thấp nhất” khi một Tổng thống hành động đi ngược lại với ý nguyện của Quốc hội.
Theo tài liệu do Văn khố Quốc gia Mỹ lưu trữ, Tổng thống Roosevelt là người công bố nhiều mệnh lệnh hành chính nhất với tổng cộng 3.728 mệnh lệnh từ năm 1933-1945 khi nước Mỹ vật lộn với cơn Đại khủng hoảng và tham gia vào Thế chiến 2.
Trong khi đó, trong 8 năm nắm quyền của mình, Tổng thống Truman công bố tổng cộng 896 mệnh lệnh hành chính, con số này của Tổng thống Barack Obama là 277, của Tổng thống George W. Bush là 291 và Tổng thống Bill Clinton là 364./.
Trần Khánh/VOV.VN

THẨM PHÁN MỸ "CHẶN" SẮC LỆNH CẤM NGƯỜI NHẬP CƯ CỦA ÔNG TRUMP



MỘT THẨM PHÁN MỸ ĐÃ RA PHÁN QUYẾT TẠM THỜI NGỪNG TRỤC XUẤT NHƯNG NGƯỜI CÓ THỊ THỰC HOẶC NGƯỜI TỊ NẠN ĐANG BỊ MẮC KẸT TẠI CÁC SÂN BAY MỸ SAU SẮC LỆNH “CẤM CỬA” NGƯỜI TỊ NẠN ĐẾN TỪ 7 QUỐC GIA HỒI GIÁO.



REUTERS ĐƯA TIN, THẨM PHÁN LIÊN BANG ANN DONNELLY TẠI NEW YORK ĐÃ RA PHÁN QUYẾT NGỪNG TRỤC XUẤT KHỎI MỸ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỊ THỰC HỢP LỆ, NGƯỜI CÓ ĐƠN XIN TỊ NẠN ĐƯỢC PHÊ DUYỆT VÀ “CÁC CÁ NHÂN KHÁC... ĐƯỢC PHÉP VÀO MỸ HỢP PHÁP”.


Người biểu tình phản đối sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump 
tại sân bay quốc tế Los Angeles (Ảnh: Reuters)

Phán quyết khẩn cấp cũng nói rằng có nguy cơ về “sự tổn thương to lớn và không thể bù đắp” đối với những người bị ảnh hưởng.
Trước đó, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã đệ đơn kiến nghị về sắc lệnh của Tổng thống Trump. ACLU ước tính rằng có khoảng 100-200 người đã bị bắt giữ các sân bay Mỹ hoặc đang quá cảnh.
Động thái trên diễn ra sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 ký một sắc lệnh tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng, đồng thời cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.
Những người đang bay đến Mỹ đã bị bắt giữ khi đến, dù họ có thị thực hợp pháp hoặc các giấy tờ di trú khác.
Hàng nghìn người đã tiến hành biểu tình để phản đối sắc lệnh của ông Trump tại các sân bay Mỹ.
Theo BBC, phán quyết của thẩm phán Ann Donnelly không phải là về tính hợp hiến đối với sắc lệnh của ông Trump. Vì vậy, phán quyết chỉ giúp những người đang bị bắt tại các sân bay Mỹ không bị trục xuất chứ chưa rõ chuyện gì sẽ xảy ra với họ sau đó.
Vào sáng ngày 29/1, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết bộ này sẽ tuân thủ các phán quyết của thẩm phán liên bang nhưng vẫn tiếp tục thực thi sắc lệnh của ông Trump.
An Bình (Báo Dân trí)

NHÀ THỜ HỒI GIÁO Ở MỸ BỊ THIÊU RỤI SAU LỆNH CẤM NHẬP CƯ


Một nhà thờ Hồi giáo ở bang Texas đã bị cháy chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo.

Theo AP, nhân viên một cửa hàng tạp hóa đã phát hiện khói và lửa cuồn cuộn bốc lên từ Trung tâm Hồi giáo Victoria vào khoảng 2h sáng ngày 28/1. Sở cứu hỏa đã mất hơn 4 giờ chiến đấu với ngọn lửa.
Các bức hình cho thấy mái vòm của nhà thờ đã bị đổ sập. "Nó có vẻ như đã bị phá hủy hoàn toàn", Shahid Hashmi, chủ tịch Trung tâm Hồi giáo Victoria, cho biết.
Theo lời kể của Hashmi, thầy tế đã thức dậy vào sáng sớm và kiểm tra hệ thống giám sát trực tuyến của nhà thờ. Ông phát hiện chuông báo không hoạt động và các cửa đều bị mở khóa. Khi ông lái xe tới nhà thờ, lực lượng cứu hỏa đã có mặt để dập tắt ngọn lửa.
Hỏa hoạn xảy ra tại nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Victoria, bang Texas, Mỹ chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Trump ban hành sắc lệnh hạn chế người nhập cư tới từ các quốc gia Hồi giáo. Nhà thờ bị ngọn lửa phá hủy nhưng không có ai bị thương. Ảnh: FB.

