2016/12/19

GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT LẠI VÀO ĐÔNG YÊN (KỲ ANH, HÀ TĨNH)


Chứng kiến việc Giám mục Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội liên tục có các cuộc viếng thăm và tặng quà giáo xứ Đông Yên (nơi được cho là rốn lũ và là nơi chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố Formosa vừa qua). Tôi đã nghĩ Giáo xứ Đông Yên thực sự được may mắn bởi chuyện một giáo xứ được Giám mục đến viếng thăm xưa nay đã là chuyện đại trọng thì việc được một Giám mục đến thăm, tặng quà nhiều lần lại càng đáng hiếm hơn. 

Đưa tin về hoạt động đến thăm giáo xứ Đông Yên trong dịp Giáng sinh của Giám mục Ngô Quang Kiệt hôm 18/12/2016, #GNsP cho biết như sau: "Chia sẻ niềm vui, đỡ nâng, khích lệ bà con ngư dân Đông Yên trong mùa Giáng Sinh, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến thăm và tặng quà cho bà con nơi đây, vào chiều ngày 17.12.2016.
Trong chuyến viếng thăm bất ngờ của Đức tổng Giuse, cha Phêrô Trần Đình Lai, Quản xứ giáo xứ Đông Yên và bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên cũ đã nhanh chóng quy tụ trước sân nhà thờ, hân hoan, rộn ràng chào đón ngài và phái đoàn trong sự kính trọng, vào lúc hơn 17 giờ cùng ngày.

Cùng đi với Đức tổng Giuse có quý cha thuộc Giáo phận Thái Bình và Thanh Hóa, quý đan sĩ Đan viện Châu Sơn, quý sơ Dòng Phaolô Ninh Bình và nhóm bác sĩ từ Hoa Kỳ về VN thăm khám bệnh cho người nghèo". 

Và như ở trên đã nói, có lẽ giáo xứ Đông Yên là giáo xứ đầu tiên ngoài Giáo phận Hà Nội và những giáo phận mà Giám mục Kiệt từng coi sóc được hưởng cái ân điển hiếm gặp này. Nhưng xem chừng cái ân điển đó không phải ngẫu nhiên mà Giáo xứ Đông Yên lãnh nhận được nếu không có sự cố do Công ty Formosa gây ra. 

Đồng ý rằng, với tinh thần sẻ chia những tổn thất và thiệt hại đối với bà con giáo dân thì chuyện những đoàn của bề trên như thế này đến gặp, động viên là cần thiết và đáng khích lệ. Vậy nhưng, cần nhớ rằng ngoài giáo xứ Đông Yên thì trên dải đất từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (4 địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường) còn có không ít những giáo xứ, giáo họ khác đang cần sự sẻ chia, động viên như thế. Và có thể điều họ cần lúc này không phải là những món quà mà là sự hiện diện của những đấng chăn chiên như Giám mục Kiệt. Song, dường như trong não trạng của vị Giám mục hưu dưỡng này lại lãng quên mất điều đó và thay vào đó ông đã 5 lần bảy lượt xuất hiện tại Giáo xứ Đông Yên. 

Với điều này, dư luận có quyền đặt những nghi vấn về động cơ trong những chuyến đi dài như thế (Để đến được giáo xứ Đông Yên, Giám mục Kiệt sẽ phải vượt hơn 350km, mất hơn 6 giờ đường bộ từ Ninh Bình đến Đông Yên – Hà Tĩnh). (1) Đó có thể là xuất phát từ sự cảm thương của vị Giám mục này đối với giáo dân xứ Đông Yên, nơi mà trước sự cố môi trường thậm chí Giám mục Kiệt còn chưa biết tới tên chứ đừng nói đến viếng thăm và tặng quà. Song, ngoài lí do này, dư luận cũng có quyền nói rằng, (2) Giám mục Kiệt đến Giáo xứ Đông Yên để kích động bà con giáo dân nơi đây chống lại chính quyền (?) và do những lần trước đó không đạt được mục đích nên Giám mục Kiệt vẫn cố công thực hiện bằng được với chuyến đi mới nhất này (?). Và riêng với nghi ngại (2)này cũng không quá khó để đưa ra những chi tiết mang tính gợi mở: 

Trong phần tường thuật của #GNsP về chuyến thăm của Giám mục Kiệt tới Đông Yên có nhắc tới chi tiết Giám mục Kiệt đã "dâng thánh lễ đồng tế cho hơn 200 bà con giáo dân còn sót lại trên mảnh đất hoang tàn, đổ nát do chính giới chức cầm quyền gây ra". Và tin chắc rằng, với một suy nghĩ cho rằng "việc hơn 200 bà con giáo dân còn sót lại trên mảnh đất hoang tàn, đổ nát do chính giới chức cầm quyền gây ra" thì dù không nói ra chúng ta cũng sẽ hiểu được Giám mục Kiệt sẽ nói gì với bà con. Tin chắc rằng, đó toàn là những điều kích động, bịa đặt và dối trá.

Bởi hơn 200 hộ giáo dân được nói đến trong sự hiện diện của Giám mục Kiệt là những người không đồng tình với việc đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án khu kinh tế Vũng Áng mặc cho Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã hoàn tất thỏa thuận với chính quyền, ban quản lý dự án trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng. Họ không phải là nạn nhân trực tiếp của Formosa. Cũng xin thưa rằng, chính hơn 200 hộ dân này là những người đã kéo ra tận trụ sở Tòa Giám mục Giáo phận ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để chất vấn Tòa Giám mục Giáo phận và cá nhân Giám mục về chuyện đền bù, bồi thường không thỏa đáng này. Và tất nhiên, dù cố công đến đâu nữa thì họ cũng không thể nhận được bất cứ câu trả lời nào từ người đứng đầu Giáo phận ngoài những hành vi xua đuổi và không tiếp. Xem thêm: Vụ việc tại giáo xứ Đông Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh): "Con giun xéo mãi cũng quằn"Còn đâu là sự tôn nghiêm của một Đức cha?

Nói như thế để thấy rằng, hơn 200 hộ giáo dân này nếu là nạn nhân thì là nạn nhân của sự bách hại từ Giáo hội mới đúng. Việc Giám mục Kiệt bất chấp bỏ qua sự thật của sự việc để nói rằng "... do chính giới chức cầm quyền gây ra"thì xem chừng hoặc là ông ta đã mất năng lực nhận thức hành vi hoặc chính ông ta đang cố công nhào nặn câu chuyện theo chiều hướng mà ông ta muốn và cần đến nó. Và nhìn cái cách ông đang thực hiện tôi nhớ lại hình dáng của một Ngô Quang Kiệt trước thời điểm năm 2009 trong vụ Thái Hà - Nhà Chung và cái kết buộc phải ra đi của Giám mục này. Rằng, tôi cũng hiểu thêm rằng, một mình thời gian chưa thể khiến cho một ai đó "cải tà, quy chánh" và từ bỏ được cái dã tâm bẩn thỉu của mình. Trường hợp Giám mục Kiệt là một ví dụ. 

Và khi viết đến đây, tôi đã tự nhủ rằng, nếu Giám mục Kiệt có một lòng nhân ái bao la thì tại sao ông không vào cùng với quân và dân những tỉnh đang chịu thiệt hại trực tiếp như Bình Định, Phú Yên để trao quà, để làm từ thiện. Hành động trao quà từ thiện tại Giáo xứ Đông Yên vì thế có thể là một cái cớ để ông ta có thể hợp lý hóa cuộc viếng thăm với động cơ chính trị của mình!

No comments:

Post a Comment