2016/04/29

Có hay không chuyện Cô giáo Trần Thị Lam bị Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt?


Chiềng Chạ

Trang tin Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam giật tít: "CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY" và cho biết: "Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)...và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự". 

Ở đây có lẽ không phải nói thêm, chỉ rõ cô giáo Trần Thị Lam trong đoạn tin trên là ai và tại sao cô lại trở thành một chủ đề được bàn luận tương đối sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Điều quan tâm nhất lúc này là có hay không chuyện cô bị Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt? Và cô Lam sai ở điểm nào? 

Cô Trần Thị Lam (Nguồn: FB). 

Ở câu hỏi thứ nhất thì ngay trong cách diễn đạt của trang Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam vốn dĩ đã có xuất hiện những mâu thuẫn không dễ gì lí giải. Theo đó, trong "tít" của đoạn tin, trang tin này xác nhận cô giáo Lam đã "bị Công an bắt" nhưng sau đó thì lại cho rằng: "tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)...". Và chỉ xin nhắc với ai đó theo dõi đoạn tin này rằng giữa khái niệm "bị Công an bắt" và chuyện bị mời lên làm việc là hoàn toàn khác nhau. 

Đối chiếu với thông tin từ Lê Nguyễn Hương Trà: "Một bài thơ xôn xao mấy ngày nay, tác giả - cô Trần Thị Lam giáo viên THPT chuyên Hà Tĩnh, đã bị phòng An Ninh Văn hóa - Bảo vệ nội bộ (PA.83) Công an Hà Tĩnh nhắc nhở, đã phải gỡ bỏ" thì cô giáo Lam chỉ bị mời lên làm việc, nhắc nhở và chỉ bị yêu cầu gỡ bài thơ xuống. Ngoài ra cơ quan này (Công an Tỉnh Hà Tĩnh) không có thêm bất cứ động thái bắt hay thực hiện các biện pháp ngăn chặn khác đối với Cô Lam. 

Với cách đưa tin "đầu voi, đuôi chuột" không loại trừ việc trang tin này hướng đến không phải là truyền tải thông tin đơn thuần. Cùng với những lời kêu gọi tuần hành dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường của một số đối tượng xấu thì đây có thể là cái cớ không thể hoàn hảo hơn để chúng hiện thực mục tiêu, ý đồ của mình! Và có thể sự việc xảy đến với Cô Lam sẽ được sử dụng như một nhân tố xúc tác, khiến cho sự việc trở nên trầm trọng hơn/ là một minh chứng để đám người xấu này chỉ ra rằng, chính quyền không chỉ im lặng, không có bất cứ động thái nào trong xử lý, giải quyết hiện tượng cá chết hàng loạt mà họ còn ngăn cấm người dân thể hiện chính kiến, quan điểm của mình! 
May thay, thông tin chính thống về sự việc đã đến đúng lúc nên đã làm giảm nhiệt những cái đầu nóng và hiếu chiến! 
Về câu hỏi thứ hai, hãy nghe Mai Duong luận giải cái sai của cô giáo này này để hiểu tại sao cô Lam hoàn toàn xứng đáng khi bị Công an mời lên làm việc để nhắc nhở cũng như yêu cầu bị gỡ bài thơ xuống: 
"Là một người giáo viên, lại là giáo viên dạy văn, mà tận trong tiềm thức nhìn đâu cũng ra tiêu cực, thì làm sao truyền lửa được cho học trò về sức sống, về yêu đời, về lạc quan, về cảm nhận?!

Mở miệng ra là ngôn ngữ cạnh khóe, sao dạy được học trò về lòng vị tha và bao dung?
Ngôn ngữ đẹp nhưng đầy rẫy khắc nghiệt, thế thì làm sao cảm nhận được tình yêu lứa đôi thực sự?
Đất nước này đi về đâu, hỏi thế thì bố thằng nào trả lời được. Nhưng chắc chắn nó sẽ chẳng đi về đâu cả, nếu nói như Trịnh Công Sơn rằng, đi về đâu hỡi em khi trong lòng không chút nắng, hehehe".
Hi vọng rằng, đó là bài học không chỉ giành cho mỗi cô Lam!

Đất nước mình chẳng ngộ quá đâu em

Chung Xít


(Xin trả lời câu hỏi của cô giáo Trần Thị Lam - Trường chuyên Hà Tĩnh).
Hình ảnh chụp bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam (Nguồn FB). 
-------
Đất nước mình chẳng ngộ quá đâu em
Bởi dẫu bốn ngàn tuổi vẫn chưa thoát lòng vị kỉ
Bốn ngàn tuổi vẫn lòng tham át lí trí
Hở tí kêu la chẳng chịu động não nghĩ suy.

Đất nước mình chẳng lạ lẫm đâu em
Dải đất bên bờ biển Đông cong cong hình chữ S
Bốn ngàn năm sản sinh ra bao anh thư hào kiệt
Thế nhưng chẳng thoát ra khỏi hai chữ nhỏ nhen.

Em đừng kêu đất nước buồn như phủ bóng đêm đen
Bởi chẳng ai chịu thắp đèn, mà cứ toàn ngồi kêu gào và trách móc
Biển cạn, rừng tàn, con người khô rộc
Lượm lặt hết rồi, cạn kiệt tài nguyên.

Ừ đất nước mình quả thật rất đáng thương
Chiến chinh, đạn bom, rũ bùn đen đứng dậy
Cha ông đánh đổi hòa bình bằng xương bằng máu
Thế mà lũ con chẳng hề biết tiếc thương gì.

Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
Bởi đất nước sẽ về nơi mà trái tim em muốn thế
Chẳng lẽ em lại nhắn gửi thế hệ sau, trong khi em không làm được
Phủi bỏ tay mình, trút cho lớp hậu nhân.

Em đừng hỏi đất nước sẽ về đâu
Đừng hỏi sẽ ra sao, bữa cơm chiều khi trời tối,
Chẳng lẽ em không chịu tìm câu trả lời mà chỉ biết đặt ra câu hỏi
Nếu mọi người cũng như vậy thì đất nước này đúng là chẳng biết về đâu!

- An Hiền Ngọc -

P/S : Đất nước này ắt hẳn sẽ rối ren
Nếu thiếu đi những cái đầu tỉnh táo
Nếu cứ kêu gào và tụ tập nhốn nháo
Bị giật dây bởi thế lực tối đen...

THÔNG BÁO CỦA BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH - GIÁO PHẬN VINH: CHUNG TAY KHẮC PHỤC THẢM HỌA HAY KÍCH ĐỘNG CHỐNG ĐỐI?


Giới thiệu trước khi đi vào thông báo của Ban Công lý và Hòa bình về thảm họa ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung, Website http://giaophanvinh.net đặt vấn đề như sau: "Trong khi chính quyền chưa bảo vệ quyền lợi của người dân một cách thích đáng, chúng tôi kêu gọi mọi người dân hãy biết tự bảo vệ chính mình. Xin anh chị em cầu nguyện và liên đới chia sẻ những khó khăn với các nạn nhân trong thảm họa này. Để đạt tới một sự phát triển hài hòa và bền vững trong đó con người cũng như thiên nhiên đều được tôn trọng, chúng tôi kêu gọi những cá nhân, cơ quan hữu trách, các doanh nghiệp và tất cả mọi người cùng chung tay hành động vì tương lai của dân tộc và vì trách nhiệm của chúng ta đối với môi trường". 
Hình ảnh trong bản Thông báo (Nguồn: http://giaophanvinh.net). 

Thực tình, khi mới nhìn qua cách đặt vấn đề trên không có gì là quá bất thường; trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như cải tạo để môi trường trở nên trong lành và đáng sống hơn là trách nhiệm không chỉ của các nhà chức trách, các cơ quan chuyên môn mà là cả của chính những người dân. Và để hạn chế tới mức thấp nhất các hậu quả gây nên cho môi trường sống thì tính chủ động của từng cá thể trong xã hội cần được phát huy là vì thế. Tuy nhiên, đọc kỹ câu "Trong khi chính quyền chưa bảo vệ quyền lợi của người dân một cách thích đáng, chúng tôi kêu gọi mọi người dân hãy biết tự bảo vệ chính mình"thì vấn đề đã xuất hiện. 

Và với cách diễn đạt này, Website được cho là cơ quan ngôn luận chính thức, duy nhất của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh (1 trong 26 Giáo phận Công giáo có mặt tại Việt Nam) đã gần như phủ nhận hoàn toàn, sạch trơn những nỗ lực của chính quyền trong cải thiện, giữ gìn môi trường sống trong thời gian qua mà gần đây nhất là trong vụ cá chết hàng loạt tại khu vực Biển thuộc một số tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế. Điều này hoàn toàn trái ngược với những thông tin trên cả báo chính thống và báo lề trái phản ánh. Theo đó, trong vụ cá chết hàng loạt mặc dù đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng chưa được ra được nguyên nhân chính thức và mọi thứ vẫn đang nằm ở dạng "nghi vấn", "không loại trừ" song không ai dám bảo rằng các cơ quan chức năng (07 bộ ở Trung ương và chính quyền 04 tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp) đã không vào cuộc và "chưa bảo vệ quyền lợi của người dân". 