Tuần trước, có người đã đột nhập vào nhà thờ và lấy trộm một số thiết bị điện tử, bao gồm các máy tính xách tay. "Thật buồn khi đứng nhìn nó đổ sập xuống như vậy, ngọn lửa quá lớn", Hashmi nói.
Các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra nguyên nhân của vụ hỏa hoạn. Họ cho biết giờ vẫn còn quá sớm để suy đoán. Trong khi đó, Hashmi cho biết trung tâm không có bất cứ manh mối nào về nguyên nhân gây cháy hay những gì đã diễn ra trong thời gian xảy ra vụ việc.
Nhà thờ Hồi giáo này được xây dựng vào năm 2000 và đã nhận được sự hỗ trợ của thành phố Victoria trong quá trình hoạt động.
Ông Hasmi đã nhận được các khoản tạm ứng cho việc cúng bái từ giáo đoàn. Ngoài ra, trang web từ thiện GoFundMe cũng đã thu được gần 166.000 USD tiền quyên góp cho việc sửa chữa nhà thờ.
Văn phòng tại Texas của Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo (CAIR) cho biết sẽ giám sát việc điều tra vụ hỏa hoạn ở Victoria.
"Do sự gia tăng của thái độ chống Hồi giáo và các hành động thù ghét nhằm vào các tổ chức, cá nhân thuộc cộng đồng Hồi giáo trong thời gian gần đây, chúng tôi kêu gọi các nhà điều tra lưu ý về khả năng nguyên nhân vụ hỏa hoạn xuất phát từ những định kiến này", Mustafaa Carroll, giám đốc điều hành của CAIR, nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký một sắc lệnh ngăn cản công dân nước ngoài đến từ Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia hay Yemen nhập cư vào Mỹ.
Điều này bao gồm cả các cư dân hợp pháp vĩnh viễn, những người có thẻ xanh và những người có visa từ 7 quốc gia trên. Họ không thể trở lại Mỹ trong 90 ngày.
Ngoại lệ được áp dụng đối với những người nhập cư và thường trú hợp pháp từng nhập cảnh vào Mỹ vì lợi ích quốc gia nhưng việc miễn trừ này được áp dụng ra sao vẫn còn chưa rõ ràng.
Những người có visa và thẻ xanh đã ở Mỹ sẽ được phép ở lại. Một thẩm phán liên bang ở Brooklyn đã ban hành quyết định khẩn cấp trên toàn quốc vào tối 28/1 nhằm cho phép những người có thị thực hợp lệ được ở lại ngay khi đặt chân tới Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng tới hiệu lực của sắc lệnh.
Theo Zing 

NGUYỄN QUANG A VẪN "ÔM HẬN" VÌ LÁ PHIẾU


Tâm trạng của Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A vào ngày 01 tết cho thấy "sự hằn học, cay cú tức đến chết" vì lá phiếu tín nhiệm tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV.


Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 đã qua gần 1 năm nhưng xem ra TSKH Nguyễn Quang A -một nhà đấu tranh mang danh dân chủ ở Việt Nam vẫn "ôm hận" và ôm mộng trúng cử. 

TSKH Nguyễn Quang-mang danh nhà dân chủ, luôn có mặt ở đường để biểu tình


Trước khi lên bàn tròn trực tuyến do BBC tổ chức về cái gọi là "dân chủ" ở Việt Nam mà TSKH Nguyễn Quang A tham gia với tư cách khách mời. Chúng ta vẫn thấy "bàn tròn trực tuyến của BBC" là một mục chuyên mời những phần tử "hận thù", "chống đối" và chuyên bàn về chuyện "nhạy cảm chính trị" ở Việt Nam. Lần này, có lẽ BBC lại sử dụng bàn tròn trực tuyến để cho một số nhân vật phản động xuyên tạc, nói xấu, quy chụp và phiến diện về dân chủ ở Việt Nam. 

