http://molang0205.blogspot.com/2015/11/nghe-thuat-ngoai-giao-viet-va-chuyen.html
Trưởng Bản
Nhân việc các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” và các hội nhóm gọi là “dân oan” hay“dân tham” gì đó ở xứ An Nam tổ chức biểu tình, đăng đoàn trên các trang mạng xã hội, blogger, mạng Internet… phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam, Trưởng bản vốn quen sống ẩn giật, không màng sử đời nhưng nay gặp phải chuyện hài hước chắc cũng chỉ diễn viên hành nghề “biểu tình”Việt Nam mới có cũng dành đôi lời chém gió, có gì không phải mong Trưởng bản quí độc giả lượng thứ và bổ cứu:
Trước hết, Trưởng bản xin được chém về ngoại giao Việt Nam xưa và nay theo vốn hiểu biết của chính mình. Thật vậy, như chúng ta đã biết, mạnh đất xứ An Nam mà nay là Nhà nước CHXHCNVN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, dẫn dắt là một nhà nước có kế thừa truyền thống lâu đời của ông cha để lại. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam ngày nay có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phản ánh sự phát triển của nền văn minh tri thức nhân loại thời đại mới, vừa mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống ngàn đời của một đất nước Á Đông, nổi bật hơn cả đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, khối đại đoàn kết dân tộc kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, phải kể đến nghệ thuật ngoại giao góp phần đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, đặc biệt là trong ngoại giao với nước lớn. Vậy, trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, ngoại giao Việt Nam đã hình thành, phát triển với những nét nổi bật và có đóng góp như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?
Xin được đưa ra một số dấu ấn ngoại giao phong kiến Việt Nam mà cụ thể là với nước lớn phương Bắc:
- Năm 1075 -1076 Lý Thường Kiệt khi đánh bại quân Tống nhưng lại chủ động đặt vấn đề điều đình để mở cho địch lối rút trong danh dự;
- Nghệ thuật và văn hóa ngoại giao Việt Nam cũng thể hiện rất rõ trong ứng xử của vua quan nhà Trần trong ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông hay của Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau khi đánh tan 10 vạn quân Minh tại Chi Lăng năm 1427 đều chủ động cầu hòa, bình thường hóa quan hệ với địch;
- Dưới sự lãnh đạo của Quang Trung, quân Tây Sơn đã đánh bại được cuộc can thiệp mang tính xâm lược của nhà Thanh. Tuy là người chiến thắng, vua Quang Trung vẫn chủ trương hòa đàm để sớm chấm dứt chiến tranh và cũng đã lên kế hoạch bình thường hóa quan hệ Việt - Trung sau chiến tranh. Ngay sau khi đại phá quân Thanh (1789), vua Quang Trung đã chủ động cử sứ sang Yên Kinh đưa thư cầu hòa. Trong thư cầu hòa này, vua Quang Trung khéo léo viết: “Kể ra lấy đường thiên triều so được thua với nước mọi rợ nhỏ mọn, tất phải đánh đến cùng… chắc lòng thánh đế không nỡ thế. Lỡ ra quân đánh triền miên mãi không thôi… thật không phải lòng thần mong muốn”. Vua Quang Trung đã ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở một bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi.
- Sau khi triều Nguyễn thành lập (1802), trong quan hệ với Trung Hoa, Gia Long rồi Minh Mạng đã cố gắng phát huy truyền thống ngoại giao của dân tộc, tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa để ổn định và phát triển đất nước. Gia Long tiếp tục đường lối “trong xưng đế, ngoài xưng vương” trong quan hệ với nhà Thanh. Tuy khéo nhún nhường, mềm dẽo, nhưng các vua đầu triều Nguyễn vẫn thể hiện vai trò của hoàng đế của một quốc gia độc lập đối với nhà Thanh Trung Hoa. Bên cạnh đó, các vua đầu triều Nguyễn còn tỏ rõ sự cứng rắn và nguyên tắc khi bị động chạm đến độc lập của nước và bản sắc văn hóa của dân tộc trong sự đối sánh với Trung Hoa. Cũng dưới thời Minh Mạng, năm 1831, Trung Hoa đem 600 ngàn quân vượt qua biên giới đòi Việt Nam giao vùng Phong Thu -Hưng Hóa (nay thuộc tỉnh Lai Châu), Minh Mạng đã kiên quyết đấu tranh trên cả hai mặt trận ngoại giao và quân sự, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết khẳng định “đồn Phong Thu nguyên lệ thuộc bản triều”, buộc Trung Quốc phải rút quân và xin lỗi. Dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức, mềm dẻo và cứng rắn trong quan hệ với Trung Hoa cũng được thực hiện nhất quán.
