Trong
số các cá nhân được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cử tham gia
Chính phủ đã được Quốc hội đồng ý phê duyệt, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
Đào Ngọc Dung là một người hết sức đặc biệt theo nghĩa tiêu cực. Ông Dung thời kỳ đảm trách cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã bị "BCH
TƯ Đảng vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách và
phân công công tác khác đối với ông Đào Ngọc Dung, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí
thư thứ nhất TƯ Đoàn. Ông Dung bị kỷ luật do đã vi phạm quy chế thi tuyển nghiên cứu sinh tại Học viện Hành chính quốc gia". Cụ thể theo VnEpress, "Ngày
27/5, ông Dung khi dự thi môn hành chính công kỳ thi tuyển nghiên cứu
sinh đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”. Điều này vi
phạm kỷ luật thi và hội đồng thi đưa ra hình thức xử lý “cảnh cáo, trừ
50% số điểm của môn thi hành chính công”. Tuy nhiên, thí sinh đã không
ký vào biên bản này vì không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo".
Ông Đào Ngọc Dung (Nguồn: Internet).
Tiếp đó, do bị kỷ luật, thời gian sau đó, Bộ Chính trị có
quyết định điều chuyển ông Dung về công tác và giữ chức Bí thư, Trưởng
ban tại Ban Cán sự Đảng Ngoài nước. Năm 2007, ông Dung tiếp tục được
luân chuyển sng giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
Đến tháng 5 năm 2010, Bộ Chính trị phân công, điều động và chỉ định làm
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái. Tại Yên Bái, ông Dung được bầu
làm Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015. Không lâu sau đó, do yêu cầu
công tác tháng 8 năm 2011, ông được điều về làm Bí thư Đảng ủy khối các
cơ quan Trung ương.
Nhìn
vào quá trình công tác của ông Dung sau án kỷ luật có thể thấy, cá nhân
ông đã được thử nghiệm trên nhiều cương vị công tác (lúc thì công tác tại địa phương, lúc tại cơ quan Trung ương) song
nếu nhìn tổng thể thì đó là quá trình luân chuyển thể hiện sự tin tưởng
của Đảng Cộng sản và Nhà nước đối với cá nhân ông. Hay nói cách khác,
ông Dung đã dần lấy lại niềm tin trong giới chức tại Việt Nam bằng chính
năng lực và các phẩm chất riêng có của mình. Ông đã gạt bỏ được trong
suy nghĩ của mọi người về cái án kỷ luật không quá nặng từ năm 2006.
Trên
thực tế, không phải ai cũng có thể làm được cái điều ông Dung đã làm
trong 10 năm qua. Sự bền bỉ, dám đối diện với sai lầm trong quá khứ để
vươn lên, thể hiện mình đã giúp ông Dung thăng tiến trên con đường quan
lộ và có thể xem việc ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ
trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam thay cho Phạm Thị
Hải Chuyền trong kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII vừa qua là một phần
thưởng cho sự cố gắng trong suốt thời gian qua.
Vậy nhưng, mặc dù chứng kiến sự trưởng thành của cá nhân ông Dung song vẫn còn đó những sự ái ngại nhất định giành cho ông Dung dù mọi thứ đã qua đi tương đối lâu trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ông Dung là cá nhân có số phiếu tín nhiệm thấp nhất, với chỉ hơn 60% số phiếu đồng ý. Tuy vậy, việc ông Dung vẫn giành đủ số phiếu để trở thành thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho thấy số đông các đại biểu về dự kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII vẫn giành cho ông này sự tin tưởng nhất định.
Vậy nhưng, mặc dù chứng kiến sự trưởng thành của cá nhân ông Dung song vẫn còn đó những sự ái ngại nhất định giành cho ông Dung dù mọi thứ đã qua đi tương đối lâu trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ông Dung là cá nhân có số phiếu tín nhiệm thấp nhất, với chỉ hơn 60% số phiếu đồng ý. Tuy vậy, việc ông Dung vẫn giành đủ số phiếu để trở thành thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 cho thấy số đông các đại biểu về dự kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII vẫn giành cho ông này sự tin tưởng nhất định.
Qua
chứng kiến, đã có những sự băn khăn, thậm chí là nghi ngờ sau khi ông
Dung chính thức được bầu giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Lao động - thương
binh, xã hội. Họ nhắc đến quá khứ của ông Dung như để nói rằng, Quốc
hội, Chính phủ đã quên mất ông Dung từng dính án kỷ luật về một hành vi
không đáng có trong xem xét, bổ nhiệm. Họ cũng kêu gọi cần xem xét lại
việc bổ nhiệm ông Dung trên cương vị mới.
Như vậy, có thể thấy rất rõ sự hẹp hòi, thiên kiến hết sức khó hiểu của đám người này. Ông Dung có một vết nhơ trong quá khứ nhưng đó là chuyện của 10 năm về trước. Ông đã kiên trì sửa chữa, chứng tỏ mình dù ở bất cứ cương vị nào. Họ không muốn cho ông Dung cơ hội dù biết rằng, điều đó vốn là một thứ đạo lý truyền thống, riêng có của người Việt.
Song thật may mắn những tiếng kêu gào vô nghĩa đó không ảnh hưởng gì đến quyết định của đa số đại biểu Quốc hội dành cho ông Dung. Tin chắc rằng, với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có phần khiêm tốn vừa qua ông Dung sẽ tự biết làm gì trong thời gian tới.
Như vậy, có thể thấy rất rõ sự hẹp hòi, thiên kiến hết sức khó hiểu của đám người này. Ông Dung có một vết nhơ trong quá khứ nhưng đó là chuyện của 10 năm về trước. Ông đã kiên trì sửa chữa, chứng tỏ mình dù ở bất cứ cương vị nào. Họ không muốn cho ông Dung cơ hội dù biết rằng, điều đó vốn là một thứ đạo lý truyền thống, riêng có của người Việt.
Song thật may mắn những tiếng kêu gào vô nghĩa đó không ảnh hưởng gì đến quyết định của đa số đại biểu Quốc hội dành cho ông Dung. Tin chắc rằng, với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có phần khiêm tốn vừa qua ông Dung sẽ tự biết làm gì trong thời gian tới.
Xin được quay lại câu chuyện của ông Dung trên cương vị Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở các bài viết sau!
An Chiến
No comments:
Post a Comment