Trong bài viết mà theo TSKH Nguyễn Quang A viết ra để "xả stress tránh nhồi máu cơ tim" vì còn ảo vọng về sự trúng cử của mình, Nguyễn Quang A, bày tỏ: "Dân chủ ở Việt Nam là đánh tráo khái niệm, là phản dân chủ và sự tín nhiệm gần 100% lá phiếu của cư tri là minh chứng". Nhớ lại, lịch sử tự tham gia ứng cử của TSKH Nguyễn Quang A cũng như một số nhân vật phản động khác có số phiếu tín nhiệm của cử tri thấp, Nguyễn Quang A được gần 17%. Hội nghị cử tri theo luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 là Hội nghị được tổ chức sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ 2, một Hội nghị rất dân chủ, công khai lấy phiếu tín nhiệm của cư tri nơi cư trú (lấy tín nhiệm theo một trong hai cách bỏ  phiếu hoặc giơ tay). Sau khi kết thúc Hội nghị cử tri, người có số phiếu tín nhiệm cao sẽ được Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 chốt danh sách ứng viên tham gia ứng cử. 

Sự tín nhiệm của cử tri phản ánh khả năng tín nhiệm của người tự ứng cử hoặc người được giới thiệu ứng cử do cử tri quyết định công khai, khách quan và dân chủ lẽ nào TSKH Nguyễn Quang A không "vượt rào" được Hội nghị cử tri để lọt vào danh sách ứng cử do số phiếu tín nhiệm thấp lại quay ra "ôm hận", "cắn quàng" những người có số phiếu tín nhiệm cao và có số phiếu trúng cử cao gần 100%. Ông "hậm hực" cho rằng "trúng cử với số phiếu 100% chẳng qua là sự thao túng quyền lực, do chỉ đạo, điều hành, giật dây,...". Thật mơ hồ, khi nói rằng cử tri Việt Nam bị "giật dây", "bị chỉ đạo" trong bầu cử và cách nói này là không thể chấp nhận được khi coi cử tri như một "con rối". Với tư cách là cử tri chúng tôi kịch liệt phản đối cách "ăn nói" hàm hồ của một người có học hàm TSKH. 

Từ cách lập luận như vậy, TSKH Nguyễn Quang A cho rằng "dân chủ ở Việt Nam là phản dân chủ" cũng chỉ thứ lập luận quy chụp, phiến diện, một chiều; thấy một mà không thấy hai, thấy cây mà không thấy rừng. Về nội hàm dân chủ được đánh dấu bằng chế độ có "Hiến pháp" còn biến thể của dân chủ ở các nước cũng sẽ khác nhau. Do đó, một TSKH mà nói Việt Nam "phản dân chủ" thì không hiểu Nguyễn Quang A có thực sự là chuyên gia kinh tế, có thực sự là một tiến sĩ khoa học hay cũng chỉ là tiến sĩ "đi mua", tiến sĩ giấy,... Chả thế, báo Lao động sau một thời gian hợp tác đành phải cắt hợp đồng để rồi ông quay ra "phá bĩnh". 

Không biết, ông Nguyễn Quang A lên bàn tròn trực tuyến của BBC mà nói như vậy  thì liệu sẽ có bao nhiêu người dân Việt Nam "phỉ nhổ" vào mặt ông khi ông ra đường và không biết cái bàn tròn trực tuyến của BBC có thành "nồi lẩu" tạp nham của những thứ cặn bã. 

VT (chiasekienthucnet)

TỔNG THỐNG DONALD TRUMP DỌA CẮT VIỆN TRỢ, BANG CALIFORNIA ĐÁP TRẢ MẠNH MẼ


TIỂU BANG CALIFORNIA ĐANG CÂN NHẮC NGƯNG ĐÓNG NGÂN QUỸ LIÊN BANG SAU KHI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP DỌA CẮT HỖ TRỢ CHO NHỮNG THÀNH PHỐ BẢO VỆ DÂN NHẬP CƯ TRÁI PHÉP.

Theo thông tin được KPIX đăng tải ngày 28-1, các quan chức TP Sacramento, bang California đang cân nhắc việc ngưng đóng ngân sách cho chính phủ liên bang nếu Tổng thống Donald Trump cắt hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho những thành phố và tiểu bang bảo vệ dân nhập cư trái phép như đe dọa. “California nhiều khả năng sẽ trở thành một bang không tuân thủ luật thuế liên bang” - ông Willie Brown, Jr - cựu phát ngôn viên của Hội đồng lập pháp bang California, bình luận.
Ông Willie Brown, Jr. Ảnh: Reuters
Ngân quỹ liên bang được dùng vào nhiều chương trình của các bang và địa phương, từ thực thi pháp luật đến hỗ trợ người vô gia cư. California là một trong số ít bang đóng nhiều cho ngân quỹ liên bang hơn là nhận hỗ trợ từ chính phủ. Những bang như California thường được gọi là “tiểu bang quyên cúng”.
Cao Lực (Báo Người lao động điện tử/Theo Sanfrancisco.cbslocal)

CANADA ĐÓN CHÀO NGƯỜI TỊ NẠN


Trái ngược với lệnh cấm ở nước láng giềng, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tỏ ra niềm nở với người tị nạn, nhập cư và nhấn mạnh "sự đa dạng là sức mạnh của đất nước chúng tôi".