Những dấu ấn lịch sử trên cho thấy, nết đặc trưng trong văn hóa ngoại giao của Việt Nam với nước lớn, đặc biệt với Trung Hoa là sự vận dụng linh hoạt, khôn khéo giữa “Cứng rắn” và “mềm dẻo”, mặc dù là người chiến thắng, nhưng cách ứng xử của các triều đại Việt Nam vẫn luôn thể hiện sự khôn khéo, “biết người biết ta”, thực hiện mục tiêu "Độc lập thật sự, thần thuộc danh nghĩa", nghĩa là đất nước hòa bình, không có ngoại xâm, phương Nam và phương Bắc cương giới phân định rõ ràng, còn “lệ thuộc” được hiểu là bị mất độc lập, bị ngoại bang xâm chiếm. Đồng thời truyền thống ngoại giao Việt Nam cũng thể hiện khá rõ và khá tập trung bản sắc văn hóa của dân tộc, ở đây là văn hóa ứng xử, vừa tận dụng, vừa đối phó với môi trường xã hội vì sự tồn vong của đất nước. Thực tiễn đã chứng minh rằng, Trong quá trình phát triển lịch sử, mối quan hệ của dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳng lặng, yên tĩnh; trái lại, ta cũng luôn luôn bị dân tộc này, dân tộc khác gây xung đột bằng vũ lực, nhiều khi rất quyết liệt, tàn khốc. Nhưng khi xung đột chấm dứt, ta lại chủ động giao hảo với những dân tộc thù địch để thiết lập lại quan hệ hòa bình hữu nghị, xóa bỏ những hận thù dân tộc, có hại cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người.
Quay trở lại với chuyến thăm của Việt Nam của ông Tập Cận Bình và đằng sau câu chuyện biểu tình phản đối của các nhà “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”…
Trước hết, cần phải khẳng định rằng: Hoạt động ngoài giao là hoạt động bình thường của bất cứ Nhà nước nào và trong bất cứ thời đại nào, đây là một bộ phận quan trọng có ảnh hưởng tới vận mệnh của cả dân tộc, và là một cuộc đấu tranh của nghệ thuật trị quốc đã được các thế hệ ông cha ta đúc kết hàng ngàn đời nay. Hiện nay trong bối cảnh quan hệ nước ta và Trung Quốc có những thăng trầm, đặc biệt nổi lên là vấn đề tranh chấp chủ quyền hai quần đạo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông thì ngoại giao lại càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Việc đón tiếp ông Tập Cận Bình là hoạt động ngoại giao bình thường của một Nhà nước, hoạt động đó hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác, phát triển. Vậy, họ - những nhà “trí thức”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”, “tù nhân lương tâm”,… tự xưng với khoảng đôi ba chục người tụ tập, gây rối với những khẩu hiệu, băng rôn, cờ áo nào là: “NO XI”, rồi thì “NOU” nhếch nhác giữa các tuyến phố hô hào biểu tình vì ai và mục đích gì?
Tất nhiên, là họ không thể đại diễn cho giới “trí thức” như họ tự xưng, bởi trong số người đó giường như chỉ có đôi ba người là xuất thân tri thức như: Nguyễn Lân Thắng - xuất thân trong một gia đình trí thức danh giá dòng họ Nguyễn Lân và giờ là thằng nghịch tử được cộng đồng ví là “siêu nhơn thắng”, Tiến sĩ “giấy”Nguyễn Quang A, tiến sĩ “Háng nôm” Nguyễn Xuân Diễn…, Họ cũng chẳng đại diễn cho bất cứ tầng lớp lao động nào trong xã hội, bởi số người còn lại cũng chỉ là một nhúm ít ỏi không thuộc hàng hám danh, hám lợi thì cũng có xuất thân vô công rồi nghề, thất nghiệp hoặc thất học chủ yếu ăn theo kiếm đôi 3 cắc đồng lẽ từ “ông chủ”… Như vậy, họ chẳng đại diễn cho bất cứ ai ngoài chính họ chứ đừng nói là đại diễn cho nhân dân.
