2016/04/18

ÔNG TUẤN ĐÂU CÓ NÓI GÌ KHI NGUYỄN QUANG A THẤT BẠI


Trước khi bước vào Entry này xin được nói luôn là tôi kính trọng ông Tuấn (tiến sỹ Trần Đăng Tuấn ) và coi khinh ông A (Tiến sỹ Nguyễn Quang A). 

Một cái sự chúng ta rất dễ nhận thấy là sau thất bại của mình tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú (sau đây gọi tắt là hội nghị) thay vì nhận được sự an ủi, động viên của người khác như cái cách dư luận đến với Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3 của Ủy ban mặt trận tổ quốc TP Hà Nội. Nguyễn Quang A (A Nguyen Quang) đơn chiếc và lẻ loi đến nỗi tự mình gặm nhấm nỗi buồn và tự mình đưa nỗi buồn của mình đến với mọi người qua các stt trên FB cá nhân. 

Và tôi tin rằng, khi đó trên cương vị là một người ứng cử đại biểu Quốc hội tự do khác, Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn biết, hiểu được phần nào nỗi buồn của A nhưng ông đã im lặng. Bên cạnh lí do kiệm lời thì sự im lặng của Tiến sỹ Tuấn cho thấy Nguyễn Quang A không đáng được quan tâm. Vậy nhưng, từ FB của mình, Nguyễn Quang A lại tỏ ra quan tâm đặc biệt tới Trần Đăng Tuấn, một người có cùng điểm chung là có học vị Tiến sỹ (có chăng là khác chuyên ngành đào tạo).

Stt mới đây nhất sau sự kiện ông Tuấn bị dừng cuộc chơi và trở thành người quan sát trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới, A viết: "Các vị "đại cử tri" đảng cử đã tước đoạt quyền bầu cử của cả triệu cử tri thật bằng cách loại ông Trần Đăng Tuấn!". 

 
Một số hoạt động từ thiện của ông Tuấn (Nguồn: FB Phạm Ngọc Tiến). 

Là một người có học vị Tiến sỹ, tôi tin Nguyễn Quang A hiểu được khái niệm của sự tự trọng và danh dự của chính bản thân mình! Và khi mà người ta đã không nhắc đến mình trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nên chăng mình cũng nên chọn sự im lặng để đáp lại, dù sự im lặng đó mang hàm nghĩa tích cực hay tiêu cực đi nữa! 

Sự vô xỉ đã biến Nguyễn Quang A trở thành một kẻ thích chọc ngoáy vào câu chuyện của người khác bất luận họ có đồng ý hay cá nhân họ có những suy nghĩ tương đồng hay không? Và cũng xin thông tin thêm đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Quang A tham gia vào các sự việc mà ông Tuấn được biết đến với vai trò là chủ thể trung tâm. Còn nhớ, thời điểm tại thủ đô Hà Nội rộ lên chuyện đúng - sai sau quyết định chặt hạ 6700 cây xanh của ủy ban nhân dân Tp Hà Nội, tiến sỹ Trần Đăng Tuấn đã gửi tâm thư tới chủ tịch Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Thế Thảo. Và dịp ấy, với tâm thế của một kẻ luôn cố công tìm ra điểm xấu của chính quyền để thóa mạ, bôi nhọ nên Nguyễn Quang A đã nhanh chóng lao vào để tán dương ông Tuấn, ca ngợi ông Tuấn mà không quan tâm xem ông Tuấn gửi tâm thư chỉ để "xây dựng", là góp phần kiến thiết thủ đô ngày càng văn minh, đáng sống hơn chứ không phải để phủ nhận hay phá hoại? 

Lần này, dù Nguyễn Quang đến với Tiến sỹ Trần Đăng Tuấn dưới một câu chuyện khác, mang nặng ý nghĩa cá nhân hơn là các hoạt động cộng đồng mà ông Tuấn hay tham gia. Và đáng cười thay, thêm một lần nữa, Nguyễn Quang A lại giữ nguyên cái thói xét đoán người khác, ủng hộ người khác mà không thèm quan tâm họ nghĩ gì, nói gì về câu chuyện. Hay nói cách khác, Nguyễn Quang A đã cố tình sử dụng chính cái tâm thế, cảnh ngộ của bản thân vào câu chuyện của một người khác. 

Sau thất bại tại vòng hiệp thương thứ 3 do ủy ban mặt trận Tổ quốc Hà Nội tổ chức, trả lời các phóng viên báo chí tại một địa điểm làm từ thiện tại tỉnh Điện Biên về "thất bại" ông Tuấn đã cho đó là chuyện hết sức "bình thường", thậm chí trước đó ông đã đoán định trước mọi sự và không có bất cứ một lời lẽ có tính ăn thua nào. Và dù không nói ra nhưng thông qua hành động hậu thất bại của mình, ông Tuấn đã gửi tới dư luận một bức thông điệp mà thiết nghĩ không phải ai cũng có thể hướng được đến điều tương tự: Không thể trở thành Đại biểu Quốc hội nhưng vẫn có đó không ít việc có thể làm được điều ích nước lợi dân và Đại biểu Quốc hội không phải là con đường duy nhất để khiến người ta tiến đến các chân giá trị trong cuộc sống.
Về điều này, trong bài viết có tên: "Đại biểu không Quốc hội” và “Bộ trưởng không lên báo”, tác giả Bùi Hải đã viết như sau: "Và từ thời điểm bị loại này, tôi tin rằng những ý kiến của ông Tuấn, thậm chí còn có sức tác động tích cực đến xã hội lớn hơn trước đó.

Làm đại biểu Quốc hội sẽ đóng góp được nhiều, nhưng không chỉ có người ở cơ quan dân cử, mới có thể trở thành “đại biểu của nhân dân”.

“Công dân Trần Đăng Tuấn” đã trở thành vị đại biểu trong lòng dân khi gửi tâm thư chấn động đến Bộ trưởng GD&ĐT về chính sách cho mầm non, đến Bộ trưởng Nội vụ về quỹ “Cơm có thịt”, đến chủ tịch Nguyễn Thế Thảo về đề án triệt hạ cây xanh, gửi TGĐ hãng tin Nga RIA Novosti đề nghị gỡ bỏ bài báo xuyên tạc Việt Nam". 


Điều đáng tiếc ông Nguyễn Quang A đã không thèm đếm xỉa đển điều này. Tôi dùng từ "không đếm xỉa" chứ không phải là không biết bởi một người như Nguyễn Quang A thì ông thừa biết những điều đã chỉ ra ở trước khi tham gia vào câu chuyện của người khác. 

Như vậy, với việc thể hiện một thái độ không tương đồng, thậm chí là dị biệt về câu chuyện của một người khác, Nguyễn Quang A đã sắm vai của một kẻ không mời mà đến. Cái góc nhìn mà A đã chỉ ra về sự thất bại của ông Tuấn dù có đúng và khách quan đến mấy thì Nguyễn Quang A vẫn đang biến mình trở thành kẻ thiếu lòng tự trọng và hết sức vô sỷ khi không tôn trọng thái độ, cách ứng xử của chính người trong cuộc. 

Và nên chăng, sau tất cả những gì đã qua đã đến với mình - việc tự mình gặm nhấm nỗi buồn sau thất bại bết bát tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Nguyễn Quang A đã chấp nhận bỏ qua mọi giới hạn có thể cho phép chỉ để thanh minh cho cái sự thất bại được báo trước của mình! Cái sự thiếu lòng tự trọng, vô sỷ của một kẻ thủ đoạn vì thế càng trở nên khó chấp nhận hơn bao giờ hết!. 

An Chiến

No comments:

Post a Comment