"Đối với những người trốn chạy khỏi sự đàn áp, khủng bố và chiến tranh, người Canada luôn đón chào các bạn, bất kể niềm tin của các bạn là gì. Sự đa dạng là sức mạnh của chúng tôi #WelcomeToCanada".
Thủ tướng Canada Justin Trudeau - Ảnh: Reuters

Phản ứng sau lệnh cấm người tị nạn và nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, viết trên Twitter cá nhân, Thủ tướng Canada nhấn mạnh người tị nạn luôn được chào đón ở đất nước của ông.
Không lâu sau đó, trong một tweet thứ hai, người ta thấy hình ảnh của Thủ tướng Canada chào đón một người tị nạn Syria tại một sân bay của nước này hồi năm 2015.
Trao đổi với Reuters, thư ký báo chí của Thủ tướng Trudeau, Cameron Ahmad cho biết chính quyền Trump xác nhận Canada không nằm trong danh sách các quốc gia bị cấm, bao gồm cả các công dân Canada mang 2 hộ chiếu.
Cũng theo ông này, Thủ tướng Trudeau sẽ sớm gặp Tổng thống Trump  để bàn về chính sách tị nạn và nhập cư vào một thời điểm cụ thể nhưng không nói rõ là khi nào.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện một số hãng hàng không của Canada cho biết sẽ tuân thủ lệnh cấm vừa được áp dụng trên các chuyến bay tới Mỹ. Một hãng hàng không của Canada giãi bày rằng hi vọng các hành khách bị ảnh hưởng sẽ thông cảm và cam kết bồi thường tiền cho những người bị ảnh hưởng.
Một số hành khách trong diện bị ảnh hưởng ở Canada, sau khi nghe thông tin về lệnh cấm đến Mỹ đã chủ động rời khỏi sân bay và tỏ ra lo lắng cho bạn bè gặp cảnh tương tự ở những nước khác.
DUY LINH (báo Tuổi trẻ điện tử)

Ngày Tết dân tộc với giới zận chủ

Loa Phường


Trong khi người người, nhà nhà náo nức ăn mừng Tết nguyên đán, chia sẻ lời chúc tụng một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc thì đối lập với đó là "nỗi buồn ngập tràn" của nhúm người ngày ngày hô hào "đấu tranh dân chủ"


Trên Facebook của họ là những cay cú, hận thù vì ngày Tết họ không được quyền vui vẻ vì cộng sản chưa sụp đổ, những "chiến hữu" ngày ngày ngoại vận và lo hậu cần, tài chính cho họ lật đổ chính thể hiện hành chưa có ngày "phục quốc", những "đồng đội" của họ đang lạnh lẽo, cô đơn chốn lao tù... Bởi vậy họ thi nhau đăng tải lời chúc năm mới cộng sản sẽ sụp đổ, "kiều bào cờ vàng" sẽ "danh chính ngôn thuận" về cố quê ăn Tết hay những lời cầu xin lòng thương hại của cộng đồng với các đồng bọn trong tù, triệt để khai thác hình ảnh đứa trẻ, người vợ, người mẹ mong ngóng con chốn lao tù...làm truyền thông và từ thiện từ cộng đồng cho "phong trào dân chủ"
Thật tội là họ ghen với cả chương trình Gặp nhau cuối năm, hài Táo quân được dân chúng ái mộ. Thậm chí họ tìm cách "dìm hàng" vì cả hai cùng "tố" các vấn nạn chính trị xã hội nhưng một bên được dân chúng đón chào, được phát trên Tivi còn họ thì chỉ loanh quanh sống nhờ chửi bới với lượng view toàn đến từ ...hải ngoại!
Dễ hiểu khi họ là người đi đầu đòi xoá bỏ Tết cổ truyền, đòi bỏ bắn Pháo hoa, đòi nhập Tết ta vào tết tây... Và tuyệt nhiên họ hạn chế đưa hình ảnh mình cũng gia đình, bạn bè vui vẻ hưởng thụ Tết cổ truyền sum vầy, ấm cúng bởi như vậy thì dễ "mếch lòng" những kẻ mà họ cần diễn để lấy lòng!!! Cũng không loại trừ lý do bản thân họ là người cô độc, lạc lõng giữa xã hội khi bị gia đình, người thân, bạn bè xa lánh. Nhiều nhà zâm chủ ngày ngày chia sẻ kinh nghiệm "đối phó" với sự phản đối từ gia đình, bạn bè, trường lớp, cộng đồng...nên dễ hiểu Tết với họ là địa ngục của mọi loại "tra tấn".
Biết nói gì về họ đây: có đáng thương không? Tôi nghĩ là không. Họ tự thấy, tự biết mình cô đơn lạc lõng, sống bám "tình thương" ngoại vận, lệ thuộc vào bên ngoài, sống trong sự bất lực mà vẫn cố ra vẻ ta chưa "gặp thời", vẫn cố đấm ăn xôi, lừa bịp những kẻ dại khờ làm tấm lót đường cho họ... Dễ hiểu là con đường và đích đến của họ chẳng phải là lợi ích của cộng đồng mà chỉ là tìm cách đến cho được "thiên đường dân chủ" xứ Tây phương dẫu cái giá phải trả là “nhà tù cộng sản”.