Vậy họ biểu tình phản vì mục đích gì? Có phải như họ nói là “Vì Hoàng Sa, Trường Sa?”. Chắc chắn là không. Theo Trưởng Bản thì về hình thức là vậy, chứ kỳ thực và nói trắng phớ ra họ chỉ chống chính quyền, chống lại nhân dân thì giỏi, tất nhiên, một phần họ cũnag vì dục vọng cá nhân như: có người muốn nổi tiếng, có người vì tiền, có người muốn chia chác quyền lực, có người vì hận thù theo tiếng gọi của “Việt tân” - một tổ chức phản động - khủng bố vừa bị nước Mỹ lên án.
Trưởng bản nói điều đó vì những lý do sau:
Thứ nhất, họ đi ngược lại với truyền thống hòa hiếu trong văn hóa ứng xử, nghệ thuật ngoại giao trong sự nghiệp trị quốc của ông cha ta ngàn đời. điều này ngay những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày của nét văn hóa Việt Nam cũng đã thể hiện rõ, đó là khách đến nhà dù sang hay hèn cũng phải đón tiếp đàng hoàng. Trong khi đó, đón tiếp nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là nước lớn lại là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của cả một dân tộc, không chỉ dừng lại ở hơn 90 triệu con người mà còn là sự tồn vong cho các đời sau.
Thứ hai, họ không đại diễn cho bất cứ tầng lớp nào trong xã hội chứ đừng nói là đại diễn cho nhân dân (như đã chỉ ra trước đó), thẩm chí còn lợi dụng sự thiếu hiệu biết của một số người dân để phục vụ cho hoạt động của họ (ảnh dưới). Vậy họ chỉ vì lợi ích, tham vọng cá nhân mà làm ra cái trò biểu tình đó.
Thứ ba, Họ không phải đấu tranh gì cho độc lập chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa như họ nói. Bởi nếu chỉ cần đôi ba băng rôn, khẩu hiệu, quần áo nhếch nhác kêu gào trên các tuyến phố mà bảo vệ được chủ quyền Biển Đông thì tại hạ dù có cạp đất ăn cũng ngày ngày đi biểu tình và Nhà nước đã không phải tốn hàng nghìn tỷ để mua tàu ngầm, máy bay, đóng tàu, hiện đại hóa quân đội. Và thực tế thì trong lúc họ đi biểu tình hàng ngàn thanh niên ưu tú trong QĐND đang ôm súng gác đảo, và gia đình họ thì đang hăng say lao động sản xuất xây dựng đất nước.
Thứ tư, Phần lớn số người hô hào, tham gia biểu tình ít nhiều đều là những kẻ có lịch sử chống chính quyền nhân dân hoặc đã từng bị pháp luật trừng trị hoặc bị nhân dân vạch mặt, số khác thì có lịch sử hận thù với Nhà nước, với xã hội, tốt đẹp hơn một chút thì cũng vì tiền.
Thứ năm, họ không hề có một đường hướng hay bất cứ một giải pháp nào để có thể đảm bảo độc lập dân tộc, bảo vệ, giữ vững chủ quyền Biển Đảo. Và quan trọng hơn cả là đảm bảo cho nhân dân được sống trong nền hòa bình, không chiến tranh, loạn lạc.
Cuối cùng, họ biểu tình vì “Việt tân”, theo tiếng gọi “Việt tân”, nhân danh “Việt tân” - một tổ chức khủng bố, phản động đã, đang tìm mọi cách chống phá Việt Nam và bị nhân dân tẩy chay.
Tóm lại, biểu tình phản đối chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình do các nhà “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân oan”, “tù nhân lương tâm”… tự xưng đối với Trưởng bản chỉ là một trò lố về chính trị, một thủ đoạn chống chính quyền lố bịch, thiếu lương thiện chắc chỉ có các nhà khủng bố “Việt tân” mới nghĩ ra.
No comments:
Post a Comment