2016/04/18

02 người lạ mặt đến thăm anh Phong là ai?

Chiềng Chạ

Anh Phạm Thiện Minh Phong (Nguồn: Soha New). 

"Tối 15/4, chúng tôi vào bệnh viện 115 (TP.HCM) thăm anh Phạm Thiện Minh Phong, người bán hàng rong bị công an quật ngã.
Trước đó, bác sĩ giải thích, anh Phong đang chấn thương sọ não, xuất huyết não, còn choáng, tiên lượng thế nào chưa thể nói trước được, phải cách ly, rất hạn chế giao tiếp, chỉ đủ sức gật và lắc.
Trái ngược với suy nghĩ của tôi, quanh giường bệnh của anh Phong là cả nhóm người đông đúc.
Trừ 5 chị tiểu thương và bán hàng rong cũng như một cặp vợ chồng là bạn của Phong từ hồi nhỏ, còn có những người hành xử khá kỳ lạ.
Đó là hai người đàn ông khoảng trên 50 tuổi, to cao. Họ vào, không tự giới thiệu, cũng không hỏi thăm Phong, chỉ cầm điện thoại quay chụp rất cẩn thận.
Khi chiếc điện thoại lia đến chỗ tôi đang nói chuyện với một người bạn của Phong, tôi lưu ý anh ta dừng lại và hỏi anh tại sao lại quay hình tôi mà không xin phép.
Tôi đặt câu hỏi về hành động này của người lạ mặt kia nhằm mục đích gì thì anh ta lúng túng trả lời ngắt quãng: “Chỉ quay vậy thôi... Không làm gì hết... là một tổ chức từ thiện... nhân ái... tư nhân... ở một quận nhỏ...”.
Khi tôi hỏi tên tổ chức từ thiện đó thì anh ta tránh né.
Người đàn ông còn lại cũng đưa điện thoại quay hình. Sau khi tôi tỏ thái độ không vừa lòng với việc quay hình không xin phép, họ lẳng lặng quay thêm ít phút rồi rút lui.
Sau đó khoảng 45 phút, lại một thanh niên khoảng gần 30 tuổi đẩy cửa phòng bước vào. Anh chàng này trẻ hơn, da sạm đen, cháy nắng, trông khá lam lũ nhưng vẻ mặt cũng hiền.
Thấy chúng tôi đang hỏi chuyện Phong, anh ta nhìn sang rồi xuýt xoa: “Em từ Biên Hòa xuống đây.
Cũng là người lạ thôi nhưng đọc trên báo thấy tội nghiệp quá, đêm qua em khóc nguyên đêm. Tại vì thương ảnh như là người nhà mình vậy”.
“Thương như người nhà thì có phụ giúp gì không? Sáng giờ vợ anh coi anh mệt lắm rồi đó. Anh thương anh Phong vậy thì đêm nay thức canh anh cho vợ anh Phong ngủ đi nha”, phóng viên Phạm An của báo điện tử Trí Thức Trẻ, nửa đùa nửa thật nói.
Chúng tôi quay sang nhìn thì anh chàng kia im ru, cụp mắt nhìn xuống.
Lát sau, tôi nghe anh ta "căn dặn" cho Phong: “Anh không có được ký bất cứ giấy tờ gì nha, cũng không được nhận tiền nha” (tiền của Lương Việt Hà - anh công an quật ngã Phong trong clip - mang đến xin lỗi và gửi để vợ chồng Phong chi tiêu trong bệnh viện. Hà cũng xin nhận chi toàn bộ chi phí điều trị của Phong)". 

Qua nội dung được tường thuật, rõ ràng bằng cảm quan bình thường thì sẽ không quá khó để nhận ra những điểm nghi ngờ từ 02 vị khách đến thăm anh Phong tại bệnh viện. Họ không có mối quan hệ họ hàng gì với anh Phong và các thành viên trong gia đình và hành động họ thực hiện ngay khi tiếp cận anh Phong không phải là những lời hỏi thăm kiểu "thăm nom người bệnh thường thấy" mà là chụp ảnh. 


02 người này cũng không công khai tên của tổ chức từ thiện mà chỉ nói chung chung: "là một tổ chức từ thiện... nhân ái... tư nhân... ở một quận nhỏ...”. 

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là 02 người này là ai? và họ đến tiếp cận, quay phim, ghi hình ảnh Phòng tại bệnh viện nhằm mục đích gì khi lí do đến "thăm nom" đơn thuần đã bị loại bỏ? 

Trong câu chuyện xô xát giữa anh Phong và anh Công an có tên Lương Việt Hà, theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng là lỗi đều thuộc về hai bên. Bản thân anh Phong đã phải nhập viên sau đó, còn anh Công an Lương Việt Hà cũng đang bị đình chỉ công tác để chờ xem xét kỷ luật theo đúng quy định. Anh Hà và gia đình đã đến tận nơi để xin lỗi anh Phong và xin nhận chi toàn bộ chi phí điều trị của Phong. Tuy nhiên, theo thông tin nhận được thì anh Phong và gia đình vẫn chưa nhận tiền của Anh Hà để có chi phí điều trị mặc cho rất nhiều đã khuyên anh Phong và gia đình nên nhận. 