Vì sao dân chúng ủng hộ bắt, xử lý Trần Thị Nga?

Loa Phường


Bắt Trần Thị Nga
Trái ngược với đám zận chủ đang cố khai thác số phận, tương lai 2 đứa trẻ 5 và 7 tuổi - con của Trần Thị Nga để vu cáo chính quyền "thất đức", "ác độc", chia lìa tình mẫu tử...khi bắt đi mẹ đẻ của chúng… thì đa số dân chúng lại ủng hộ việc xử lý bà Nga (nick Thuý Nga) này.
Các bình luận dưới các bài báo, cho đến chính các đoạn tin trên các trang phản động như Việt tân, đa số bình luận đều nhất loạt đồng ý bà Nga xứng đáng bị bắt, là kẻ hoang tưởng, là loại rước voi về đay mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà...



Chứng kiến việc này, một số zận chủ thất vọng, cho rằng dân chúng đa số "mông muội", đổ lỗi dân chúng "chính số đông như thế đã nuôi lớn phát triển bọn cộng sản ở VN", "dân tộc này xứng đáng bị nô lệ"...
Việc bôi nhọ, xuyên tạc chính quyền "đàn áp dân chủ", PR đánh bóng trên tuổi, phủ nhận mọi hành vi phạm tội, khoác tấm áo đấu tranh yêu nước cho đám zân chủ mỗi khi bị xử lý là chiêu bài quen thuộc, nhằm lôi kéo đám đông tin theo, nuôi dưỡng truyền thông, reo rắc tư tưởng phản động cho người đọc của chúng. Sau khi bà Nga bị bắt, chúng vu khống chính quyền "bỏ tù người chống lưỡi bò", "bịt miệng người chống Formosa"...nhằm "rửa tội" cho bà Nga mà tiệt nhiên không đề cập đến việc bà Nga công khai làm việc cho Việt Tân, đẻ liên tục, lôi những đứa con thơ lê la mọi ngả đường để làm lá chắn cho bà ta gây gổ, khiêu khích nhân viên, công an để quay clip khoe thành tích "đấu tranh dân chủ ". Chỉ cần xem các clip bà ta ẵm con xông vào đồn công an để thoá mạ, xúc phạm nhân viên ở đây là đủ hiểu "trình" của cái gọi là "đấu tranh dân chủ" của người phụ nữ này là "zâm chủ" và "zân chửi" hạ đẳng hết thuốc chữa.
Việc người phụ nữ “xả thân” vì "phong trào dân chủ" như bà Nga bị bắt cho thấy phong trào này bị thiệt hại rất lớn. Nên dễ hiểu là vì sao  họ vội vàng ra tuyên bố phản đối và đang vận động ký tên tập thể; đua nhau giương bảng đòi đi tù thay Nga, tấn công bất cứ ai ủng hộ bắt Nga....Và cũng dễ hiểu vì sao đông đảo người dân lại ủng hộ việc xử lý nghiêm của chính quyền với hành vi vi phạm pháp luật của người phụ nữ này.