Cụ thể hơn nhiều đoàn công tác Trung ương do người đứng đầu các cơ quan này đã trực tiếp xuống khảo sát và chỉ đạo trực tiếp các bộ ban, ngành và các địa phương liên quan thực hiện các mặt công tác trong khắc phục hậu quả cũng như làm rõ các nội dung liên quan. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong chuyển thị sát tại Hà Tĩnh đã chỉ đạo như sau: “Để sớm ổn định SX-KD, đặc biệt là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, đề nghị Bộ TN&MT tiếp tục chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nguyên nhân cá chết trên cơ sở khoa học, khách quan. Xác định rõ, nếu do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động gây ra, phải tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào. Nếu cần thiết thấy rằng chưa đủ khả năng tìm ra nguyên nhân thì phải hợp tác quốc tế”. Đồng thời, theo báo Hà Tĩnh, "Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT nghiên cứu tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ đối với các hộ dân bị thiệt hại. Cùng với đó, trên tình hình thực tế, hướng dẫn các hộ sản xuất, bà con ngư dân cũng như các hộ kinh doanh, dịch vụ trong việc phục hồi sản xuất; các địa phương thống kê đầy đủ mức độ thiệt hại của các hộ sản xuất, người dân; chủ động kịp thời chia sẻ, thăm hỏi, hỗ trợ gia đình khó khăn, hộ nghèo bị thiệt hại để bà con ổn định cuộc sống". 

Chính quyền các tỉnh liên quan cũng đã vào cuộc trong kiểm soát, thu hồi và xử lý số cá chết đã trôi dạt vào bờ. Các hoạt động chia sẽ, thăm hỏi, động viên cũng đã tiến hành kịp thời nhằm động viên những người ngư dân an tâm và chờ đợi kết quả kết luận cuối cùng để tìm ra một giải pháp có tính căn cơ và lâu dài. 

Nói như thế để thấy rằng, nói "chính quyền chưa bảo vệ quyền lợi của người dân một cách thích đáng" là hoàn toàn vu khống và không đúng thực tế với những gì đang diễn ra. Chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã cố gắng hết sức và có chăng kết quả chưa như ý mà thôi! 

Trở lại với Thông báo của Ban Công lý và hòa bình Giáo phận Vinh. Thông báo đã nhắc lại Thông điệp Laudato Si', Số 2 của Đức Giáo hoàng Phanxicô về vấn nạn môi trường bị hủy hoại và kêu gọi mọi người cùng dấn thân trong bảo vệ, làm trong sạch môi trường trái đất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp và thống nhất với một văn bản luật cao nhất trên lĩnh vực này là luật bảo vệ Môi trường được thông qua năm 2014: “Mẹ Trái Đất đang kêu gào vì sự hủy hoại của chúng ta qua việc sử dụng của cải một cách vô trách nhiệm và bóc lột các tài nguyên. Chúng ta tự xem mình là sỡ hữu chủ, nên được quyền bóc lột ra sao tùy ý. Bạo lực nằm trong trái tim bị tội lỗi gây thương tích của con người, đã xuất hiện rõ ràng qua các hiện tượng bệnh lý, mà chúng ta có thể ghi nhận trong đất đai, trong không khí và trong mọi dạng thức của sự sống. Trái Đất của chúng ta đang bị bóc lột và tàn phá là một trong những người nghèo bị bỏ rơi và bị đối xử tàn tệ nhất, nó đang ‘rên siết và quằn quại’ (Rm 8, 22)”(Đức Thánh Cha Phanxicô, 'Thông điệp Laudato Si', Số 2).

Thông báo cũng chỉ ra được tình hình cũng như hậu quả của vấn nạn ô nhiễm môi trường biển dẫn đến hiện tượng cá chết tại vùng biển của 04 tỉnh miền Trung: "Trong những ngày qua, người dân miền Trung phải chứng kiến cảnh “rên xiết và quằn quại” của biển khi hàng trăm tấn cá bị chết do ô nhiễm môi trường trôi dạt vào bờ. Hoạt động đánh bắt thủy hải sản để mưu sinh từ bao đời nay của hàng ngàn hộ dân đã bị hoàn toàn đình trệ. Hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản và làm muối đang lâm vào cảnh khốn đốn. Thực phẩm độc hại lan tràn, dịch vụ nghề cá và du lịch đang chịu những hậu quả tai hại. Nghiêm trọng nhất, sức khỏe và mạng sống của hàng triệu người dân đang bị đe dọa. Tương lai của nòi giống Việt sẽ đi về đâu khi phải sống trong một môi trường tệ hại mà ngay cả tôm cá, với bản năng tự nhiên mãnh liệt của nó, cũng không sống nổi". 

Tuy nhiên, cũng như cách đặt vấn đề ngay từ đầu đã được chỉ ra ở trên, Thông báo tiếp tục đề cập một cách vô nguyên cớ và bịa đặt, vu khống khi cho rằng: "các cơ quan chức năng vẫn ù lỳ chưa chính thức công bố nguyên nhân gây ra thảm họa; chính quyền địa phương thì im lặng một cách vô trách nhiệm đến ghê sợ; một số quan chức còn đưa ra những phát biểu ngang ngược, coi thường tính mạng con người và pháp luật". 

Ở đây tôi hoàn toàn đồng tình là việc đưa ra nguyên nhân hiện tượng cá chết diễn ra tương đối chậm và điều đó khiến một bộ phận người dân tỏ ra bức xúc, thậm chí là lo sợ nhưng việc cho rằng chính quyền vẫn "im lặng một cách vô trách nhiệm" như được đề cập thì hoàn toàn không phải. 

Đối diện với vấn nạn ô nhiễm môi trường biển tại Miền Trung trong thời điểm hiện tại chúng ta không đơn thuần là đi tới loại bỏ tất cả các nguyên nhân điều kiện dẫn tới tình trạng hiện tại bởi nếu như thế đồng nghĩa chúng ta sẽ triệt tiêu, loại bỏ hết tất cả những nhân tố liên quan mặc dù nó không liên quan hoặc không trực tiếp góp phần tạo nên thảm cảnh vừa qua. Sự chừng mực và thận trọng mà chúng ta sẽ phải quán triệt trong quá trình thực hiện nếu không muốn nhận thêm những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế. 

Formosa là một nhân tố liên quan, với một lượng chất thải tuồn xuống biển thì họ sẽ khó tránh khỏi vấn đề trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm môi trường biển và trực tiếp dẫn đến hiện tượng cá chết hơn 20 ngày qua. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng, cho đến nay, Formosa vẫn đang hiện diện tại Việt Nam với tư cách một thực thể, một pháp nhân kinh tế và họ đến Việt Nam không phải là vấn đề ngẫu nhiên hay thuộc về ý chí chủ quan của chính họ. Sự có mặt của họ đã được xác nhận bằng các khế ước, các hợp đồng kinh tế mà Nhà nước, chính quyền địa phương liên quan đã thực hiện. Cho nên, để cáo buộc được họ, gắn trách nhiệm và thậm chí là để có thể phá bỏ hợp đồng với họ (nếu thấy cần thiết) thì không đơn thuần là những tiếng chửi đổng, những cuộc đấu tố kiểu vu vạ vô căn cứ. Do đó các bằng chứng thực sự sát thực là điều chúng ta cần để nếu có phải ra đi thì sự ra đi của Formosa không tạo nên một điều gì đó bất lợi cho nền đầu tư Việt Nam.

Đó cũng là lí do chúng ta cần thời gian để không những chỉ ra cho người dân thấy được đâu là nguyên do khiến cá chết hàng loạt mà để sử dụng trong những thương vụ quy kết trách nhiệm nếu thấy cần thiết. 

Hay nói cách khác, để làm thỏa mãn, cho người dân những đáp số về hiện tượng cá chết sẽ không khó và chắc chắn nếu chỉ có mỗi mục tiêu này thôi thì không phải đợi lâu đến thế. Vậy nhưng, như đã nói ở trên, bài toán mà các cơ quan chức năng đang phải giải quyết không đơn thuần là vấn đề xử lý trách nhiệm hay ai sẽ đứng ra nhận sai phạm về mình. Mà đó còn là vấn đề kinh tế về mặt lâu dài. Trong trường ợp có sai phạm mà Formosa không có cách để khắc phục về mặt lâu dài đương nhiên họ sẽ phải ra đi nhưng thử hỏi rằng nếu họ ra đi khi chưa có một bằng cớ xác đáng nào thì sẽ như thế nào? Các nhà đầu tư quốc tế khác sẽ nghĩ gì, nói gì về cách hành xử không dựa trên nền tảng pháp luật hiện hành. Và tôi rất tán thành câu nói của Hoàng Anh Minh"Nhưng “hợp đồng” với Formosa giờ đã là một thỏa thuận quốc tế, nó cần được tôn trọng và giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào cách hành xử của chúng ta. Nhà đầu tư thì như cánh chim trời, không nên để họ rơi vào cảnh “kinh cung chi điểu”. Điều đó là tiên quyết đúng dù cho những dự án mà chúng ta ưu tiên thu hút sắp tới không phải là công nghiệp, nhất là những dự án có khả năng gây ô nhiễm lớn. 

Chính vì vậy, điều rất dễ nhận thấy là trong cách giải quyết của các cơ quan chức năng cho đến thời điểm hiện tại không quá ồn ào hay khoa trương. Và bên cạnh chờ đợi những kết quả kết luận khoa học cuối cùng thì như đã nói ở trên các cơ quan từ Trung ương cho tới các địa phương liên quan đang tích cực khắc phục phần nào các thiệt hại đã gây ra trong khả năng có thể. 
Điều gì sẽ xảy ra sau bản Thông báo với những lời nhận định đầy vu khống và lệch lạc này? 
Trên thực tế, nếu đây là Thông báo của một tổ chức xã hội đơn thuần thì sẽ không đến nỗi phải bàn tán quá nhiều. Những điều không đúng, lệch lạc trong đó có thể chỉ tiêm nhiễm ở một bộ phận người rất nhỏ trong xã hội. Nhưng đằng này, chủ thể đứng ra phát đi bản Thông báo kia là Ban Công lý & Hòa bình của Giáo phận Vinh (Theo thông tin từ Wikipedia thì Giáo phận Vinh là Giáo phận lớn thứ 3 về mặt diện tích, và là giáo phận đứng thứ 10/26 Giáo phận trong cả nước với hơn 50 vạn giáo dân) thì xem chừng hệ quả xấu nó để lại không phải là chuyện nhỏ. 

