2017/01/15

CỰC CHẲNG ĐÃ, GIÁO DÂN XỨ ĐÔNG YÊN (HÀ TĨNH) LẠI XUỐNG ĐƯỜNG


Sáng nay, khoảng 1000 Giáo dân Giáo xứ Đông Yên (Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) lại ra đường quốc lộ 1A chặn các phương tiện giao thông. Ngoài việc tụ tập đông người giữa đường quốc lộ thì các hộ giáo dân đưa lưới đánh bắt cá giăng đầy đường để phản đối. 

Một số hình ảnh về cuộc tụ tập của giáo dân xứ Đông Yên sáng nay: 
y
Phản ánh về sự việc, theo nhiều trang tin như Tin mừng cho người nghèo thì nguyên cớ khiến các giáo dân kéo ra chặn đường gây ách tắc trong nhiều giờ liền này xuất phát từ việc "Gần 10 tháng nay, kể từ khi xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do tác nhân Formosa xả thải, giới chức cầm quyền đã tự ý nhận tiền đền bù 500 triệu USD của doanh nghiệp này và hứa sẽ đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân, nhưng cho đến nay lời hứa vẫn chưa được thực hiện. Phẫn nộ trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền, hàng trăm bà con ngư dân ở giáo xứ Đông Yên, G.p Vinh đã xuống đường biểu tình tại Đèo Con, vào sáng ngày 14.01.2017".

Qua tìm hiểu thì đây không phải là nguyên nhân khiến các hộ giáo dân xuống đường Quốc lộ đông người. Là khu vực được xem là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra vừa qua, thị xã Kỳ Anh nói chung, giáo xứ Đông Yên nói riêng là những đối tượng được ưu tiên đền bù đợt đầu tiên.

Để được đền bù, Chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thống kê, thẩm định, thẩm tra việc kê khai, áp giá bồi thường cho các ngư dân và các đối tượng thuộc quy định. Theo ghi nhận của báo Lao động thì tại Hà Tĩnh: "Kết quả kê khai đến ngày 9.10 cho thấy, toàn tỉnh có 6.983 tàu cá; 2.259ha ao, hồ, bãi triều, 31.692m3 nuôi lồng bè; 127ha sản xuất muối; 47.960 lao động bị ảnh hưởng (trong đó, lao động trực tiếp 44.280 người, lao động gián tiếp 3.680 người); số lượng hải sản tồn kho 1.789 tấn. Ước tính tổng giá trị thiệt hại trên 2.000 tỉ đồng, trong đó thiệt hại trực tiếp hơn 1.980 tỉ đồng". Song bên cạnh sự phối hợp của các hộ dân trong kê khai, thẩm định thiệt hại thì báo này cũng cho biết: "Hiện tại thị xã Kỳ Anh có 4 thôn của xã Kỳ Lợi người dân chưa hợp tác kê khai; 3 thôn ở xã Kỳ Hà mới kê khai được 15 - 30%". 

Điều này cho thấy, không có chuyện chính quyền không tổ chức đền bù cho người dân khi đã nhận được tiền đền bù từ Formosa. Chính thái độ thiếu hợp tác của các hộ dân giáo xứ Đông Yên đã khiến họ cho đến nay vẫn chưa được nhận đền bù như những đối tượng chịu thiệt hại khác. 

Một số nguồn tin đáng tin cậy tại đây cũng cho hay, trong bối cảnh tết Nguyên Đán sắp đến, không ít giáo dân tại đây đã tỏ ý muốn được nhận đền bù để lo tết trước mắt và tính tới vệc chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai. Vậy nhưng, những ý kiến này ngay lập tức bị Linh mục quản xứ Đông Yên Trần Đình Lai phản đối và hăm dọa. Vị chủ chăn này thậm chí còn tuyên bố rằng, những ai hợp tác với chính quyền để kê khai hoặc nhận đền bù sẽ bị đuổi ra khỏi giáo xứ; Linh mục cũng sẽ không bao giờ đến thực hiện các bí tích đối với những gia đình đó. Những ý tưởng hợp tác với chính quyền kê khai, nhận đền bù để lo tết vì thế cũng tiêu tan và không được thực thi. 

Chỉ còn gần nửa tháng nữa, tết Nguyên Đán Đinh Dậu năm 2017 sẽ đến. Nỗi lo về một cái tết thiếu thốn đang hiện hữu trong từng căn nhà người dân giáo xứ Đông Yên và cực chẳng đã họ lại phải thực hiện cái bài đã trở nên quá quen thuộc từ tháng 04 năm 2016 tới nay. Việc tái diễn lại trò cũ này vì thế cho thấy sự bế tắc của chính họ khi phải lựa chọn cuộc sống hay thần quyền. 

Nếu tết này giáo dân xứ Đông Yên đói khổ chắc chắn Linh mục Trần Đình Lai là kẻ có tội lớn nhất! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment