2017/03/05

Không hiểu luật, Lm Nguyễn Đình Thục bày trò pháp lý

Mẹ Đốp


Chưa từ bỏ ý đồ gây chuyện của mình sau sự kiện 14/2/2017, mới đây nhất, Linh mục GB Nguyễn Đình Thục gửi đơn tố cáo nhà cầm quyền Nghệ An gửi đến Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An​​​, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và Sở Công an tỉnh Nghệ An. 

Toàn văn đơn tố cáo: tại đây
Nội dung đơn tố cáo tương đối dài được chia thành 2 phần khá rõ ràng. Phần thứ nhất là nội dung tường trình về lại "thảm họa môi trường và thiệt hại của chúng tôi đều do Công ty Formosa gây ra" và "Sự kiện ngày 14 tháng 2 năm 2017"; phản bác lại nội dung công văn số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An do ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký. Phần thứ hai là quan điểm và một số yêu cầu trên cơ sỏ những vấn đề đã được tường trình ơ phần thứ nhất. 

Và để biện hộ hòng bảo vệ mình và công kích, lên án nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, vị Linh mục được cho là có quan hệ khá thân thiết với bộ phận cốt cán của tổ chức phản động Việt Tân này đã huy động, trích dẫn khá nhiều các căn cứ pháp lý. Nhất là những căn cứ liên quan đến quyền khởi kiện đòi quyền lợi của người dân và các quy định tố tụng liên quan. 

Không hiểu có ai tư vấn cho nhưng hầu hết căn cứ đó được Lm Thục trích dẫn khá đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, cái đáng tiếc và cũng chính là điểm yếu của vị chủ chăn này trong bức thư tố cáo cũng chính bởi điểm này. 

Theo đó, để phủ nhận và cho rằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An "thể hiện sự thiếu hiểu biết về luật pháp Việt Nam nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng của chính quyền tỉnh Nghệ An, cụ thể ở đây là người chấp bút ký tên - ông Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh" ở công văn số số 1022/UBND-NC ngày 23/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Lm Thục đã lập luận như sau: 
"Theo Điều 190 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, việc gửi đơn khởi kiện dân sự chỉ nộp cho Tòa án, cụ thể ở đây là Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn kiện Công ty Formosa.

Theo Điều 20 và 21 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có bất cứ quy định nào về việc thay mặt các tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện dân sự của người dân.

Quan trọng hơn, theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thủ tục khởi kiện đòi bồi thường phải do chính người khởi kiện thực hiện, không được khởi kiện theo cơ chế người đại diện. 

Cần lưu ý, cơ chế người đại diện một tập thể chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp khiếu nại và tố cáo, như tôi đang hành xử theo Đơn Tố Cáo này, trong khi việc khởi kiện dân sự của các nạn nhân Công ty Formosa là quyền của những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trước tòa án". 
Ở đây không phủ nhận sự cố gắng của Lm này trong việc hiểu và ứng dụng các văn bản luật. Việc trích dẫn khá đầy đủ các quy định liên quan cho thấy điều đó. Song, với một vấn đề liên quan đến nhiều văn bản luật như cơ chế đại diện trong khởi kiện tập thể thì từng đó hiểu biết là chưa đủ. 

Đúng là khoản 4, điều 60 luật khiếu nại, tố cáo quy định rằng: "Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo về một nội dung". Và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định thêm rằng: "thủ tục khởi kiện đòi bồi thường phải do chính người khởi kiện thực hiện, không được khởi kiện theo cơ chế người đại diện".Tuy nhiên, đó là "vấn đề thủ tục" cơ chế áp dụng đối với từng cá nhân đơn lẻ với các nội dung khác nhau. Còn đối với những nội dung giống nhau thì nó vẫn được thực hiện. 

Vả lại, có một thực tế dễ thấy, đa phần bà con đi khởi kiện Formosa 14/2/2017 vừa qua hầu hết là thuộc Giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cộng với việc Giáo xứ Song Ngọc được công nhận danh nghĩa pháp nhân nên bản chất của vấn đề không còn là cá nhân khởi kiện mà là tập thể khởi kiện! 

Quy định tại khoản 4, Điều 141 BLDS 2005, quy định về người đại diện theo pháp luật bao gồm: "Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". 

Tổ chức tôn giáo là có tư cách pháp nhân theo quy định vì vậy, việc thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế đại diện là chuyện dễ hiểu!

No comments:

Post a Comment