Đây là chi tiết được cho là hết sức khó hiểu trong câu chuyện mà bản thân cả hai đều không ai muốn? Sẽ chẳng có gì đáng phải nói nếu trong câu chuyện lỗi hoàn toàn thuộc về anh Công an Lương Việt Hà? Lỗi của anh Phong là không chấp hành, chống lại người thực thi công vụ, bản tính nóng nảy đã khiến anh Hà thay vì bỏ qua hoặc có một động thái ôn hòa thì đã chọn lựa ẩu đả để giải quyết câu chuyện. Chính vì vậy, lẽ ra anh Phong nên nhìn nhận việc anh Hà chủ động tới thăm nom, xin nhận toàn bộ chi phí điều trị là nghĩa cử "sửa lỗi" và có tính hàn gắn trong cái sự việc không ai muốn đã xảy. Và nói như tác giả bài viết - Phóng viên Hoàng Xuân thì: "Điều làm lành lặn vết thương là ngăn chặn không để những việc tương tự xảy ra, chứ không phải cố khoét sâu vào cái sai của một bên, lợi dụng những bức xúc của người dân để đẩy sự việc thành cơn cuồng hận không lối thoát". 

Anh Phong không nhận tiền của anh Hà dù cho xét trên mọi khía cạnh thì đều nên làm cùng với chi tiết xuất hiện 02 người lạ với những hành động hết sức khả nghi càng khiến cho câu chuyện trở nên li kỳ hơn. Song, từ sự trùng hợp đến ngẫu nhiên của hai sự việc này chúng ta có quyền luận suy rằng, tác nhân khiến anh Phong không nhận tiền từ anh Hà và gia đình chính là do 02 người đàn ông lạ mặt này? 

Trên thực tế, trong những câu chuyện tương tự xảy ra với chủ thể một bên là lực lượng, cán bộ Công an đây không phải là lần đầu tiên các chủ thể liên quan (như Anh Phong) đã không nhận bất cứ sự đền bù nào về mặt vật chất? Họ cũng không nhận lời xin lỗi từ chủ thể là công an cho dù họ biết chắc lỗi không hoàn toàn thuộc về chủ thể đối diện. Và trước đó, trong bản thân họ chưa bao giờ xuất hiện những đòi hỏi mà xét trên một khía cạnh nào đó là hết sức vô lối và ngỗ ngược. Sự thay đổi đó gắn với những cuộc viếng thăm mà chủ thể đến thăm là người họ chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ tiếp xúc. Họ chỉ được giới thiệu qua qua, đại khái về nhân thân, cơ quan đứng tên trước khi đi vào câu chuyện xoay quanh các cụm từ như "lên án", "bất công bằng" và đề nghị họ phải chủ động, quyết liệt trong đòi lại công bằng cho bản thân mình bằng mọi giá? Họ cũng được gieo thêm niềm tin rằng, sau họ có cả một lực lượng sẵn sàng đứng ra tranh đấu khi họ cần hoặc trong trường hợp bị thất bại thì họ vẫn được che chở và bao bọc! 

"Những viên thuốc bọc đường" như thế đã khiến họ từ những người rất đỗi vị tha và dễ chấp nhận cái sự "tốt cho cả hai" trở thành những kẻ hết sức khó thỏa hiệp hay thương lượng. 

Người viết đã cố công có một sự đối chiếu để nhận diện nhóm người là tác nhân cho sự thay đổi trên là ai thì mới hay nhận ra rằng, nó không khác gì cái cách làm của đám người trong Hội cứu lấy dân oan doMai Xuân Dũng cầm đầu. Nó cũng giống như cái cách mà đám Việt Tân hay thực hiện. Thủ đoạn của đám người trong hai hội nhóm trá hình này là triệt để lợi dụng các sự kiện xã hội nhạy cảm và thể hiện sự đối kháng giữa một bên là nhóm dân thường và bên kia là đại diện của chính quyền để kích động. Phương thức kích động của nhóm người này thông qua hai kênh hoặc là trực tiếp (cử người đến thăm nom và trực tiếp kích động) hoặc là gián tiếp (thông qua một chủ thể khác là người thân của đối tượng và các phương tiện như điện thoại, internet). 

Bằng các thủ đoạn, phương thức này chúng đã cố tạo ra một sự đối kháng, thậm chí là rạn nứt trong mối quan hệ giữa người dân và chính quyền các cấp. Và nếu có một sự đối chiếu xa hơn thì cũng với cách này, các đối tượng dân chủ tại Y Rắc, Li bi và nhiều nước Trung Đông dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Phương Tây đã vin vào để tiến hành các cuộc chính biến, bạo loạn lật đổ như đã xảy ra. Vậy nên, sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết của các chủ thể liên quan (như anh Phong) đôi khi là điều kiện hết sức thuận lợi để đám người này có thể hành động một cách dễ dàng và biến một sự việc, hiện tượng có tính cá nhân, mang tính riêng lẻ trở nên bản chất và hết sức to tát.

Trong tình huống 02 người lạ mặt đến thăm anh Phong tại bệnh viện, may mắn thay khi hành động của chúng đã gặp phải sự truy vấn, cảnh giác của các phóng viên các báo đến đưa tin. Tuy nhiên, với những gì đã qua (không riêng gì trường hợp anh Phong) đã đến lúc bản thân, gia đình của những người như anh Phong nên có một sự cảnh giác cần thiết, tự biết đâu là việc nên làm, không nên làm thì nên chăng từ chính quyền cũng cần có những giải pháp căn cơ hơn để loại trừ các điều kiện để đám "dân chủ", "chống đối" có thể thực hiện được ý đồ xấu của mình. Và nếu có thể thì các cơ quan chức năng (cụ thể là cơ quan Công an) cần có cơ chế "bảo vệ" như bảo vệ người cung cấp chứng cứ trong các vụ án!

No comments:

Post a Comment