2016/07/21

Tôi ủng hộ anh Cảnh sát Giao thông!

Mẹ Đốp

                      
Đồng ý rằng, nếu xét trên phương diện pháp luật àm nói thì anh CSGT trong Video nói trên đã sai và việc anh ta bị một bộ phận dư luận lên án không phải là không có lí. Vậy nhưng, cần nhớ rằng, cũng giống như mọi sự việc xảy ra trong suy nghĩ và tư tưởng của người Việt: Trong cái lí (Pháp luật) còn có cái TÌNH. 
Xin được chỉ ra cái TÌNH trong sự việc này xung quanh tình tiết anh CSGT không còn cách làm nào khác trong tình huống xảy đến.
Trước hết, phải thừa nhận và xác nhận rằng, anh CSGT đang được nói đến là một người mẫn cán và hết lòng vì công việc. Sở dĩ phải nói ra điều này bởi nếu không có cái đức tính này thì anh ta sẽ chẳng việc gì phải thực hiện một hành động mà kinh nghiệm công tác và những bài học trước đó mách bảo là "lành ít dữ nhiều". Thậm chí, nếu làm ngược lại, chắc gì anh ta sẽ bị cấp trên, tổ chức phê bình. Nghĩa là nếu không có cái đức tính này thì sẽ chẳng có câu chuyện vừa qua và anh ta cũng không đến nỗi bế tắc đến nỗi chỉ có thể hành động như thế mà không thể hành động khác. 

Chân dung anh CSGT trong câu chuyện (Nguồn: Báo giao thông). 

Mõ xin được nhận diện hành động của anh CSGT là thà kỷ luật chứ không thể chịu sự nhục nhã với những tên khốn nạn đã không đội mũ bảo hiểm, vào đường ngược chiều.

Quay trở lại với cái khó của anh CSGT. Có người nói rằng, trong tình huống này, để an toàn cho chính mình và người điều khiển phương tiện, đi cùng vi phạm luật ATGT, anh CSGT chỉ việc tuýt còi và khi nhận hiệu lệnh từ tiếng còi thì biết đâu họ sẽ dừng và không xảy đến sự việc sau đó. Nhưng cái khó ở đây là dù thổi còi yêu cầu dừng lại thì nó vẫn không dừng. Bởi nếu đã ý thức được như thế chúng đã không làm như thế (?). Cho nên, phương án chỉ ra thiếu đi cái phần quan trọng nhất: Tính khả thi. 

Cách làm và cũng là sự lựa chọn thứ hai đó là truy đuổi buộc đối tượng sai phạm phải dừng lại và xử phạt. Phải thừa nhận rằng, cách làm này có thể sẽ an toàn hơn. Vậy nhưng, cái khó ở đây là đây là hành vi bị cấm trong quá trình tuần tra, xử lý giao thông. Một người có trách nhiệm, tự trọng nghề nghiệp cao như anh CSGT này đã không chọn cách hành xử dẫm đạp lên chính cái quy định bảo hộ nghề nghiệp của mình. Anh ý thức được nếu làm như thế sẽ không chỉ làm xấu hình ảnh của ngành, lượng mà quan trọng hơn nó có thể khiến chính anh, người vi phạm phải đánh đổi bằng mạng sống!

Phương án thứ 3 mà anh CSGT có thể làm là xử phạt nguội hoặc thông báo về đặc điểm nhận diện đối tượng vi phạm đến chốt, trạm giao thông tiếp theo xử phạt. Tuy nhiên, cũng như hai phương án trên, phương án thứ 3 có hai yếu tố mà tôi nghĩ rằng, dù bất chợt nhưng anh CSGT đã nghĩ đến, đó là: Mặc dù không phải là do hình phạt quy định trong Luật ATGT quá nhẹ nhưng nếu xử phạt trong tình huống này thì cũng chỉ được ít đồng, trong khi đó, với tính nguy hiểm của hành vi này thì mọi sự phạt tiền đều không tương xứng. Bởi tương xứng sao được khi nếu không may hành vi đó sẽ có thể gây chết người cho người khác. 
Quyết định "Đạp" vì thế là một quyết định táo bạo của một người có bản lĩnh...
Nói như thế để thấy rằng, dù không có quá nhiều thời gian để lựa chọn nhưng cảm quan nghề nghiệp, sự kinh nghiệm đã chỉ cho anh CSGT nên hành động như thế nào để sai phải được trả giá mà hậu quả gây nên cho xã hội là ít nhất! 

Ở đây, để lí giải tại sao dù không ít người nhận ra những hạt nhân đúng đắn trong hành động của anh CSGT nhưng lại không mấy người ủng hộ; thậm chí, có người đã nhân cơ hội này để tát nước theo mưa, để làm cho câu chuyện trở nên quan trọng và nhất quyết phải xử lý bằng được anh CSGT với hình thức đuổi việc... xuất phát từ tâm lý đại bộ phận người dân không ưa gì lực lượng CSGT. Và tôi cũng cá rằng, cái tâm lý ngỡ như bản chất ấy đa phần là hệ quả của những lần cá nhân đó bị CSGT xử phạt, còn lại là chứng kiến sự tiêu cực trong lực lượng này! Thiết nghĩ rằng, để sự phán xét được công bằng thì những định kiến như thế cần được loại bỏ! 

No comments: