2016/12/19

GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH CỐNG: THẢM HỌA CỦA GIÁO DỤC

Các nhà dân chủ đang tận dụng tốt một số kẻ thoái hóa, biến chất ở nước ta, đặc biệt là số Đảng viên bị khai trừ, số cán bộ đã từng giư chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ta. Giáo sư Nguyễn Đình Cống là nhân vật khá nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng, từng nhiều năm đứng trên giảng đường để truyền đạt kiến thức cho sinh viên trong các ngành, nghề liên quan đến xây dựng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, vị giáo sư già này là ít tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, chuyển trọng tâm sang hoạt động chính trị, nhưng cái “chính trị” ở đây không phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển của nước nhà mà theo chiều hướng trái ngược hẳn.
GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH CỐNG: THẢM HỌA CỦA GIÁO DỤC
Món quà ra mắt mà ông lão Nguyễn Đình Cống trao cho lũ trẻ ranh dân chủ rởm là lá đơn xin ra khỏi Đảng với lý do không còn đi theo con đường mà Đảng Cộng sản đã lựa chọn, không còn giữ vững phẩm chất chính trị, biến chất, không xứng đáng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đương nhiên là Đảng ta sẽ khai trừ, không để cho những con sâu như Nguyễn Đình Cống tồn tại trong nội bộ, làm vấy bẩn danh dự, giảm sát chất lượng đội ngũ Đảng viên của ta được.
Cho đến bây giờ, Nguyễn Đình Cống mới chỉ là đối tượng non nớt, là kẻ bám theo các nhà dân chủ rởm học việc, chưa chính thức được chúng cho kết nạp vào hàng ngũ ăn tàn phá hoại do Việt Tân âm thầm chỉ đạo. Con đườngcủa Nguyễn Đình Cống chọn là thực hiện mọi thủ đoạn xuyên tạc, bôi xấu danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị nước ta, tuyên truyền những thông tin sai lệch nhằm làm xáo trộn tư tưởng, tạo dư luận xấu cho xã hội.
Sau khi bị khai trừ không thương tiếc khỏi Đảng, Nguyễn Đình Cống thường xuyên trả lời phỏng vấn của các đối tượng xấu. Nội dung phỏng vấn không hề đề cấp đến lĩnh vực xây dựng mà ông được phong đến học hàm giáo sư, chủ yếu chúng hướng đến những yếu tố liên quan đến chính trị, dân chủ, nhân quyền, những vấn đề này thì Nguyễn Đình Cống chỉ là một kẻ tầm thường, hiểu biết không hơn ai. Mới đây, qua cuộc phỏng vấn với đối tượng chống đối ở nước ngoài, Nguyễn Đình Cống đã khẳng định “muốn chấn hưng giáo dục phải thay đổi thể chế chính trị”, con đường cuối cùng mà Nguyễn Đình Cống muốn hướng đến là thay đổi chính trị nước ta.
Vị giáo sư già này đã quá lẩm cẩm mà quên mất rằng tư cách, danh dự của ông đã bị giảm sút quá nhiều sau những hành động ngoài lề, tay trái trước đây, không đúng chuyên môn khoa học. Rất nhiều sinh viên mến mộ ông vì trình độ kiến thức về ngành xây dựng rất uyên bác, nhưng đó không phải là sự mến mộ về trình độ chính trị của ông, tuy tuổi đời cao nhưng nhận thức chính trị còn non kém lắm. Mấy chục năm cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam nhưng Nguyễn Đình Cống là đưa ra một suy nghĩ sai trái về nền giáo dục Việt Nam “Sở dĩ có tình trạng tụt hậu là do mấy chục năm gần dưới chế độ toàn trị của đảng cộng sản, giáo dục đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, thực hiện một triết lý giáo dục xơ cứng, bảo thủ biến con người trở thành nô lệ”. Nhờ có nền giáo dục phù hợp với điều kiện, văn hóa Việt Nam nên đất nước ta mới phát triển nhanh chóng như vậy.
Việt Nam là một trong số ít đất nước trên thế giới có sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh. Sự tụt hậu của Việt Nam so với các nước phát triển ngày càng thu hẹp, đó là một kỳ tích khi những vết thương chiến tranh vẫn còn để lại. Nguyễn Đình Cống là người đã trải qua chiến tranh, từng nếm đau thương do chiến tranh đem lại, từng tham gia vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước mà lại không hiểu được vấn đề này. Đảng và Nhà nước ta luôn chọn lựa con đường phát triển đất nước đúng đắn nhất, con đường này phải phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện của đất nước ta. Có những thứ áp dụng ở nước ngoài rất tốt nhưng đem về Việt Nam áp dụng thì chỉ là thứ vứt đi, không phù hợp với nước ta.
Vì vậy, con sâu như Nguyễn Đình Cống hãy bớt phát ngôn bừa bãi đi, nếu không còn tâm huyết để cống hiến cho nước nhà thì về nghỉ ngơi an dưỡng tuổi gia, chứ đừng có chạy theo lũ trẻ ranh dân chủ đi phục vụ cho thế lực thù địch chống đối với Việt Nam.
Công Lý

No comments:

Post a Comment