SỰ NGHIÊM MINH VÀ KỶ CƯƠNG

Hà Bắc

Ngày 23/01/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên án với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tuyên tương ứng mức án đối với ông Trần Nhật Luật (nguyên phó trưởng công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) 12 tháng tù và Đặng thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) 8 tháng tù vì đã trực tiếp gây ra oan khuất thập kỷ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn. Sự vô trách nhiệm của vị trưởng công an huyện này đã gây ra án oan động trời qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an. Từ đó, án tuyên này đã khiến cho quần chúng nhân dân cảm thấy thật yên tâm và lấy lại niềm tin từ sau khi án oan ông Nguyễn Thanh Chấn được công bố. Từ đó chúng ta thấy được những điểm sau:

Đầu tiên, đó là chúng ta đã thấy được đối với án oan sai thì Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhìn thẳng vào vấn đề, đi thẳng đến căn nguyên của sự việc và tận cùng để lấy lại sự nghiêm minh của pháp luật qua đó đã cho thấy niềm tin của nhân dân vào Đảng Nhà nước luôn luôn là đúng đắn đồng thời đây cũng là nhát búa mạnh mẽ giáng vào giới râm chủ khi mà thời gian qua có rất nhiều kẻ đã lợi dụng án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn để tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta. Chúng đã rêu rao những luận điệu sai trái cho rằng Đảng, Nhà nước ta đã bao che và gián tiếp gây ra án oan cho ông Chấn. Những luận điệu ấy rất ngờ nghệch, láo nháo và nhiều khi khá ngớ ngẩn nhưng trong không khí của nỗi oan khuất cùng với những biến động phức tạp các vấn đề của cuộc sống qua đó đã làm cho một bộ phận nhân dân tin vào những luận điệu sai trái đó và có phần mất đi lòng tin với chế độ, với Đảng, Nhà nước và ngành Công an. Thậm chí có trường hợp do hiểu biết hạn chế do tin vào luận điệu tuyên truyền chống phá mà đi đến có những hành động kêu gọi khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người, có những hành động quá khích đi quá giới hạn cho phép gây ra những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự xã hội và sự bình yên của đất nước.

Thứ hai, từ sự việc và cách thức xử lý này cho thấy bấy lâu nay có một số người cho rằng cứ làm sai trái và tắc trách thì nghỉ hưu là xong, không còn vướng bận gì nữa và có cú hạ cánh an toàn, sẽ không phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã gây ra khi còn đương chức. Phủi tay là xong, là hết chuyện phải bận tâm. Chính vì thế sự việc này đã cho thấy những suy nghĩ kiểu như thế là hoàn toàn sai lầm. Tất cả mọi cán bộ cho dù còn đương chức hay không đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước sự tôn nghiêm của quốc gia với những gì mà mình đã gây ra. Qua đó, đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với tất cả mọi người phải thực sự công tâm, khách quan, toàn diện và đầy đủ khi xử lý các vấn đề để làm sao cho sự ưu việt của chế độ luôn được duy trì. Pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh để có thể mang lại sự ổn định xã hội cũng như sự công bằng cho cuộc sống. Trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, Nhà nước sẽ phải là tâm ý và kỷ luật trong công tác của mỗi người.

Bị cáo Đặng thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) tại tòa

Thứ ba nó đã làm thỏa lòng những người trong cuộc mà cụ thể ở đây là nhân vật chính của câu chuyện án oan thế kỷ này là ông Nguyễn Thanh Chấn. Ông đã có thể thực sự thấy thỏa một phần tâm niệm của chính mình vì những ngày tháng đi tìm công lý và lấy lại lòng tự tôn của bản thân mình, của gia đình mình. Cảm thấy thỏa lòng vì tấm màn của công lý luôn giành cho tất cả mọi người trong đó có ông. 

Do đó, nhìn lại vấn đề có thể thấy rất rõ ràng rằng từ sự việc xử lý các nguyên cán bộ vì đã tắc trách gây ra án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ là một bài học rất sâu sắc, rất ý nghĩa cho tất cả mọi người trong xã hội, từ những kẻ rận chủ xấu xa đến người bình thường và cho đến những cán bộ công bộc của nhân dân. Một sự việc, một ví dụ nhưng có ý nghĩa rất sâu sắc, quý báu muôn phần, là bà học thực sự chứa đựng cả máu, cả nước mắt và rất nhiều thứ bên trong. Xin chia sẻ những suy nghĩ để mọi người cùng tham khảo..

SAO LẠI XẾP NGANG HÀNG PHẠM DUY VỚI NHẠC SỸ VĂN CAO HẢ "VÊ-TÊ-VÊ"

Minh Trị

Tết Nhất không có pháo hoa (dù năm nay ở vài tỉnh xác pháo ... tép lại có dấu hiệu đỏ đường), dân mình coi các chương trình Tết trên TV là niềm vui. Trong đó, VTV là đài truyền hình quốc gia, cơ cấu tổ chức ngang một Bộ, tiền rót vào khá là khủng - đa số vẫn là tiền ngân sách, từ đồng thuế mồ hôi nước mắt của dân nuôi nhà đài. Ấy thế mà chương trình Tết Đinh Dậu phục vụ bà con của đài quốc gia đã nhạt lại còn nhiều “sạn”!