Chưa hết, được biết là một Giáo phận có con dân tương đối sùng đạo và đức vâng lời sẽ khiến cho những tín đồ nơi đây tin theo bản thông báo mà không cần có bất cứ sự xác đoán hay nghi ngại gì? Tin chắc rằng niềm tin của những ai tiếp cận bản thông báo vào chính quyền cũng vì thế mà giảm sút đi trông thấy! Không loại trừ sau bản thông báo này những người giáo dân thiếu hiểu biết và có niềm tin mù quáng của Giáo phận Vinh kia sẽ lại tái lập câu chuyện đã từng xảy ra vào thời điểm 2014 (sau sự kiện giàn khoan HD981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam). 

Cho nên, xét về khía cạnh tôn giáo hay đời thường thì bản thông báo của Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh không thể là động thái góp phần cải thiện hay chung tay bảo vệ môi trường. Có chăng chỉ khiến con người ta cố tình đổ lỗi cho một thực thể chưa rõ ràng về những thảm họa đang xảy ra/ cố tình làm xấu vấn đề và khiến công tác giải quyết lâm vào những trạng thái khó khăn và bế tắc hơn! Những lời lẽ trong bản thông báo càng gợi cho nhiều người thấy rõ hơn bản chất cực đoan, hiếu chiến của một bộ phận chức sắc tại một địa phận gian khó, nơi mà con người ta nên chung tay đồng lòng hơn là vạch ra những lỗi lầm của nhau ra đề chỉ trích, lên án!

An Chiến

ĐIÊN CUỒNG VÀ BẦY ĐÀN

LâmTrực@


Điên cuồng và bầy đàn là những từ để nói về cách hành xử của báo chí đối với sự kiện cá chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung.

Điên cuồng là ở chỗ mất hết lý trí, bất chấp khoa học và sự thật. Điên cuồng tới mức đòi hỏi người phát ngôn phải trả lời theo ý chúng mới thỏa.

Bầy đàn là ở chỗ, cùng nhau vào hùa bài Tàu một cách mù quáng, để đến nỗi chính mình lại làm hại vào dân mình và làm nảy sinh nguy cơ tổn hại tới an ninh trật tự.

Rõ ràng, cá chết bởi nhiều nguyên nhân, và trong đó không loại trừ khả năng lớn là do Formosa xả thải có độc tố. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khả năng chứ chưa phải hiện thực.

Đọc báo, xem truyền hình mấy ngày qua, đến con nít cũng có thể đoán được báo chí nước nhà đang muốn gì. Vì thế, không thể trách ông Thứ trưởng quay đít với báo chí. Hơn ai hết, ông thừa hiểu báo chí muốn ông nói điều gì. Thẳng toẹt ra, họ muốn ông công bố hùng hồn rằng, chính Formosa đã gây ra cá chết hàng loạt. 

Hỡi ôi, nếu điều đó xảy ra, với sự dẫn dắt của báo chí và VTC, sẽ có hàng triệu, hàng tỉ tấn cá chết và sẽ có hàng ngàn người nhiễm độc từ nước biển và khí thải của Formosa. Thậm chí, những bè nuôi cá ở tận Mũi Cà Mau hay phía Bắc là Quảng Ninh cũng sẽ được loan báo là đã chết hết do nhiễm độc. Ai sẽ phải đền và đền bao nhiêu cho đủ hả lũ mặt dày cầm bút?

Vậy thì sao cứ phải là Formosa bạn mới thoả? 

Ông Chu Xuân Phàm đã phải trả giá đắt khi phát ngôn bằng tiếng Việt và bị chính báo chí cắt xén bơm bít, nhưng xem kĩ lại, anh nói đúng và THẬT. Ông đã nói phải đánh đổi cá quanh khu vực cty ông xả thải đã được khoanh VÙNG THUÊ và đền bù cho dân đổi nghề mà không hề nói rằng, chúng ta chỉ được lựa chọn một trong hai là Nhà máy thép và tôm cá.

Chính báo chí đã xiên sẹo hèn hạ và suy diễn lời ông để biến nó thành câu có ý thách thức dân Việt Nam. Vì điều này, dưới áp lực của dư luận, mà thực chất là báo chí, ông bị "treo cổ".

Trở lại vẫn đề chính, tôi cho rằng, nguyên nhân cá chết sẽ khó có thể tìm ra được một cách chính xác và thuyết phục từ nguồn nào. Sẽ vẫn là chết do độc tố, mà độc tố có thể do Formosa xả thải, hoặc do ai đó đưa vào vùng biển của ta mà thả, và cũng có khi độc tố do các hoạt động của tự nhiên.

Các bạn nên nhớ, riêng trong tháng 4 này (2014), đã xảy ra 26 vụ cá chết hàng loạt tại các bãi biển ở khắp nơi trên thế giới, và nơi đó đều không có Formosa. 

Xem minh chứng ở đây
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/04/nhat-ky-thuy-than-thang-42016.html

Ngạc nhiên là với trình độ cao như Mỹ hay châu Âu cũng chỉ kết luận chung chung như ta mà thôi. Tuy nhiên, truyền thông của họ có lẽ không giống của ta, các kết luận hay thông tin được đưa lên mặt báo đều được trích dẫn từ nguồn là các cơ quan hữu trách, tuyệt nhiên không có trường hợp nào báo chí kết luận thay các nhà khoa học. Vậy mà ở ta lại khác.

Nếu ngày mai, những kẻ khoác áo nhà báo đang dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực trên không bị xử lý, thì còn lâu mơi mơ được một xã hội pháp quyền.

TRUNG QUỐC MUỐI MẶT TẠI HỘI NGHỊ ASEAN

Trung Quốc “muối mặt” tại hội nghị ASEAN


Những lời dối trá của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mấy ngày trước về việc đạt thỏa thuận với Campuchia, Lào và Brunei liên quan tới hồ sơ Biển Đông, đã khiến đại diện Bắc Kinh muối mặt tại Hội nghị về việc thực thi Tuyên bố DOC tại Singapore diễn ra ngày 27 và 28/4.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tại Hội nghị về việc thực thi Tuyên bố DOC tại Singapore, ngày 27/4

Trước khi hội nghị này diễn ra tại Singapore, nhiều quan chức ngoại giao ASEAN đã lên tiếng chỉ trích các nước như Campuchia, Lào và Brunei trong việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Phát biểu tại Indonesia hôm 25/4, ông Ong Keng Yong, cựu Tổng thư ký ASEAN, nói rằng, Campuchia và Lào - hai thành viên của ASEAN - vốn không có bất kỳ tranh chấp nào với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông, không thể đơn phương thỏa thuận với Trung Quốc về đường hướng giải quyết vấn đề Biển Ðông, bởi đó là một kiểu can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN.

Cựu tổng thư ký ASEAN nhận định, hành động của Campuchia và Lào không khác gì nhân danh khối quốc gia Ðông Nam Á nên “rất đáng ngạc nhiên”, kể cả khi Lào đang đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN. Ông Ong nhấn mạnh, Biển Ðông luôn là vấn đề thuộc phạm vi của Tuyên bố chung giữa toàn ASEAN với Trung Quốc về cách hành xử ở Biển Ðông (DOC).

Ngoài ông Ong, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Indonesia cũng đã lên tiếng khẳng định, các bên có liên quan đến vấn đề Biển Ðông phải tôn trọng DOC và phải xúc tiến để đạt cho bằng được Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Ðông (COC). Ðây là quyền hạn và trách nhiệm của cả khu vực vì sự ổn định ở Biển Ðông là chuyện chung của cả Trung Quốc lẫn ASEAN.

Điều đáng chú ý là thông tin về việc đạt thỏa thuận trên lại được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra chứ không phải là 3 nước ASEAN trên. Cho nên Hội nghị về việc thực thi Tuyên bố DOC tại Singapore diễn ra ngày 27 và 28/4 là dịp để các bên “ba mặt một nhời” với Trung Quốc. Cần nhắc lại rằng một ngày trước khi hội nghị này bắt đầu, Campuchia đã dội gáo nước lạnh vào mặt Trung Quốc. Ngày 26/4, Campuchia thông báo nước này không có thỏa thuận nào với Trung Quốc như những gì ông Vương Nghị đã khoe khoang trước đó. Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia tuyên bố: “Chỉ có ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm Campuchia chứ không có thảo luận hay thỏa thuận nào”. Nói như thế thì hóa ra những tuyên bố của ông Vương Nghị hôm 22/4 tại Pnom Penh là giả dối.

Giới chức ngoại giao ASEAN cho rằng việc làm trên của chính quyền Bắc Kinh là sự phá hoại đoàn kết của các thành viên ASEAN.

Tất cả những bực tức của các nước ASEAN đã được dội thẳng vào đại diện của Trung Quốc tại Hội nghị về việc thực thi Tuyên bố DOC ở Singapore. Những chỉ trích mạnh tới mức mà trưởng đoàn Trung Quốc tuyên bố đã “bị sốc” sau khi nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu của ASEAN lên án Bắc Kinh gây chia rẽ nội bộ các quốc gia Đông Nam Á. Báo mạng Straites Times ngày 28/5 cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuyên bố bị “choáng váng” và yêu cầu Singapore giải thích về tuyên bố của cựu Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Kong tại Jakarta hôm 24/4.

