2016/04/18

NÓI KHÔNG VỚI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, LÃNH ĐẠO ĐÀ NẴNG MUỐN NÓI ĐIỀU GÌ?


Thông tin từ uỷ ban bầu cử TP Đà Nẵng cho hay trong danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội không có tên 3 lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng. 
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Nguồn: Báo Tuổi trẻ). 

Trên thực tế, đây không phải là trường hợp quá hiếm tại Việt Nam nhưng với hành động của mình, lãnh đạo chủ chốt tại TP "đáng sống nhất Việt Nam" muốn chuyển đến một bức thông điệp mà không phải ai cũng biết, ai cũng hiểu. Xin được chia sẻ để chúng ta cùng được thấy hành động "nói không với ứng cử Đại biểu Quốc hội" của ông Bí thư Nguyễn Xuân Anh, ông Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Võ Công Trí và ông Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP Huỳnh Đức Thơ không phải là điều gì đó quá dị biệt; rằng chuyện tham gia Quốc hội không phải là phương cách duy nhất để các cá nhân (dù là lãnh đạo hay không lãnh đạo) có thể đóng góp sức lực, trí tuệ cho đất nước.

Và rằng, người yêu nước là người tự xác định đâu là thế mạnh của mình để phấn đấu, mục đích cao nhất để có thể đạt đến chứ không phải lao vào đấy để ăn thua và khi không đạt được lại sinh ra cái bệnh phủ nhận sạch trơn; tự xem sự thất bại của mình là do bị đấu tố, có bàn tay của Chính quyền....
***

Đà Nẵng đang quyết tâm lấy lại diện mạo đã từng có dưới thời cố Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh. Đó là một thực tế mà không ai là không biết. 

Trong quá khứ, dù trên cương vị điều hành cao nhất của TP nhưng ông Thanh vẫn tham gia Quốc hội trên cương vị là Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng. Vậy nên, câu hỏi đặt ra là phải chăng, lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng không tham gia Quốc hội để tập trung hơn vào việc tái thiết lại Đà Nẵng sau một thời gian dài lâm vào trì trệ và xuất hiện nhiều vấn nạn tiêu cực, những vấn đề mà nếu không giải quyết sẽ đồng nghĩa với các hệ quả đáng tiếc và khó khắc phục hơn? 

Tôi cho rằng, đây là một lí do quan trọng nhất cho động thái từ chối ứng cử Đại biểu Quốc hội của lãnh đạo chủ chốt tại Đà Nẵng. Theo đó, lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng không chọn tham gia Đại biểu Quốc hội không phải là họ sợ không thể làm trọn vai của một đại biểu dân cử. Mà cái đáng quý của họ là biết sống vì những thứ lớn hơn, cần họ hơn. 

Chúng ta không phủ định sự quyết liệt, thẳng thắn đến độ khó tin của Bí thư Nguyễn Xuân Anh sẽ khiến Quốc hội khoá XIV trở nên chất lượng; các kỳ họp chính thức, không chính thức của Quốc hội sẽ được hâm nóng hơn bởi những vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của giới lãnh đạo TP đầu tàu miền Trung này, họ chấp nhận ở lại, chấp nhận không nhận lấy một sự vinh dự - một trọng tránh để làm tròn vai, làm tròn phận sự tại nơi mà vai trò của họ đang được xem là động lực, là nguyên nhân chủ quan hàng đầu trong công cuộc tái thiết Đà Nẵng. 

Một vấn đề nữa mà không thể không nhắc tới. Một trong những nội dung được đặt ra tại nhiều kỳ họp của Quốc hội là xuất hiện nhiều đại biểu kiêm nhiệm; và một khi sự chuyên trách chưa thực sự chiếm đa số thì khi đó chất lượng của Quốc hội nói chung, các kỳ họp nói riêng chưa thể được nâng cao. 

Mặt khác, sự kiêm nhiệm sẽ đẻ ra một hiện tượng là "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trong hoạt động của Quốc hội. Các đại biểu kiêm nhiệm sẽ bằng cách này, cách khác, né tránh các vấn đề liên quan đến mình hoặc khi mổ xẻ nguyên nhân hạn chế, tồn tại sẽ ảnh hưởng đến mình. Cho nên, việc Bí thư, Phó Bí thư Thường trực và Phó Bí thư kiêm chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói không với tự ứng cử Đại biểu Quốc hội cũng chính là nói không với hiện tượng sắm cùng lúc hai vai nói trên. 

Thiết nghĩ rằng, nếu những Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Kim Môn.... dành vài ba phút trong cuộc sống để đọc, để hiểu tại sao giới lãnh đạo Đà Nẵng từ chối, nói không với "tự ứng cử đại biểu Quốc hội" thì chắc chắn họ sẽ có một sự thay đổi lớn. Họ sẽ quay trở về với chính mình, nhìn nhận rõ hơn chính mình như cái cách đối diện của Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn sau thất bại vừa qua. 

Trở thành Đại biểu Quốc hội không phải là con đường duy nhất để một người yêu nước có thể đi đến cống hiến cho đất nước, quê hương bởi vẫn còn đó rất nhiều vị trí để cá nhân đó, con người đó có thể làm người tử tế. Và ngược lại, đó cũng không phải là một thứ mà những kẻ hám danh, cơ hội có thể vào để chống phá, để thực hiện mưu đồ cá nhân. 

Hãy phấn đấu trở thành Đại biểu Quốc hội khi thấy mình xứng đáng nhưng nếu vì mục đích khác thì tốt hơn nên dừng cuộc bởi vải thưa thì không thể che được mắt thánh! 

An Chiến

No comments:

Post a Comment