Táo quân đêm Giao thừa sau hơn chục năm thực hiện, giờ đã nhạt lắm rồi. Năm nay ngoài vài ba câu nói xoáy và nhắc tới được một số vấn đề nóng hổi năm 2016, còn lại thì ... nhạt như nước ốc. Nhìn chung là năm nào mà cứ “câu giờ” với mấy câu hài nhảm nhí, chọc ghẹo cá nhân vớ vẩn là năm đó nội dung rỗng tuếch. Và đặc biệt, năm nào mà tự dưng thấy “các Táo” và “Nam Tào, Bắc Đẩu” selfie nhiệt tình để quảng cáo Oppo, rồi cả zalo, năm nay thêm món Jetstar Pacific nữa, thì xem Táo chắc thay vì cười khán giả sẽ ... ngủ được một giấc!

Đó dù sao vẫn là chương trình lên sóng vào khung giờ năm cũ. Ráng chờ đến tối mùng 1 Tết để xem có gì khởi sắc. Thấy liveshow “Giai điệu tự hào” Tết, thử xem sao vì chương trình này qua hơn 1 năm thấy nhiều ý kiến trái chiều lắm dù đầu tư công phu. Về cơ bản, chất lượng nghệ thuật thì cũng được, bài ca xuân phối khí cũng hay, dàn dựng hoành tráng. Nhưng nếu nói thẳng vào hạn chế, thì phải nói là dưới góc độ văn học - nghệ thuật, góc nhìn của những người viết kịch bản khiến chương trình bị “hòa tan” và “mất chất”. Tại sao vậy?

“Chuyến khởi hành từ ga Hải Phòng mở ra hành trình tình bạn Văn Cao - Phạm Duy và cũng là khởi đầu hành trình âm nhạc của Giai điệu tự hào mùa thứ ba”. Sau đó các khách mời nói về hai nhạc sĩ này, đặc biệt là nhà báo Đức Hoàng có đưa ra một đĩa hát ra đời cách đây hàng chục năm, một mặt là nhạc sĩ Văn Cao với bài “Không quân Việt Nam”, mặt kia lại là nhạc sĩ Phạm Duy cùng “Đường về quê” (sáng tác khi Phạm Duy còn ở chiến khu).

Tại sao lại so sánh, đánh đồng được như vậy? Hai nhạc sĩ có thể đều rất tài năng, là bạn thân thiết với nhau khi thời trai trẻ. Nhưng sau đó, mỗi người có một hướng đi riêng. Văn Cao là tác giả của nhiều nhạc phẩm bất hủ, đỉnh cao của âm nhạc cách mạng Việt Nam như “Trường ca sông Lô”, “Tiến về Hà Nội” và đặc biệt là bản “Tiến quân ca” - quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Cuộc đời Văn Cao lắm vinh quang nhưng cũng nhiều bất hạnh, tuy nhiên, ông không bao giờ quay lại phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân. Dù có giai đoạn bị hiểu lầm, chịu những quy kết nhất định, ông vẫn âm thầm làm việc, cống hiến, cho ra đời nhiều tác phẩm ca ngợi đồng bào và chiến sĩ anh hùng. Dù những sáng tác của ông ở giai đoạn trước cách mạng như “Bến xuân”, “Suối Mơ” mang âm hưởng lãng mạn từng bị hạn chế lưu hành, ông vẫn kiên trì lao động nghệ thuật, để khi đất nước thống nhất cho ra đời tác phẩm bất hủ “Mùa xuân đầu tiên”. Đặc biệt, nhiều sáng tác của ông như một lời “tiên tri”: Bài “Tiến về Hà Nội” với những câu hát “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về...Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” được sáng tác năm 1949 ở chiến khu Việt Bắc, khi cuộc kháng chiến mới ở giai đoạn “cầm cự” chứ chưa thể “phản công”, mặt trận Biên giới cũng còn chưa giải quyết, Thủ đô còn sâu trong vùng tạm chiếm. Vậy mà tác giả đã có thể kỳ vọng về ngày những người lính bộ đội Cụ Hồ về giải phóng Thủ đô, hoàn thành trọn vẹn lời thề “Sống chết với Thủ đô” trong 60 ngày đêm quyết tử cuối 1946 đầu 1947. Ngay cái bài hát mà chương trình nhắc tới ở cái “đĩa hát cổ” kia, Văn Cao viết khi Việt Nam hoàn toàn chưa có không quân (trước tới gần 20 năm). Và về sau, mấy anh “cờ vàng” lại “tranh thủ” lấy luôn làm bài hát của ... “không quân Việt Nam cộng hòa” (kể ra cũng hài hước! “quốc ca Việt Nam cộng hòa” thì do nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước viết, bài của không quân thì do nhạc sĩ viết quốc ca của cộng sản viết!!!).