Chuyên gia Singapore, Bilahari Kausikan, cố vấn của Bộ ngoại giao Singapore, cũng lên án điều mà Bắc Kinh gọi là “đồng thuận” với ba thành viên ASEAN, thực chất là “chiến thuật chia rẽ ASEAN” trước khi Toà án Quốc tế La Haye ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc lấn chiếm chủ quyền tại Biển Đông do Philippines đứng đơn.

Trước những lời đả kích nặng nề tại Singapore, Thứ trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân biện minh là Trung Quốc “không bao giờ có ý định chia rẽ ASEAN” và luôn “ủng hộ ASEAN phát triển”.

Phát biểu tại họp báo bên lề cuộc họp giữa các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và ASEAN tại khách sạn Fullerton (Singapore) hôm 27/4, ông Lưu Chấn Dân giải thích: “Ý định của Trung Quốc (về “sự đồng thuận 4 điểm”) đã bị hiểu lầm. Chúng tôi đang chờ đợi một lời giải thích từ Singapore. Chúng tôi muốn thiết lập hòa bình và ổn định cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Hy vọng rằng ASEAN sẽ đoàn kết và trở thành đối tác của Trung Quốc để thúc đẩy đối thoại”.

Tuy nhiên, lời nói và việc làm của chính quyền Bắc Kinh lâu nay vẫn không đồng hành với nhau.

Xem thêm:
Ngoại trưởng Trung Quốc dối trá đến thế là cùng!  “Campuchia không có thỏa thuận nào với Trung Quốc”. Ðó là tuyên bố hôm qua của Phay Siphan, phát ngôn ...

H.Phan
Nguồn: Theo AFP. AP, Reuters, CNN

Lê Anh Hùng - Bệnh nhân tâm thần bị đám "Zân chủ" lợi dụng

Loa Phường

Bệnh nhân tâm thần Lê Anh Hùng
Nhìn vào vụ án Lê Anh Hùng tuyên truyền chống Nhà nước từng bị Công an Quảng trị khởi tố liên quan đến cuốn Hồi ký 212 trang dựng lên đường dây buôn bán ma túy do ông Hoàng Trung Hải chỉ đạo, với sự tham gia của cả Tổng Bí thư, thủ tướng, Chủ tịch nước đều nằm trong sự “điều khiển” của Lê Thị Phương Anh – mà bất cứ ai có nhận thức bình thường đều thấy Hùng có dấu hiệu tâm thần hoang tưởng, nên Hùng được nhanh chóng đưa đi giám định tâm thần và bị bắt buộc chữa bệnh. Chính vợ Hùng và mẹ đẻ Hùng thừa nhận, Hùng có tiền sử bệnh này, từng được gia đình đưa đi chữa bệnh. Tuy nhiên, kể từ khi Internet phát triển, truyền thông lề mạng thịnh vượng cùng phong trào dân chủ, thì căn bệnh tâm thần của Hùng lại có đất dụng võ khi Hùng được Bauxite Việt Nam, Ba Sàm đón nhận các bài viết, được VOA trả lương hàng tháng bằng cách cộng tác viên blog, nên nhờ căn bệnh tâm thần đó, Hùng chẳng cần làm gì, chỉ ngồi nhà và sản xuất ra đều đặn các bài viết theo kiểu “thuyết âm mưu”, diễn giải bằng sự “hoang tưởng” của anh ta.

Mục tiêu “hoang tưởng” tiêu biểu nhất của Hùng là nhằm vào ông Hoàng Trung Hải, từng là Phó Thủ tướng, nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông này từng được Hùng mô tả là trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp buôn bán ma túy với Lê Thị Phương Anh – vợ Hùng khi đương nhiệm Phó Thủ tướng! Ông này còn sử dụng cả những người phụ nữ cùng làm với vợ Hùng, thậm chí ám sát những cô gái này… Khi nhận được đơn tố cáo của Hùng, biết được vụ án của Hùng thì chẳng cơ quan nào để tâm nữa, duy có ông ĐBQH Dương Trung Quốc tận tình tiếp nhận, yêu cầu Bộ công an trả lời về đơn tố cáo công dân của Hùng. Cực chẳng đã nên Bộ Công an đã có công văn tường trình đầy đủ gửi Quốc hội trả lời về vụ việc, trong đó nói rõ, công an đã thẩm tra các “nhân chứng” mà vợ chồng Hùng liệt kê trong Hồi ký 212 trang kia ở quầy hàng Việt Tiến tại Tràng Tiền Plaza, rặt không ai có thực. Vợ Hùng trước cơ quan công an cũng dã phủ nhận tất cả nội dung Hồi ký và viết đơn xin chữa bệnh cho chồng, công an đã đưa Hùng đi chữa bệnh nhiều lần, kể cả sau 70 lần gửi đơn tố cáo. Ông Dương Trung Quốc từ đó “lánh” hẳn Hùng nhưng luôn bị Hùng “săn lùng” bằng điện thoại và đơn thư liên tiếp. Hài một chỗ, chẳng ai muốn “tiếp” các loại đơn thư, bài viết do một kẻ tâm thần sản xuất ra nữa thì lại được VOA (báo do Chính phủ Mỹ nuôi), Bauxite (của nhóm “nhân sỹ trí thức” như Nguyễn Huệ Chi chủ trì), “Ba Sàm” (của Nguyễn Hữu Vinh và cô đồng nghiệp ở Mỹ) đăng trọn vẹn như là “chứng cứ” mà người dân trong nước tố cáo quan chức trong bộ máy Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Còn nhớ, lần cơ quan công an Hà Nội nói với mẹ đẻ Hùng về tình trạng của Hùng, đề nghị cho Hùng chữa bệnh bắt buộc, bà này đã đồng ý nên Hùng được đưa vào Trại chữa bệnh bắt buộc. Lúc đó, Bùi Hằng cùng đám No-U ngày ngày đến thuyết phục bà này rằng sẽ mời thầy thuốc giỏi nhất thế giới đến chữa cho Hùng, đừng để Hùng sống trong trại khổ sở như tù đày….khiến bà mẹ động lòng, làm đơn xin đưa con về gia đình tự chữa trị. Từ đó đến nay, chẳng ai thấy Hùng chữa trị gì mà sản xuất bàn vở đều đặn, thỉnh thoảng được mấy nhà zân chủ trích dẫn “lập luận” của Hùng đem ra chửi bới, thóa mạ chính quyền cho hả hê.
Ngay cả cô vợ Lê Thị Phương Anh sau khi ra tù, kiếm được bồ mới đã bỏ rơi Hùng, tự mình nuôi ba con, xem Hùng như phế phẩm. Giờ thì Hùng chỉ còn mỗi việc ngồi nhà, tiếp tục thúc đẩy căn bệnh hoang tưởng của mình bằng các bài viết, đơn thư tố cáo tất cả những ông lãnh đạo chóp bu nào cũng đều là tội đồ bán nước cho Trung Quốc cả, đúng ý VOA và hệ thống truyền thông được Mỹ, phương Tây hậu thuẫn và các nhà “đấu tranh dân chủ” do Mỹ tạo dựng.

Những lí do bạn không nên xuống đường tuần hành "Vì môi trường" vào ngày 01/05

Chiềng Chạ


Không quá quan tâm tới chuyện ai đứng đằng sau những lời kêu gọi xuống đường tuần hành vì môi trường vào 09h ngày 01/5 tới tại Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng dưới đây là những lí do mà bạn hay bất cứ ai hãy nói không với tuần hành sắp tới. Im lặng và tiếp tục chờ đợi là cách ứng xử thông minh nhất mà một người yêu nước có thể thực hiện bởi khi đó thiệt hại về mặt lợi ích cho đất nước cũng là ít nhất! 

1. Trước hết xin được quay trở lại những cuộc biểu tình đã từng xảy ra trước đây. Mặc dù có sự khác biệt về mặt lí do giữa các cuộc biểu tình quy mô lớn có sự tham gia của nhiều giai tầng trong xã hội trước đây và cuộc biểu tình sắp nổ ra sắp tới (dự kiến là ngày 01/5). Sự lo lắng cho vận mệnh, tương lai của dân tộc là nguyên nhân chính để khiến đông đảo người dân xuống đường tuần hành trong ôn hòa. Tuy nhiên, sự ôn hòa như đã cam kết trước đó đã bị phá vỡ bởi hành động của một số kẻ cực đoan và tâm lý đám đông. Và thay vì thể hiện sức mạnh số đông qua những băng rôn, biểu ngữ thì đám đông người có mặt đã chọn các mục tiêu liên quan để tấn công và đe dọa như một cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. 
Biểu tình từ sự kiện Hải Dương 981 (Nguồn: Internet). 

Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, các doanh nghiệp, nhà xưởng có vốn đầu tư từ Trung Quốc và người Trung Quốc vì thế đã trở thành những mục tiêu tấn công bất đắc dĩ mặc dù đây là hành động của các nhà chức trách Trung Quốc. Và nên nhớ rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan HD981 không vì cuộc biểu tình hay hành động đánh đập, tấn công người Trung Quốc... mà là do dư luận, sức ép từ quốc tế mà chúng ta tranh thủ được. Vậy nên có dám chắc rằng cuộc tuần hành được cam kết lần này sẽ diễn ra trong ôn hòa và không xảy ra những điều tương tự như lần trước? Và có ai đảm bảo được rằng tập đoàn  Formosa và người Trung Quốc sẽ an toàn nếu cuộc biều tình xảy ra? 

Mặt khác, nếu điều tương tự từng diễn ra cách đây 04 năm xảy ra, đương nhiên những người liên quan sẽ khó tránh khỏi việc bị bắt và xử lý. 