Như vậy, dù phải chịu nhiều nỗi khổ, hiểu lầm (nhất là giai đoạn những năm 50), dù những người thuộc phía bên kia dùng bài hát của mình làm ca khúc đại diện cho họ, Văn Cao cũng không quay đầu phản bội. Còn Phạm Duy? Có thể nhiều người chung nhận định Phạm Duy là một trong những “cây đại thụ” của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam với khối lượng tác phẩm lớn, nhiều ca khúc để đời như “Tôi yêu tiếng nước tôi”, “Xuất quân”. Trong đó, bài “Xuất quân” cũng cùng số phận với bài “Không quân Việt Nam” của Văn Cao: Sáng tác cho quân đội cách mạng nhưng lại được mấy anh “quân lực Việt Nam cộng hòa” đi “mượn tạm” làm “hành khúc” của mình!

Tuy nhiên, có một điều không thể chối cãi, Phạm Duy đã phản bội lại kháng chiến, phản bội lại nhân dân. Sau vài năm tham gia cách mạng, sáng tác được một số tác phẩm ca ngợi nhân dân, người lính Cụ Hồ, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hoặc có tác dụng địch vận (như: “Xuất quân”, “Mùa đông chiến sĩ”, “Nhớ người thương binh”, “Bà mẹ Gio Linh”, “Bao giờ anh lấy được đồn Tây”, “Đường ra biên ải”, “Tiếng hát sông Lô”, “Bên ni bên tê”, “Ngọn trào quay súng”, “Bên ni bên tê”...) thì năm 1951, ông đã “dinh tê” về vùng địch tạm chiếm rồi vào Sài Gòn, đi Pháp, sáng tác và có nhiều phát biểu phản bội cách mạng và nhân dân, chống Cộng rất cực đoan. Thậm chí, sau năm 1975, ông tiếp tục tuyên truyền, cổ súy cho những âm mưu, hoạt động chống Việt Nam, chống lại tổ chức mà thời trai trẻ ông đã cống hiến, phụng sự. Từ năm 2005 trở về nước đến khi mất, các ca từ, phát ngôn chống đối của ông mới chấm dứt. Như vậy, từ một người ca ngợi cách mạng “bên ni là phía tự do, đã nhờ Cha Già mà toàn dân ấm no” tới “Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi, hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ. Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ! Sài Gòn đã chết rồi...”. Đó là cả một hành trình lật ngược hoàn toàn về quan điểm, tư tưởng, cảm hứng sáng tác, từ đi theo cách mạng sang chống đối cách mạng cực đoan, quyết liệt - dù Phạm Duy chưa hề chịu nhiều thiệt thòi qua nhiều chục năm như người bạn của mình. So sánh Phạm Duy với Văn Cao liệu có xứng đáng?

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến một nhạc sĩ khác cũng mang họ Phạm, đó là Phạm Tuyên - “nhà chép sử cho âm nhạc” mà trong blog “Tiếng nói của dân” chúng ta đã có một bài viết về đêm nhạc “Phạm Tuyên - Nhớ và quên” (14/1/2017). Cũng giống như Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Tuyên phải chịu nhiều thiệt thòi, mà thiệt thòi ấy không hề đến từ quan điểm hay sáng tác của ông mà chỉ vì nguồn gốc gia đình (hiện nay, có nhiều ý kiến cần minh oan cho nhân vật này). Vậy mà, suốt hàng chục năm, vượt lên những khó khăn, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn một lòng một dạ cống hiến cho cách mạng, cho ra đời hàng trăm tác phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi cách mạng, nhân dân anh hùng. Đến tuổi gần 90, ông cũng đã có giải thưởng Hồ Chí Minh của mình, có đêm nhạc của mình, và điều quan trọng hơn, ông sẽ được nhân dân mãi mãi kính trọng, ngưỡng mộ như nhạc sĩ của nhân dân, đặc biệt là nhạc sĩ của các em thiếu niên nhi đồng.

Như vậy đấy, nhìn dưới góc độ tầm vóc sáng tác, không ai phủ nhận tài năng cố nhạc sĩ Phạm Duy. Nhưng trong một chương trình như “Giai điệu tự hào”, nên chăng cần có lập trường rõ ràng, tránh để bị lệch chuẩn. Cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn từng nói: “Chúng tôi là những nhạc sĩ cách mạng và không bao giờ đi so sánh mình với lũ phản bội”.