Chưa hết, căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Phía Trung Quốc không chỉ đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, hình thành các khu quân sự trên 02 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (của Việt Nam) mà họ đang phát đi những tuyên bố quyết liệt hơn trong việc tranh giành chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và các nước liên quan. Và chỉ cần một cái cớ, kiểu như công dân, các doanh nghiệp của Trung Quốc bị đánh đập, tấn công hoặc chỉ bị đe dọa thôi thì họ sẽ bất chấp luật pháp để tiến hành các hoạt động phi pháp và xâm lược. 

Và khi đó, ai đảm bảo được rằng, một số người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam sẽ không chen lấn, hòa chung vào đoàn người trên để gây rối trật tự, bạo động thậm chí có thể ném chất nổ vào ĐSQ trung quốc, kích động bạo lực với du khách Trung Quốc mặc cho người tham gia tuần hành hết sức ôn hòa, kẻ xấu trong nước cũng không lợi dụng cuộc tuần hành đang xảy ra để làm phức tạp tình hình? Tôi tin chắc khi đó, Trung Quốc sẽ nhanh chóng hoàn thành xong cái thuyết "đường lưỡi bò chín đoạn" mà dư luận quốc tế sẽ không có bất cứ một động thái ủng hộ Việt Nam hay lên án Trung Quốc nào. Chúng ta sẽ bị cô lập và đơn độc trong việc buộc Trung Quốc phải trả lại chủ quyền lãnh hải trên biển cho mình. Mà kinh nghiệm cho thấy, một khi Trung Quốc đã xác lập được cái gì đó mà dư luận quốc tế  không phản ứng thì đương nhiên sẽ rất khó đòi lại. 

Và xin thưa rằng, tham gia vào một sự kiện mà nó có thể biến tướng trở thành một cuộc bạo loạn, gây rối về an ninh, trật tự trên quy mô lớn; thậm chí cá nhân bạn có thể bị bắt, xử lý và cuộc chiến giành lại chủ quyền trên Biển Đông vì thế cũng trở nên khó khăn hơn thì nên chăng bạn nên suy nghĩ thật sự kỹ lưỡng trước khi thực hiện kẻo chuốc họa vào thân. 

Còn nếu bạn cho rằng sự hi sinh của riêng bạn sẽ giải quyết được vấn đề (làm cho cá không chết và môi trường trong sạch hơn) thì xin hãy tiếp cận điều được nói tới sau đây. 

2. Cuộc tuần hành sẽ diễn ra hết sức vô vị, và vô nghĩa lý nếu nó chỉ dựa trên những tiếng chửi đổng đơn thuần. Điều chúng ta cần nhất lúc này bên cạnh sức ép số đông từ dư luận chính là các căn cứ pháp lý đủ mạnh và các chế tài đủ sức có thể kiểm soát tình hình, đảm bảo rằng nó sẽ không gây thêm những tai họa cho môi trường/ hoặc nếu vẫn tiếp tục duy trì phương thức cũ (xả nước thải ra biển) thì họ sẽ bị xử lý thích đáng! Cách tiếp cận vấn đề sau đây của Hoàng Anh Minh sẽ cho thấy rõ hơn về cái việc cần làm nhất lúc này thay vì kêu gọi, hò hét nhau xuống đường tuần hành để rồi không giải quyết được gì, thậm chí còn mang họa vào thân. 

"Cho đến nay, Formosa vẫn đang hiện diện tại Việt Nam với tư cách một thực thể, một pháp nhân kinh tế. Sẽ là công bằng và đúng mực hơn, nếu như chúng ta nhìn nhận Formosa đúng với tư cách này. 

Rốt cuộc, dự án Formosa Hà Tĩnh phải được xem là lựa chọn chung và là trách nhiệm chung của cả hai phía: Formosa và chính quyền Hà Tĩnh (bên cấp phép). Về bản chất, chính quyền và Formosa đang cùng nhau thực thi một khế ước, một hợp đồng kinh tế. Các điều kiện cao nhất của hợp đồng chính là bản giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp và toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành mà chúng ta đang có.

Khi tất cả những giả thuyết chính trị, nhưng thuyết âm mưu đều chưa có cơ sở, thì trước hết, chúng ta nên tôn trọng và thực thi đúng các điều kiện trong hợp đồng này.

Với góc nhìn đó thì có thể thấy cho đến nay, việc thực thi hợp đồng này vẫn đang diễn ra tương đối tốt cả từ hai phía. Nỗ lực giải phóng mặt bằng, tái định cư của UBND tỉnh Hà Tĩnh là rất đáng ghi nhận; trong khi nỗ lực giải ngân vốn, xây lắp tổ hợp từ phía Formosa cũng rất nhanh gọn. 
........
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Formosa, có lẽ khả dĩ nhất vẫn là nhìn nhận lại toàn bộ “hợp đồng”, tức là xem lại quá trình triển khai dự án. Hãy bắt lỗi các sai phạm và xử phạt nghiêm minh theo quy định, đặc biệt trong vấn đề môi trường, thay vì treo một bản án lơ lửng mà không rõ về lý, không đạt về tình.

Một hệ thống quan trắc độc lập của Nhà nước đặt ngay cửa ống xả là khả thi, và sẽ giúp ngăn ngừa những thảm họa môi trường trong tương lai. Với tất cả các vấn đề còn lại, đặc biệt là thuế, các điều kiện lao động… Việt Nam cũng có quyền đặt các trạm “quan trắc” khác miễn sao đúng luật, để đảm bảo rằng lợi ích “bên Việt Nam” trong hợp đồng này được bảo vệ.

Nói tóm lại, để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, lợi ích môi trường nói riêng, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!

Đừng đặt một nhà đầu tư nước ngoài trước một cuộc đấu tố rùng rợn như hiện nay. Không chỉ sai về luật, chúng ta cũng chẳng được lợi gì về kinh tế và hình ảnh trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, kinh tế là thương lượng, là win - win.

Đấu tố vu vơ trong trường hợp này không đưa lại lợi ích nào cho quốc gia cả. Việt Nam vẫn tiếp tục cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những dự án mới, cho dù chúng ta có thể sẽ không ưu tiên công nghiệp, thậm chí từ chối hẳn những dự án gây ô nhiễm.

Nhưng “hợp đồng” với Formosa giờ đã là một thỏa thuận quốc tế, nó cần được tôn trọng và giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào cách hành xử của chúng ta. Nhà đầu tư thì như cánh chim trời, không nên để họ rơi vào cảnh “kinh cung chi điểu”.

3. Lí do thứ ba tôi muốn nói đến là bài học mới nhất từ Ukraina. Tin chắc rằng qua phương tiện truyền thông đại chúng, rất nhiều người đã tiếp cận và hiểu tại sao một đất nước từng được biết đến là một trong số những nền kinh tế mới nổi của thế giới, là mẫu hình của nền chính trị ổn định bỗng chốc trở nên tan hoang và tiêu điều đến thế. Không một người Ukraina tham dự biểu tình ở thời điểm đó muốn sống ở tình cảnh của hôm nay. Đấy cũng là nguyên nhân khiến họ vào vai một người biểu tình ôn hòa và thận trọng. 

Tuy nhiên, cái điều cần đến đã đến, núp bóng người tham gia biểu tình, lực lượng chống đối được Mỹ và Phương Tây hậu thuẫn đã hòa vào đám đông biểu tình và chỉ  bằng những hành động đã được chuẩn bị trước, đám người giả dạng lực lượng an ninh quân đội dùng vũ khí bắn vào người biểu tình, cuộc xuống đường tuần cuộc phản đối Chính phủ thuần túy bỗng chốc Ukraina đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát với sự bị kích động đã lên đến đỉnh điểm. Cuộc chính biến lật đổ chính quyền đương nhiệm cũng diễn ra ngay sau đó với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài khác. 

Cũng giống như những người dân Ukraina ở thời điểm đó, đa số người dân Việt Nam sắp sửa xuống đường theo lời kêu gọi kia chẳng muốn sự xáo trộn nào xảy ra đối với chính trường trong nước? Họ cũng không muốn đánh đổi không khí chính trị hiện tại bằng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt bởi họ đã nếm quá đủ dư vị cùng hậu quả tàn khốc của chiến tranh! Không ai muốn Hà Nội trở thành một Kiev thứ 2 tại Châu Á. 

PHÓNG VIÊN ĐÀI PT-TH HÀ NỘI BỊ PHẠT 12,5 TRIỆU ĐỒNG VÌ XÚC PHẠM LÃNH ĐẠO

Phóng viên Đài PT-TH Hà Nội bị phạt 12,5 triệu đồng vì xúc phạm lãnh đạo


Thanh tra Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định số 32 xử phạt vi phạm hành chính đối với một phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội vì đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đài.

Quyết định nêu rõ, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã đăng nội dung thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín Đài Phát Thanh – Truyền hình Hà Nội, lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trên trang thông tin điện tử cá nhân mang tên Nguyễn Công Minh (Gia cát Khổng Minh).

Hành vi trên bị xử phạt 12,5 triệu đồng vì vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174 ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Nguồn: Infonet
Ảnh: Facebook

2016/04/28

Vụ cá chết miền Trung: LÒNG YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH KHÔNG CẦN TỚI ỒN ÀO VÀ KHOA TRƯƠNG

Phú Ngẫn Phố Cổ


Kể từ đầu tháng 4, hiện tượng cá chết bắt đầu xuất hiện và lan rộng khắp vùng biển miền Trung. Những ngày gần đây đã có hàng nghìn inbox của cần lao iêu cầu Phú phải cho chỉ đạo khẩn về tình hình cá mú, tất nhiên moi thông tin từ Phú khó hơn lên giời, vì lời nói mà làm cá hết chết, thì Phú đã lên tivi phát biểu từ đời cụ nào rồi đéo cần các bạn phải giục. Chuyên gia khi làm việc khác với nhà báo với luật sư facebook đó là không ồn ào, chuyện đâu còn có đó, cứ thư thư.

Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần đi ăn hải sản ở khách sạn, Phú hay ngồi tâm sự với con tôm hùm 3kg trước khi nó bị anh đầu bếp người Pháp trìu mến túm râu đưa lên bàn cắt tiết. Cá chết, biển ô nhiễm khiến cả những người đéo biết bơi như Phú không khỏi sốt ruột và hoang mang. Cá tại sao chết, chết như thế nào, chết có đau không..., đều là những câu hỏi không dễ gì trả lời.

Không gì tiện hơn là đổ nước vào chiếc thùng đang rỗng, khi dư luận hoàn toàn không hiểu anything đang xảy ra, khi nguồn tin chính thống bị dí dắt như thắt tử cung và đa phần là vô thưởng vô phạt, những nguồn thông tin độc hại luôn xuất hiện rất kịp thời như ly nước mát giải khát sự tò mò cho độc giả.

Chúng kích động hận thù và định kiến, hình tượng hoá những âm miu hoang đường, phủ định một cách điên cuồng những giả thiết khoa học biện chứng, bóp gió biển, nắn hải liu, bằng mọi giá để độc giả tự dùng phương pháp loại suy chủ động luận tội một thằng có-vẻ-như rất đáng ghét, gì chứ ở đất nước này, sự kỳ thị hay căm thù đến mất hết lý trí nhắm vào một nhóm thiểu số không phải là chưa có tiền lệ.

Đâu đây, xuất hiện những lời kêu gọi phải đốt, phải giết, cả đất nước như trong không khí ngày tổng động viên. Đôi khi có cảm giác chỉ cần một mồi lửa thôi, thay vì hoá rồng, cả dân tộc sẽ cùng được hoá vàng thành tro bụi.

Rất may, do nỗ lực không ngừng nghỉ của Phú cùng các chuyên gia nghiên cíu độc lập từ Diễn đàn độc giả trẻ đặc biệt là Xơ Mượt thần thánhNguyen Thi Thao đã kịp thời đưa ra những suy luận cực kỳ logic, phản bác những luận điệu ngu xuẩn của những kẻ làm báo bất lương muốn tranh thủ nhặt thêm view nhờ kích động. Cuối cùng sau bao nhiêu ngày căng thẳng, sóng vẫn vỗ iên bình dọc bến Lăng Cô, cá lại bơi tung tăng xuôi dòng Nhật Lệ, đất nước vẫn vững vàng khắp bốn bể reo vui như mùa xuân ngày giải phóng.

Kết luận của 7 bộ ban ngành cùng các chuyên gia nước ngoài trong cuộc họp chiều nay, là không tìm thấy được sự liên hệ giữa Formosa và hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung. Kết luận này, không khác nhiều suy luận thần thánh của Phú đã đưa ra. Mặc dù Phú nghiêng về hiện tượng dắm biển tức giải phóng CH4 từ đáy đại dương, tuy nhiên việc không đo được dư chấn mạnh đáng kể nào trong khu vực, nên giả thiết này có thể tạm gác lại, kết luận sơ bộ là do 2 nhóm nguyên nhân mà nguyên nhân chính là hiện tượng nước nở hoa tức sự phát triển bất thường của tảo biển, một hiện thượng tự nhiên bất thường nhưng để giải thích tất cả những sự bất thường trong gần một tháng qua, thì lại vô cùng hợp lý.

Điều này không phủ định nghi vấn rằng Formosa có vi phạm gì về xả thải ra môi trường biển hay không. Phú là một người đa nghi, tất cả kết luận phải dựa trên tinh thần khoa học.

Trên ban thờ tổ của gia đình Phú đặt trang trọng 2 cuốn sách, cuốn thứ nhất là gia phả của dòng họ ghi chép chi tiết từ thời nhà Lý. Cuốn thứ 2 chính là Tư Bản Luận của cụ Mác Râu. Theo những ghi chép của cụ Mác, để đạt lợi nhuận 300%, lũ tư bản dẫu có phải ăn hết cái bánh chưng 2 tấn rưỡi gói lá chuối dâng hương Đền Hùng ngày giỗ Tổ chúng cũng dám làm.

Đừng bao giờ hy vọng vào một thứ hão huyền như một nhà tư bản có lương tâm, một nhà tư bản tốt là một nhà tư bản không phạm pháp, các chế tài khắt khe của nhà nước sẽ buộc họ không hút máu quốc gia hay huỷ diệt xã hội, môi trường vì lợi nhuận. Đấu tranh mà không dựa trên pháp lý là vô dụng. Sự doạ dẫm gầm gừ của các bạn, rất tiếc. không thể làm run sợ giới chóp bu KCN đang iên ổn trong 4 bức tường cao.

Cái chúng ta cần làm với Formosa không phải nước mắt hay sự lên gân, mà là một trạm quan trắc môi trường độc lập đối với KCN này, nó phải được quản lý bởi một bên thứ 3 với uy tín và trách nhiệm đủ để thuyết phục toàn bộ người dân Việt Nam rằng, người Đài Loan đến đất nước chúng ta với thiện chí và sự thành tâm. Và sự cần thiết ấy phải được đáp ứng trong thời gian sớm nhất với dữ liệu công khai để tất cả người Việt Nam nói chung, và nhân dân Hà Tĩnh nói riêng, có thể giám sát hàng ngày.

Phú tin rằng ai cũng iêu nước thôi, nhưng để lòng iêu nước của mình không trở thành gánh nặng cho dân tộc đi lên, thì cần một quá trình trưởng thành cả về nhận thức và tư duy. Hãy như Phú.

Và nhớ rằng, lòng iêu nước chân chính luôn không ồn ào, không khoa trương, càng không bao giờ nhân danh nó để cho mình quyền được ngu.

FACEBOOK – NƠI VẠCH TRẦN BẢN CHẤT CỦA CÁC NHÀ RÂN CHỦ

Biển Xanh
Câu chuyện về việc tụ tập đông người tại các địa điểm công cộng như Hồ Hoàn Kiếm; Tượng đài Lý Thái Tổ hay vườn hoa Lê Nin để “bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc; bảo vệ môi trường, cây xanh”…vốn tạo nên các luồng tranh luận trái chiều. Không ít người trong số biểu tình viên đã bị bắt giữ, xử lý hành chính vì những hành vi quá khích, gây rối TTCC, tuy nhiên họ luôn biện minh rằng “họ bị xử phạt vì yêu nước”; rằng chính quyền đã xử phạt “chui” họ.

Tuy nhiên, đa số người dân lại có quan điểm: hành động của nhóm người thường xuyên tụ tập la ó, hô hét khẩu hiệu tại các địa điểm công cộng như đã nêu, rõ ràng là hoạt động “yêu nước trá hình”, vì nếu hành động của họ thực sự vì tổ quốc, vì dân tộc thì đã lay động được rất nhiều trái tim của người con đất Việt. Tuy  nhiên, ngày qua ngày, số người tụ tập nơi vườn hoa, công viên vẫn quanh đi, quẩn lại chỉ có một dúm người, với mấy trò rẻ tiền, lặp đi lặp lại. Số lượng biểu tình viên không tăng lên mà giảm mạnh so với giai đoạn năm 2011, 2012. Đơn giản vì mọi người đã quá hiểu các biểu tình viên là ai, và thực sự họ đang muốn gì.
Những biểu tình viên khi không “lừa đảo” được nhân dân, quay sang chống Nhà nước một cách trắng trợn và ngang nhiên. Trên các địa chỉ facebook quen thuộc, người ta dễ dàng nhận thấy những thầy giáo, cô giáo thoái hóa biến chất; những anh tiến sỹ “cấp tiến”; những cựu quân nhân bất mãn; những nhà báo sẵn sàng bẻ cong ngòi bút; những kẻ vô công dồi nghề, lười lao động.. cùng đứng chung một hàng, cùng nhau mong muốn “lật đổ chế độ”; “đảo chính” ; cách mạng màu”, gây ra một cuộc “nội chiến” giữa thời bình giống như ở một số nước. Cũng may nhờ có facebook, những con người đó, với sự háo danh, ảo tưởng đã tự phơi bày bản chất xấu xa của mình để cộng đồng dần tránh xa khỏi những cạm bẫy, những chiêu trò lừa đảo mang danh “lòng yêu nước”.
Nguyễn Thị  Kim Liên - TP HCM, người thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình “yêu nước” kêu gọi mọi  người “lật đổ chế độ”:
 
KimLiên Thị Nguyễn đang https://www.facebook.com/rsrc.php/v2/y9/r/01TjtkIxVPt.png cảm thấy biết ơn cùng với Dũng Mai và 44 người khác tại Bến Đò Vàm Thủ.
Xin kính chào tất cả các ACE, bạn bè trên Facebook!.
Ngày 30-4 năm nay là đã 41 năm csVN đã tiếm quyền cai trị đất nước VNCH.
Và cũng đã quá đủ cho 1 chế độ độc tài đảng trị. Nay tôi rất mong một kết cuộc tất yếu sau 41 năm sẽ xảy ra là, cộng sản VN phải ra đi.
Hôm nay đây để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4, tôi xin hát tặng bài CHIẾN SĨ VÔ DANH để nhớ ơn những Chiến Sĩ QL VNCH đã ngã xuống trong cuộc chiến chống sự Xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.( Bài hát nầy của cố Nhạc Sỹ PD.)

Cấn Thị Thêu đối tượng khiếu kiện của Dương nội công khai kêu gọi mọi người “đứng lên” đấu tranh với chính quyền nhằm thay đổi chế độ. (https://www.youtube.com/watch?v=MdG2alYJFnU)....

Và người viết bài này tin chắc, facebook cũng sẽ là là nơi đặt dấu chấm hết, làm tan rã những “nhóm kí sinh trùng phản động” đang nảy nở và tồn tại, bởi chân lý thực sự cuối cùng sẽ chiến thắng sự giả dối và man trá.

XIN CHÀO, CÁ CHẾT VÀ TIẾN SĨ POWERPOINT

LâmTrực@


Một tuần rộn rã nước mắt đã qua để chuẩn bị cho ngày Lễ trọng đại của đất nước.


Tiếp theo câu chuyện buồn thảm của ông Phở Xin Chào, đến vụ cá chết miền Trung mà đỉnh điểm là clip lởm của VTC, người ta lại phải nhỏ những giọt nước mắt khan vì Luận án Tiến sĩ PowerPoint.

Không rỉn nước mắt sao được khi chỉ là "hướng dẫn sử dụng Microsoft PowerPoint" cũng được làm đề tài luận án Tiến sĩ.

Một luận án tiến sĩ khác được lưu trữ tại trang web của Thư Viện Quốc Gia, mà cũng chưa biết nghiên cứu sinh này đã trở thành 1 trong 24 nghìn tiến sĩ của Việt Nam hay chưa. Trong đó phần mô tả tóm tắt đề tài có ghi: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như kỹ năng và biện pháp sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint trong dạy học bài nghiên cứu kiến thức mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường Trung học phổ thông.

Thiết nghĩ, so với những đề tài tràn đầy cảm xúc như: “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch ủy ban nhân dân xã” hay là “Đề xuất các cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên phải luôn luôn được nâng cao tư duy biện chứng” thì đây vẫn còn là một đề tài có tính thực tiễn quá cao.

Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh

Để bảo vệ lợi ích quốc gia, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!...

Trên công trường dự án Formosa, Hà Tĩnh.
Vụ khủng hoảng “cá chết” ở một số tỉnh miền Trung những ngày gần đây đã đẩy tổ hợp Formosa tại Hà Tĩnh vào một tình thế căng thẳng, trong bối cảnh các bên liên quan gồm nhà nước - nhà đầu tư và người dân đều có mối quan hệ lợi ích đan xen.
Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam
Ai cũng biết, Đài Loan có đại bộ phận dân số gốc Hoa, nhưng không phải ai cũng biết, từ thiết chế xã hội, văn hóa, đời sống, kiến trúc đô thị… của vùng lãnh thổ này lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ người Nhật.
50 năm chiếm đóng của người Nhật đã giúp cho hòn đảo này có một nền tảng xã hội khá tốt để rồi, dưới sự cầm quyền của Quốc dân Đảng, Đài Loan phát triển mạnh mẽ như ta đã thấy ngày nay.
Năm 2014, Đài Loan có GDP đạt 600 tỷ USD, GDP đầu người đạt khoảng 22,5 ngàn USD và nền kinh tế này xếp thứ 26 trên thế giới. Đài Loan cũng có nền chính trị khá cạnh tranh và cởi mở, khi các đảng phái liên tục thay nhau nắm quyền.
Không như giai đoạn đầu, khi Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vẫn nuôi mộng “phục quốc”, Đài Loan vài thập kỷ gần đây chủ trương phát triển kinh tế, đa phương hóa quan hệ ngoại giao để mong được công nhận là quốc gia độc lập. Họ muốn sự hùng mạnh về kinh tế sẽ giúp họ tự vệ, hay ít ra, cũng sẽ được phân khúc văn minh của thế giới tiếp nhận họ như là một phần đương nhiên.
Cho đến nay, về cơ bản mục tiêu này vẫn đang được Đài Loan duy trì.
Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, người Đài bắt đầu để ý đến quá trình đổi mới và mở cửa của Việt Nam và những tín hiệu từ hai phía được phát đi. Năm 1991, một lãnh đạo Văn phòng Chính phủ từng được cử đi Đài Loan để đàm phán về việc mở một đường bay thẳng thay cho việc phải quá cảnh ở Bangkok.
“Đường bay thẳng” là một điểm nhấn vừa cụ thể vừa giàu tính biểu tượng. Không chỉ mở ra con đường cho thương mại và đầu tư, nó còn mở ra cánh cửa về ODA.
Trên thực tế, sau khi đường bay Cao Hùng - Tân Sơn Nhất được mở, Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Đài Bắc tại Tp.HCM được thiết lập và Việt Nam đã vay được khoản vay ODA đầu tiên là 30 triệu USD đầu tiên từ Đài Loan với lãi suất rất thấp; đồng thời cũng là giai đoạn đầu tư bắt đầu bùng nổ và thương mại cũng phát triển theo, dù chậm và khiêm tốn hơn.
Với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam trở nên rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Đài Loan. Năm 1989, sau khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 31 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI), một tòa nhà được xây dựng tại 65 Văn Miếu để làm trụ sở cho cơ quan này, và rất đáng chú ý là hệ thống thang máy của tòa nhà này đã được tài trợ bởi một… nhà đầu tư Đài Loan.
Hệ thống thang máy ở tòa nhà rồi đây sẽ là “chốn đi về” của các nhà đầu tư nước ngoài, là một ví dụ để thấy, người Đài hết sức nghiêm túc với “kế hoạch Việt Nam” của họ. Lần lượt từng đại gia của Đài Loan đến Việt Nam, từ Chinfon, Vedan, CT&D, Foxconn, Formosa… cập bến Việt Nam.
Cho đến hết quý 1/2016, Đài Loan có 2.478 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên tới 31 tỷ USD, xếp thứ tư trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore (thực chất có thể coi là đứng thứ ba vì nhiều dự án đăng ký đầu tư từ Singapore nhưng vốn từ các nhà đầu tư tại các quốc gia khác).
Trên phương diện đối tác kinh tế, đối tác đầu tư, không thể phủ nhận những gì các nhà đầu tư Đài Loan đã mang lại cho Việt Nam trong khoảng 25 năm qua, cả về đóng thuế, giải quyết việc làm và góp phần cho tăng trưởng chung.
Nếu chia trung bình, có thể thấy mỗi năm Đài Loan có khoảng 100 dự án mới tại Việt Nam, tức trung bình mỗi tuần gần 2 dự án.
Formosa Hà Tĩnh đã và đang làm gì?
Để có sự hình dung đầy đủ về Formosa Hà Tĩnh, cần nhắc lại một chi tiết là khi Formosa quyết định đầu tư một tổ hợp gang thép tại Việt Nam, từ những ngày đầu, phía Formosa đã khảo sát nhiều địa điểm khác nhau.
Trong quan điểm của Formosa, xét về điều kiện tổng thể, Hà Tĩnh kém xa nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, nếu xét về cảng nước sâu, Vũng Áng có lợi thế cạnh tranh rất rõ ràng.
Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chấp nhận đề nghị của Hà Tĩnh cho tiến hành nghiên cứu cảng Vũng Áng, bao gồm cả khu vực Sơn Dương. Tập đoàn DAJCA (Nhật Bản) cùng Viện Quy hoạch vận tải biển thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã được chọn vào khảo sát, và sau đó đưa ra kết luận rằng Vũng Áng là nơi có cảng nước sâu và các điều kiện tự nhiên tốt hàng đầu của Việt Nam, rất phù hợp cho mô hình tổ hợp công nghiệp - cảng biển hiện đại.
Formosa đã chọn Hà Tĩnh vì cảng nước sâu và vì một điều rất đơn giản về kinh tế: tổng chi phí đầu tư là “rẻ” nhất so với các địa điểm khác cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
“Rẻ” ở đây được hiểu là tổng thể nhiều yếu tố, trong đó có lợi thế cảng biển, chính sách thuế ưu đãi “khủng”, giá nhân công rẻ, điều kiện về môi trường dễ dãi, triển vọng thị trường đầu ra tốt cả về quốc tế lẫn nội địa, nguồn nước, nguồn điện khả thi và ổn định…
Đơn giản chỉ là bài toán chi phí - lợi ích! Những bộ óc đã cùng nhau làm nên một Formosa có doanh thu tới trên dưới 80 tỷ USD trong những năm gần đây, họ nhìn vấn đề rất nhanh.
Trong tổng các yếu tố “rẻ”, yếu tố tiêu chuẩn thấp về môi trường chắc chắn đã được Formosa tính toán kỹ, sau rất nhiều trải nghiệm kém vui về môi trường tại nhiều quốc gia phát triển khác.
Các ngành công nghiệp Formosa đã từng làm, chẳng hạn dệt nhuộm và nhựa, từng gặp rắc rối về môi trường tại nhiều quốc gia phát triển. Thép là lĩnh vực mới và cũng gây ô nhiễm không kém, nhưng vấn đề là với các điều kiện mà họ đưa ra, Việt Nam đã chấp nhận.
Cuối cùng thì Formosa đã nhận giấy phép đầu tư trong sự hào hứng từ cả hai phía. Theo giấy phép, Formosa được sử dụng tới 3.300 ha, gồm 2.000 ha đất liền và 1.300 ha mặt biển. Sự hào hứng về dự án khổng lồ khiến cho tỉnh Hà Tĩnh đã phải huy động “cả hệ thống chính trị” vào cuộc để giải phóng mặt bằng.
Không hề dễ dàng khi một số hộ dân thuộc diện giải phóng là người công giáo và có sự chống đối khá quyết liệt. Nhiều bận, Bí thư hoặc Chủ tịch Hà Tĩnh đã phải “đầu mũ cối, chân đi ủng” xuống hiện trường để trực tiếp giải quyết từng ngôi nhà.
Sau khi có mặt bằng sạch, Formosa vào cuộc xây dựng rất nhanh, dòng tiền đổ về rất mạnh. Dường như ngay lập tức, khối doanh nghiệp giao thông, xây dựng tại địa phương là những doanh nghiệp hưởng lợi đầu tiên.
Ngoài những gói thầu chính như xây lắp lò cao, xây cảng… Formosa chọn nhà thầu nước ngoài, còn thì các hạng mục xây dựng đơn giản đều do nhà thầu trong nước thực hiện, chẳng hạn làm đường sá, hàng rào, hệ thống thoát nước, san lấp…; hoặc ít ra cũng là làm thầu phụ.
Vì quy mô dự án là rất lớn, có những doanh nghiệp hầu như chỉ cung cấp một sản phẩm là ống bê tông để làm móng, hoặc đơn giản là bán đá hộc cho dự án này, cũng sống khỏe.
Mặc dù triển khai đầu tư khá nhanh chóng, Formosa vẫn liên tiếp đứng trước các cuộc tấn công truyền thông. 
Các điểm nhấn chính bao gồm, vì sao Formosa là nhà đầu tư nước ngoài mà lại muốn vay vốn thương mại từ ngân hàng trong nước? Vì sao đưa người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc, sinh ra phố Tàu và vô vàn tệ nạn? Vì sao xây miếu thờ, có phải là để “đánh dấu chủ quyền” hay không? Vì sao xây kênh thoát nước rộng tới mức “xe tăng đi lọt”, có phải là âm mưu quân sự gì không? Vì sao xây hàng rào gạch “quá dày”?...
Tất cả các câu hỏi này, hoặc không phù hợp về mặt kinh tế, hoặc phiến diện về kỹ thuật, nhưng mặc nhiên được xem như là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có cả yếu tố chính trị. Trong khi đó, các vấn đề lẽ ra cần được để ý nhất là thuế và môi trường lại không được đề cập đến.
Ngoài các vấn đề trên âm ỉ nhiều ngày tháng, ba “đỉnh cao” khủng hoảng mà Formosa phải chịu gồm (i) biến cố tháng 5/2014, theo đó một cuộc bạo loạn đã diễn ra, gây thiệt hại to lớn và có chết người, ảnh hưởng lớn đến tiến độ; (ii) vụ sập giàn giáo tháng 3/2015 khiến 13 người chết và (iii) biến cố tháng 4/2016, với nghi án “xả thải gây cá chết”.
Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi một cán bộ đối ngoại của Formosa đã có phát ngôn gây hiểu nhầm, và ban lãnh đạo Formosa phải tiến hành họp báo xin lỗi ngay sau đó.
Một cách tiếp cận “win - win”?
Cho đến nay, Formosa vẫn đang hiện diện tại Việt Nam với tư cách một thực thể, một pháp nhân kinh tế. Sẽ là công bằng và đúng mực hơn, nếu như chúng ta nhìn nhận Formosa đúng với tư cách này. 
Rốt cuộc, dự án Formosa Hà Tĩnh phải được xem là lựa chọn chung và là trách nhiệm chung của cả hai phía: Formosa và chính quyền Hà Tĩnh (bên cấp phép). Về bản chất, chính quyền và Formosa đang cùng nhau thực thi một khế ước, một hợp đồng kinh tế. Các điều kiện cao nhất của hợp đồng chính là bản giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp và toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành mà chúng ta đang có.
Khi tất cả những giả thuyết chính trị, nhưng thuyết âm mưu đều chưa có cơ sở, thì trước hết, chúng ta nên tôn trọng và thực thi đúng các điều kiện trong hợp đồng này.
Với góc nhìn đó thì có thể thấy cho đến nay, việc thực thi hợp đồng này vẫn đang diễn ra tương đối tốt cả từ hai phía. Nỗ lực giải phóng mặt bằng, tái định cư của UBND tỉnh Hà Tĩnh là rất đáng ghi nhận; trong khi nỗ lực giải ngân vốn, xây lắp tổ hợp từ phía Formosa cũng rất nhanh gọn. 
Theo kế hoạch chung, cuối tháng 6 này lò cao số 1 sẽ chạy chính thức, bắt đầu cho ra lò những mẻ thép thương mại đầu tiên.
Thêm một thông tin rất đáng chú ý. Trong 5 năm gần đây, tổng lượng thuế Formosa đã nộp vào Hà Tĩnh đã vượt con số 10 ngàn tỷ đồng dù chưa đi vào sản xuất. Trong khi đó, về phía Formosa, “thu nhập” là con số không tròn trĩnh vì đơn giản là chưa có sản phẩm để bán ra thị trường.
Còn theo số liệu mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tổng số tiền giải ngân của Formosa vào dự án tính đến hết tháng 3/2016 là 98% của số vốn đăng ký, tức khoảng gần 10 tỷ USD. Ngoài phần mua sắm thiết bị từ nước ngoài, trả cho nhà thầu quốc tế… thì một phần khá lớn cho công tác xây dựng cơ bản chắc chắn là đã ở lại Việt Nam.
Trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Formosa, có lẽ khả dĩ nhất vẫn là nhìn nhận lại toàn bộ “hợp đồng”, tức là xem lại quá trình triển khai dự án. Hãy bắt lỗi các sai phạm và xử phạt nghiêm minh theo quy định, đặc biệt trong vấn đề môi trường, thay vì treo một bản án lơ lửng mà không rõ về lý, không đạt về tình.
Một hệ thống quan trắc độc lập của Nhà nước đặt ngay cửa ống xả là khả thi, và sẽ giúp ngăn ngừa những thảm họa môi trường trong tương lai. Với tất cả các vấn đề còn lại, đặc biệt là thuế, các điều kiện lao động… Việt Nam cũng có quyền đặt các trạm “quan trắc” khác miễn sao đúng luật, để đảm bảo rằng lợi ích “bên Việt Nam” trong hợp đồng này được bảo vệ.
Nói tóm lại, để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung, lợi ích môi trường nói riêng, không có cách nào khác là phải tranh đấu dựa trên “hợp đồng”, trên luật pháp và chứng cứ!
Đừng đặt một nhà đầu tư nước ngoài trước một cuộc đấu tố rùng rợn như hiện nay. Không chỉ sai về luật, chúng ta cũng chẳng được lợi gì về kinh tế và hình ảnh trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, về nguyên tắc, kinh tế là thương lượng, là win - win.
Đấu tố vu vơ trong trường hợp này không đưa lại lợi ích nào cho quốc gia cả. Việt Nam vẫn tiếp tục cần kêu gọi đầu tư nước ngoài cho những dự án mới, cho dù chúng ta có thể sẽ không ưu tiên công nghiệp, thậm chí từ chối hẳn những dự án gây ô nhiễm.
Nhưng “hợp đồng” với Formosa giờ đã là một thỏa thuận quốc tế, nó cần được tôn trọng và giới đầu tư quốc tế đang nhìn vào cách hành xử của chúng ta. Nhà đầu tư thì như cánh chim trời, không nên để họ rơi vào cảnh “kinh cung chi điểu”.
Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh
Những sự việc liên tiếp xảy ra trong môi trường kinh doanh hiện nay cho thấy, nhu cầu về sự minh bạch là rất lớn. Nhà nước, thay vì ôm đồm đủ thứ việc mà không hiệu quả, cũng đã đến lúc nên nhường bớt công việc của mình cho các lực lượng xã hội khác.
Những “hợp đồng” mà Nhà nước ký kết với các đối tác của mình, cho dù là kinh tế, chính trị hay văn hóa, cần được đặt trước con mắt quan sát, đánh giá của công luận. “Hợp đồng” với Formosa cũng vậy: không khó để công bố toàn bộ giấy chứng nhận đầu tư của dự án, trong đó nêu rõ các cam kết của hai bên, cứ theo đó mà đánh giá là đủ. 
Chẳng hạn, các giới hạn về hàm lượng các chất trong nước thải cần được công bố để các bên liên quan có thể đo đạc, so sánh, đối chiếu. Các điều kiện về tài chính cũng vậy, cần công bố để nhân dân biết được, rằng quá trình cấp phép đã được tiến hành minh bạch, không có những thỏa thuận ngầm nào đó.
Riêng trong vấn đề môi trường, Nhà nước phải tạo ra sân chơi để những tổ chức giả dụ như “Nghiệp đoàn Nghề cá Vũng Áng”, “Hội Chăn nuôi lồng bè Kỳ Anh”, “Hiệp hội Bảo vệ môi trường biển Đèo Ngang”... chẳng hạn được có cơ hội và sức mạnh để tranh đấu thay cho Nhà nước.
Chính những thiết chế này - nếu được thiết lập - sẽ cùng Nhà nước giám sát các vấn đề về môi trường, để ông Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh không phải lên truyền hình để phân trần rằng “không lẽ ngày nào cũng kiểm tra”; trong khi cá chết đã mấy tuần mà không có một kết luận nào cụ thể.
Nhà nước pháp quyền chỉ có thể mạnh lên, khi các tổ chức xã hội cũng mạnh lên tương ứng, vừa là đối tác, vừa là đối trọng, để các vấn đề như Formosa không còn là của riêng ai nữa.
Điều nghe có vẻ rất lý thuyết này, theo người viết, thực tế lại là lựa chọn duy nhất mà chúng ta cần có, để có thể tiếp bước trên cuộc chơi kinh tế đang vào giai đoạn hội nhập với cấp độ cao nhất.
Đừng quên, bên ngoài kia, nhiều đối thủ trên đường đua kinh tế đều không chỉ khôn ngoan, giỏi giang, mà còn văn minh, nhân văn hơn chúng ta rất nhiều!